|
Tên đầy đủ:
Nguyễn Văn Minh
Ngày sinh:
Đang cập nhật
|
Đời thường nghệ sĩ:
Cuối năm 1955, sau khi bị liệng lựu đạn tại rạp Nguyễn Văn Hảo, đoàn cải lương Kim Thoa dọn về rạp Kinh Thành Tân định để chỉnh đốn lại gánh hát, ông bầu Nguyễn Huỳnh Phước thu nhận một nghệ sĩ trẻ tên là Nguyễn Văn Minh. Ông Nguyễn Huỳnh Phước khuyến khích em Nguyễn Văn Minh nên làm Hề Ca và đặt nghệ danh cho em là Hề Minh.
Tôi lúc đó cũng là soạn giả của đoàn Kim Thoa nên tôi cũng được mời dự vào ban tuyển chọn nghệ sĩ, tôi cũng đồng một ý kiến của anh Nguyễn Huỳnh vì Hề Minh nhỏ con, ốm nhom, mặt nhọn, mõ nhọn, em ca rất chắc nhịp nhưng giọng không trong mà lại có vẽ nhừa nhựa theo kiểu hát diểu của hề Thanh Hoài bên tân nhạc.
Hề Minh ca vọng cổ ngoài màn trong khi chờ cho bên trong dọn cảnh, tôi chọn cho em bài ca Tào Tháo kể ơn để em có dịp trổ tài ca nhanh, ca cà lăm và ca nhiều chữ, đó là kỹ thuật ca diểu mà các nghệ sĩ đàn anh như Tư Xe, Hề Lập, Hồng Châu thường sử dụng.
Đêm hát đầu tiên trên sân khấu của hề Minh là bài ca Tào Tháo Kể ơn, cả gánh hát lo âu theo dõi. Hề Minh ca cái miệng tía lia, nhưng rồi em cà lăm, cà mà cà mập nói không ra lời. Khán giả và người trong đoàn hát tưởng em khớp, sợ quá nên quên bài ca, tưởng em sẽ ca rớt nhịp vì còn vài chữ chót mà em cứ ca lấp ba lấp bấp, mọi người nín hơi lo cho em thì đúng lúc song lang gỏ em nhào vô đúng ngay chóc cái nhịp song lang.
Bà Bầu Kim Thoa thở phào nhẹ nhỏm, em vuồt ngực như vừa mới hết ngợp hơi, cái mỏ chu chu, cái đầu gật gật như vừa mới lập được một kỳ công, Khán giả vổ tay khen thằng nhỏ ca hay quá…
Hề Minh theo gánh Kim Thoa chưa tới sáu tháng thì gánh hát rã, vì bị trái lưu đạn ở rạp Nguyễn Văn Hảo, gánh hát Kim Thoa đi đến địa phương nào, khán giả cũng không dám đến xem hát vì họ sợ cũng bị liệng lựu đạn như đã xảy ra ở Saigon.
Hề Minh gia nhập gánh hát Hương Mùa Thu của Thu An. Hề Minh nhanh chóng được khán giả ưa thích, tên Hề Minh sáng chói không thua gì tên hề Kim Quang trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga. Hề Minh cũng được mời thu dĩa vọng cổ hài, tuy nhiên cái số của hề Minh không đỏ bằng hề Văn Hường.
Văn Hường hát cho đoàn hát Hoa Sen, rồi ký hợp đồng hát cho gánh hát Kim Chung nên hề Văn Hường thường xuyên hát ở Saigon, nhờ vậy mà Văn Hường được nhiều soạn giả viềt vọng cổ hài và tuồng diểu để cho Văn Hường thu thanh. Nhiều hãng diã cũng mời Văn Hường thu thanh vì anh không chịu ký thu thanh độc quyền cho bất cứ hãng dĩa nào.
Các soạn giả viết vọng cổ hài, tuồng một dĩa 33 tours hài cho Văn Hường ca có Yên Sơn, Nguyễn Phương, Văn Giai, Viễn Châu, Hoàng Việt, Loan Thảo và các hãng dĩa thu thanh giọng ca Văn Hường có hãng Hồng Hoa, Quê Hương, Capitol, Sơn Ca và Việt Nam.
Trong khi đó thì Hề Minh chỉ được một soạn giả duy nhứt là Thu An viết cho em ca vì đoàn Hương Mùa Thu thường đi lưu diễn ở miền Trung, mỗi năm ít nhứt là sáu tháng và ở các tỉnh miền Tây, vài tháng, vì vậy khi nào gánh hát Hương Mùa Thu trở về Saigon thì Hề Minh mới có cơ hội để đi thu dĩa. Khi nào hề Minh ca cho hãng Hồng Hoa thu thanh thì soạn giả Viễn Châu viết vọng cổ hài cho hề Minh ca.
Sau năm 1975, Hề Minh hát cho đoàn cải lương Saigon 1, thành công trong vai thầy pháo tuồng Ngao So Óc Hến của soạn giả Nguyễn Thành Châu. Anh cũng thủ vai thầy Pháp trong tuồng đoạn Tuyệt, khi trị bịnh cho con của Loan, anh đọc thần chú theo kiểu trừ tà rồi vô vọng cổ ca cà lăm khiến cho khán giả cười vở rạp. Khó có một nghệ sĩ nào thủ vai thầy Pháp hay hơn anh.
Ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1985, (Ất Sửu, tức ngày 26 tháng 9 dương lịch 1985), Hề Minh bị tai nạn xe và mất.
|
Con gái chị Hằng (trích đoạn 2) - Út Bạch Lan, Thanh Nga
Thanh Nga | Thể loại: CL Tâm lý xã hội | Lượt nghe: 9291
Thanh Nga | Thể loại: CL Tâm lý xã hội | Lượt nghe: 9291
Con gái chị Hằng [2-4] - Út Bạch Lan, Thanh Nga
Thanh Nga | Thể loại: CL Tâm lý xã hội | Lượt nghe: 1903
Thanh Nga | Thể loại: CL Tâm lý xã hội | Lượt nghe: 1903
Con gái chị Hằng [3-4] - Út Bạch Lan, Thanh Nga
Thanh Nga | Thể loại: CL Tâm lý xã hội | Lượt nghe: 2071
Thanh Nga | Thể loại: CL Tâm lý xã hội | Lượt nghe: 2071