Thanh Nga
Tên đầy đủ: Juliette Nguyễn Thị Nga
Ngày sinh: 1942–1978
Đời thường nghệ sĩ:
Thanh Nga (1942–1978) là nữ nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.

Cuộc đời và sự nghiệp
Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi (tức ông Hội Đồng Lợi), mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ (tức bà bầu Thơ) trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.

Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ (không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ chức Đổng Lý Văn phòng của Bộ Thông tin trong Đệ Nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa (luật sư). Bà có một con trai với ông Lân là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).

Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
- Bầu Thơ (mẹ ruột)
- Năm Nghĩa (cha dượng)
- Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
- Hữu Châu (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
- Hữu Lộc (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
- Hà Linh (con trai)

Giải thưởng tiêu biểu
1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)

Vinh danh
- 1984: Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984 (theo Quyết định số 44-CT do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 25/1/1984).
- 2007: Một bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp diễn xuất của Bà đã được cựu diễn viên – nhà báo Lê Quang Thanh Tâm thực hiện với tên gọi "Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga" qua giọng đọc của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết do Đạo diễn Võ Văn Thanh Trí dàn dựng và Hãng phim MDC Entertainment thâu và dựng.
- 2015: Một con đường được vinh dự mang tên bà, đó là Đường Thanh Nga thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua đời
Đêm ngày 26 tháng 11 năm 1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng (còn gọi là rạp Gia Định) - nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, khoảng 23 giờ đêm, nghệ sĩ Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt do chồng bà cầm lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau cùng với con trai Cúc Cu[10] khi đó mới 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các, làm vệ sĩ bảo vệ Thanh Nga. Ngay khi xe dừng trước cổng nhà nằm trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) chiếc xe đậu ở gara, vệ sĩ Các bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc xe Honda 67 chờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống (thủ phạm bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga là tên cướp Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức), dùng súng ngắn P38 khống chế anh vào trong xe. Chúng tiếp tục uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Khi vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng liên tiếp nã đạn bắn chết cả hai rồi biến mất. Ông Lân chết ngay tại chỗ còn nghệ sĩ Thanh Nga thì vẫn còn hơi thở. Vệ sĩ Các ôm Thanh Nga lên xích lô ra thẳng Bệnh viện Sài Gòn nhưng đã quá muộn. Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mạng của Thanh Nga ở tuổi 36.

Những vai diễn nổi bật:
- Phà Ca (Sơn Nữ Phà Ca), Hương (Nửa Đời Hương Phấn), Xuyên Lan (Tiếng Hạc Trong Trăng), Giáng Hương (Sân Khấu Về Khuya), Dương Vân Nga (Dương Vân Nga), Quỳnh Nga (Bên Cầu Dệt Lụa), Trưng Trắc (Tiếng Trống Mê Linh)...
Cánh hoa thời loạn
Thanh Nga | Thể loại: Ca cổ | Lượt nghe: 4122
 
Giã từ Đà Lạt
Hà Thanh | Thể loại: Tân cổ giao duyên | Lượt nghe: 4405
 
Hai lối mộng
Thanh Nga | Thể loại: Tân cổ giao duyên | Lượt nghe: 2750
 
Hận tình vương nữ
Thanh Nga | Thể loại: Ca cổ | Lượt nghe: 1287
 
Hồi chuông Thiên Mụ
Thanh Nga | Thể loại: Ca cổ | Lượt nghe: 3254
 
Mưa rừng
Thanh Nga | Thể loại: Tân cổ giao duyên | Lượt nghe: 4977
 
Quả tim bất diệt
Thanh Nga | Thể loại: Ca cổ | Lượt nghe: 4202
 
Xác pháo nhà ai
Thanh Nga | Thể loại: Nhạc trữ tình | Lượt nghe: 1508
 

BẢNG XẾP HẠNG AUDIO

  • Theo tuần
  • Theo tháng

BẢNG XẾP HẠNG VIDEO