Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Tuyển tập tác phẩm SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU qua 40 giọng ca vàng (pre75)
Đóng góp: MEM
1- Tình anh bán chiếu - Út Trà Ôn
2- Võ Đông Sơ - Minh Cảnh
3- Bạch Thu Hà - Lệ Thủy
4- Đợi chờ - Thanh Hương
5- Mưa rừng - Thanh Nga
6- Tần Quỳnh khóc bạn - Thanh Hải
7- Đêm khuya trông chồng - Út Bạch Lan
8- Lá trầu xanh Mỹ Châu
9- Xuân đất khách - Hà Bửu Tân
10- Đêm tàn Bến Ngự - Ngọc Giàu
11- Ai ra xứ Huế - Hương Lan
12- Hai sắc hoa tigon - Bạch Tuyết, Trung Chỉnh
13- Người đánh đàn trên sông Mỹ Thuận - Thanh Nhàn
14- Lắng tiếng mưa rừng - Phượng Liên
15- Viếng mộ cố nhân - Thanh Sơn
16- Cánh chim non - Hữu Phước
17- Thoại Khanh Châu Tuấn - Thanh Thanh Hoa
18- Hoa trôi dòng nước bạc - Kim Ngọc
19- Tiết Nhơn Quý - Hùng Cường
20- Vợ tôi đi lấy chồng - Thành Được
21- Trường hận - Minh Phụng
22- Má ơi con học đánh vần - Bo bo Hoàng
23- Ngày sau sẽ ra sao - Út Hiền
24- Chiều cuối tuần - Phương Quang, Thanh Trúc
25- Mưa trắng kinh kỳ - Ngọc Bích, Minh Đức
26- Hoa biển - Ngọc Hương, Trung Chỉnh
27- Bông ô môi - Tấn Tài
28- Bến vắng chiều thu - Kim Nguyên
29- Tiếng còi trong sương đêm - Diệu Hiền
30- Người bạn vừa quen - Thanh Tuyền
31- Nửa đêm thức giấc - Phương Dung
32- Vợ tôi quá xá - Hề Minh
33- Tâm sự Văn Hường - Văn Hường
34- Đồ Bàn di hận - Văn Cử, Thanh Nga
35- Tống tửu Ô Hắc Lợi - Ánh Hồng, Thanh Hải
36- Chuyến xe lửa Mỹ - Út Hậu, Út Bạch Lan
37- Quán nhỏ đầu làng - Minh Vương, Lệ Thủy

Nghệ danh : Thanh Nga
Tên thật : Juliette Nguyễn Thị Nga
Năm sinh : 1942–1978
Thành tích nghệ thuật :
Thanh Nga (1942–1978) là nữ nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.

Cuộc đời và sự nghiệp
Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi (tức ông Hội Đồng Lợi), mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ (tức bà bầu Thơ) trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.

Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ (không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ chức Đổng Lý Văn phòng của Bộ Thông tin trong Đệ Nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa (luật sư). Bà có một con trai với ông Lân là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).

Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
- Bầu Thơ (mẹ ruột)
- Năm Nghĩa (cha dượng)
- Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
- Hữu Châu (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
- Hữu Lộc (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
- Hà Linh (con trai)

Giải thưởng tiêu biểu
1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)

Vinh danh
- 1984: Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984 (theo Quyết định số 44-CT do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 25/1/1984).
- 2007: Một bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp diễn xuất của Bà đã được cựu diễn viên – nhà báo Lê Quang Thanh Tâm thực hiện với tên gọi "Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga" qua giọng đọc của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết do Đạo diễn Võ Văn Thanh Trí dàn dựng và Hãng phim MDC Entertainment thâu và dựng.
- 2015: Một con đường được vinh dự mang tên bà, đó là Đường Thanh Nga thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua đời
Đêm ngày 26 tháng 11 năm 1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng (còn gọi là rạp Gia Định) - nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, khoảng 23 giờ đêm, nghệ sĩ Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt do chồng bà cầm lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau cùng với con trai Cúc Cu[10] khi đó mới 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các, làm vệ sĩ bảo vệ Thanh Nga. Ngay khi xe dừng trước cổng nhà nằm trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) chiếc xe đậu ở gara, vệ sĩ Các bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc xe Honda 67 chờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống (thủ phạm bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga là tên cướp Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức), dùng súng ngắn P38 khống chế anh vào trong xe. Chúng tiếp tục uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Khi vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng liên tiếp nã đạn bắn chết cả hai rồi biến mất. Ông Lân chết ngay tại chỗ còn nghệ sĩ Thanh Nga thì vẫn còn hơi thở. Vệ sĩ Các ôm Thanh Nga lên xích lô ra thẳng Bệnh viện Sài Gòn nhưng đã quá muộn. Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mạng của Thanh Nga ở tuổi 36.

Những vai diễn nổi bật:
- Phà Ca (Sơn Nữ Phà Ca), Hương (Nửa Đời Hương Phấn), Xuyên Lan (Tiếng Hạc Trong Trăng), Giáng Hương (Sân Khấu Về Khuya), Dương Vân Nga (Dương Vân Nga), Quỳnh Nga (Bên Cầu Dệt Lụa), Trưng Trắc (Tiếng Trống Mê Linh)...
Nghệ sĩ diễn chung với Thanh Nga
Lệ ThủyMinh VươngDiệu HiềnÚt HậuNgọc BíchKim NgọcÁnh HồngMinh PhụngTấn TàiMinh CảnhBạch TuyếtNgọc GiàuÚt Trà ÔnNgọc HươngMỹ ChâuÚt Bạch LanThành ĐượcHữu PhướcThanh HươngThanh Thanh HoaHùng CườngKim NguyênPhượng LiênBo Bo HoàngHương LanÚt HiềnPhương DungVăn HườngThanh HảiHề MinhHà Bửu TânPhương QuangThanh NhànMinh ĐứcTrung ChỉnhVăn CửThanh Trúc

Hiện tại chưa có ai bình luận !