Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn

Nghệ danh : Diệu Hiền
Tên thật : Lâm Thị Hiền
Năm sinh : 8/6/1945
Thành tích nghệ thuật :
Diệu Hiền (sinh năm 1945) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Bà được Nhà nước Việt Nam trao danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1993. Bà được mệnh danh là "Đệ nhất đào võ" của sân khấu cải lương Việt Nam.

Tiểu sử
Diệu Hiền tên thật là Lâm Thị Hiền, sinh ra trong gia đình 7 người con và bà là người con thứ 5 trong gia đình, chưa đầy 5 tuổi cha bà mất, bà theo mẹ lên Sài Gòn kiếm sống. Vốn mê hát từ nhỏ, năm bà lên 9 tuổi bà xin mẹ đi theo đoàn hát nhưng không được mẹ đồng ý, đến năm 14 tuổi bà mới được mẹ cho đi hát cải lương.

Khi vào đoàn Hoa Lan - Xuân Liễu, bà nhận những vai vô danh như nữ tì, quần chúng... Đến năm 1960, bà về hát cho đoàn Hoa Sen, được nghệ sĩ Hoàng Nô - cha ca sĩ Hoàng Lệ Nga - phát hiện năng khiếu. Từ đó, bà theo thầy học ca cổ vỡ lòng. Một lần diễn vở Hoa tàn trong am vắng, vì kép bất ngờ vắng mặt, soạn giả Hoàng Khâm đề nghị ông bầu cho bà thử vai, đổi từ nhân vật chú tiểu thành ni cô Diệu Hiền. Vai diễn gây ấn tượng với khán giả, ông bầu liền dán tên bà trên băng rôn là "Diệu Hiền". Từ đó, cái tên trở thành nghệ danh, gắn chặt cuộc đời bà.

Từ những năm thập niên 1960 - 1970, Diệu Hiền gia nhập với nhiều đoàn hát làm đào chánh như: Kim Chung, Thống Nhất... cùng với sự chỉ dạy của các nghệ sĩ gạo cội đi trước mà tên tuổi của bà trở nên nổi tiếng.

Sau năm 1975, sân khấu cải lương đi vào khó khăn, các nghệ sĩ phải theo các gánh hát đi diễn ở các tỉnh để mưu sinh. Đến năm 1979, bà gặp một tai nạn do hỏa hoạn đã khiến tay bà bị bỏng nặng, kể từ đó Diệu Hiền ít tham gia nghệ thuật hơn.

Cuộc sống gia đình
Nghệ sĩ Diệu Hiền kết hôn với nghệ sĩ Út Hậu, tuy nhiên, sau này hai người chia tay nhau chỉ sau một thời gian chung sống. Bà có 5 người con, trong đó chỉ có hai người lập gia đình, số còn lại đều dựa vào bà. Hiện nay Diệu Hiền đã chuyển vào viện dưỡng lão nghệ sĩ để sống, và sức khoẻ yếu.

Các vở diễn ấn tượng:
Nhụy Kiều tướng quân
Nữ tướng cờ đào
Người nhện xám
Thoại Khanh Châu Tuấn...

Các bài vọng cổ:
Tình cô thợ cấy
Tiếng còi trong sương đêm
Tâm tình người chinh phụ
Hy sinh
Ni cô và kiếm sĩ
Ni cô và gã ăn mày...

Sau 1975 cô hát lại hai bài vọng cổ của Thanh Hải và sư phụ Út Trà Ôn là Tần Quỳnh khóc bạn, Trụ Vương thiêu mình với giọng ca cao vút khiến khán giả tán thưởng và trở thành bài tủ của cô, đến nỗi đi đâu cô cũng hát hai bài này...
Nghệ sĩ diễn chung với Diệu Hiền
Minh VươngLinh HuệVũ Linh Phương Hồng ThủyBảo ChungQuốc Hòa

linhhueforever đã bình luận cách đây 9 năm
Làm clip công phu, hình nghệ sĩ đẹp quá
 
MEM đã bình luận cách đây 9 năm
Đã cập nhật đúng rồi đó Mamzoem!
 
MEM đã bình luận cách đây 9 năm
Hình của tuồng Người khách lạ mà audio của Lôi Vũ! hic
 
MEM đã bình luận cách đây 9 năm
Cám ơn mazoem, mình nhầm audio! hic
 
mamzoem đã bình luận cách đây 9 năm
tuong nay ko phai nguoi khach la,,, ae co ai co tuong nguoi khach la ko,,cho link minh nghe voi... linh hue va minh vuong ,vu linh ca hay