Năm Nghĩa
Tên đầy đủ: Lư Hòa Nghĩa
Ngày sinh: 1911-1958
Đời thường nghệ sĩ:
Nghệ sĩ Năm Nghĩa tên thật là Lư Hoà Nghĩa sanh năm 1911, tại Xóm Mới - Bạc Liêu , cha là Lư Văn Bửu , nguyên là một thầy giáo ở trường làng Vĩnh Lợi và mẹ là Nguyễn Thị Nghiệp, anh em tính ca trai lẫn gái đến 13 người. Theo thứ tự anh em ông đứng vào hàng thứ ba tên thật của ông là Hiển tên chữ là Hòa Nghĩa, vợ là cô Năm Đặng nên một số người gọi theo thứ của vợ thành Năm Nghĩa, ông dùng cái tên này làm nghệ danh.

Khi ông Năm Nghĩa được 15 tuổi, ông đã nổi tiếng danh ca nhờ có một làn hơi thiên phú và một kỹ thuật ca với giọng ơ ơ dứt câu rất là độc đáo, lại may mắn được sư Nguyệt Chiếu - một danh sư cổ nhạc ở Bạc Liêu thời đó nhận dạy đờn ca tài tử Bản Dạ Cổ Hoài Lang nhịp đôi của nhạc sĩ Sáu Lầu sáng tác năm 1918. Năm 1927, nhạc sĩ Tư Chơi tức soạn giả Huỳnh Thủ Trung đờn mở thành ra nhịp tư và viết bài ca “Tiếng Nhạn Kêu Sương”, Ông Sáu Lầu rất khen cách kéo nhịp giản ra của nhạc sĩ Tư Chơi mà không phá căn bản của bài Dạ Cổ Hoài Lang.

Năm 1934, bản Dạ Cổ Hoài Lang nhịp tư rất thịnh hành , nhưng danh ca Năm Nghĩa nghĩ cách kéo dài gấp đôi và sáng tác bài ca vọng cổ “Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa” nhịp 8. Bài hát đã đề cao tên tuổi của danh ca vọng cổ Năm Nghĩa, mở màn cho sự phát triển của bản vọng cổ, từ nhịp tám tăng lên thành nhịp 16, rồi nhịp 32, nhịp 64 sau nầy.

Nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ngành ca kịch cải lương tại nhà Hội nghệ sĩ ở đường Cô Bắc Nhạc sư Cao Văn Lầu đã phát biểu “Phải cám ơn thằng Năm Nghĩa, nếu nó không chế biến ra thành bản vọng cổ Bạc Liêu nhịp 8 thì bài Dạ Cổ Hoài Lang của tôi sẽ giống như các bài Oán, bài Nam bất biến. Cứ theo khuôn khổ đờn ca cũ như bao nhiêu bản cổ nhạc khác thì làm sao mà nó được phát triển và được cả mọi người ưa thích như ngày nay”

“ Văng vẳng tiếng chuông chùa” ra đời không lâu có một ông mê hát ở xóm Thiềng Đức (Vĩnh Long) đã bỏ vốn lập gánh để nghe Năm Nghĩa ca hát. Nhưng ông này không quen làm bầu nên chỉ diễn được vài nơi thì rã gánh.

Năm 1934 ông Năm Nghĩa lại được ông bầu Nguyễn Ngọc Cương mời về đoàn Phước Cương ở Mỹ Tho, vở hát đầu tiên là vở Gươm vàng máu đỏ.

Năm 1936, nghệ sĩ Năm Nghĩa đi hát cho gánh hát Hề Lập . đầu năm 1943, ông lại sang đoàn Nhạn Trắng, nhưng cuối năm đó ông về cộng tác cho đoàn Hậu Tấn, Ông Phạm Minh Tấn, quản lý rạp hát Thành Xương và là chủ nhân của năm căn phố bên hông rạp Thành Xương, ông mời hai danh ca Năm Nghĩa và Bảy Cao hợp tác, thành lập hai gánh hát đại ban, lấy bảng hiệu Hậu Tấn - Năm Nghĩa và gánh Hậu Tấn - Bảy Cao.

Năm 1948, gánh hát Hậu Tấn – Năm Nghĩa hát ở Tân Định, nữa đêm bị kẻ gian phóng hỏa thiêu rụi gánh hát. Sau đó năm 1949, nghệ sĩ Bảy Cao bị Công An bắt nhốt trong khám nên ông Ba Tấn cho rã hai gánh hát Hậu Tấn - Năm Nghĩa và Hậu Tấn - Bảy Cao. Và năm đó cũng là năm ông và cô Năm Đặng chia tay nhau.

Năm 1949, ông Năm Nghĩa thành hôn với bà Nguyễn Thị Thơ, bà Thơ là một phụ nữ giàu có ở đất Tây Ninh đã có một đời chồng và 3 con : Ns Hữu Thìn , nghệ sĩ tài danh Thanh Nga , Michel Nguyễn ,khi về với ông Năm Nghĩa thì hai người rất tâm đầu ý hợp . Hai người đã có năm con, gồm ba trai hai gái là: Ns Bảo Quốc, Chí Bình, Ánh Đào, Ánh Mai và Chí Tiên.

Năm 1950, hai ông bà dẫn con về Sài Gòn, lập gánh Thanh Minh. Hầu hết những danh ca và nghệ sĩ tài danh thời đó đều có hát cho đoàn hát như các nghệ sĩ Út Trà Ôn, cô Ba Kim Anh, Kim Chưởng, Thanh Loan, Thu Ba, Bé Hoàng Vân, Hoàng Giang, Kim Giác, Việt Hùng - Ngọc Nuôi, Phước Trọng - Thúy Nga, Văn Chung - Thanh Hương, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Minh Điển, Văn Ngà, Hữu Phước, Thành Được, Út Nhị, Út Hậu, Út Hiền, hề Kim Quang, hề Châu Hí, Tám Vân, Sáu Nhỏ, Vinh Sang, Bích Sơn...

Ngày 05 -12 - 1959 đoàn Thanh Minh đang diễn vở Người vợ không bao giờ cưới của soạn giả Kiên Giang thì Ông Năm Nghĩa đã từ trần tại nhà thương Grall -Sài Gòn do thổ huyết vì bịnh loét bao tử. hưởng dương 48 tuổi.
Đang cập nhật
Đang cập nhật

BẢNG XẾP HẠNG AUDIO

  • Theo tuần
  • Theo tháng

BẢNG XẾP HẠNG VIDEO