Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Mắt em là bể oan cừu 2-2
Đóng góp: Thanh Hậu
MẮT EM LÀ BỂ OAN CỪU
hay là THÀNH CÁT TƯ HÃN ======================== HUY HOÀNG, TÁO BẠO, DIỄM TÌNH, SÔI ĐỘNG, BI THƯƠNG Soạn giả: Vân An

======================== Diễn viên:
- Út Trà Ôn: Mã Khắc Sinh
- Hoàng Giang: Thành Cát Tư Hãn
- Minh Cảnh: Mã Khắc Uy
- Thanh Xuân: Linh Cơ Quận Chúa
- Diệu Hiền: Ngọc Mai Công Chúa
- Út Bạch Lan: Ngọc Hà Công Chúa
- Thu Hà: Hồng Đào
- Hữu Phước: Kim Vương

Tân nhạc: Toàn ban Thống Nhất.
Cổ nhạc: Năm Cơ (kìm), Văn Vĩ (violon), Bảy Bá (tranh, guitar).

Trình diễn trên sân khấu THỐNG NHẤT.

Đĩa hát Hồng Hoa phát hành trên dĩa hát 33 vòng trước 1975.

Sơ lược: Thiết Mộc Chân – Thành Cát Tư Hãn với tham vọng dùng bạo lực thống trị trên khắp hoàn cầu. Trong một lần xua đoàn binh bách chiến bách thắng tiến xuống phía đông nam. Nơi đó hắn dừng chân và sa vào đôi mắt đẹp của một trang tuyệt sắc giai nhân đất Kim Bang: Ngọc Hà công chúa! Nàng là vợ mới cưới của Nguyên soái Mã Khắc Sinh.

Mã Khắc Sinh bại trận đành phải dâng hiến người đẹp cho kẻ xâm lăng để mong cứu hàng trăm vạn dân lành khỏi bị tàn sát. Từ đấy Ngọc Hà công chúa phải cam ép mình làm vợ kẻ bạo tàn. Lắm khi nàng toan huỷ mình cho trọn kiếp nhưng vì thương giọt máu của tình duyên cũ nên nàng đành phải sống tủi nhục nơi cửa ngọc lầu vàng, còn chàng thì vùi cuộc đời trong căm thù điên loạn. Trong cảnh cô quạnh ấy, có lần chàng gặp một người đàn bà còn trẻ bi chồng phụ bạc đang đau khổ, cầu xin chàng chở che và an ủi, nhưng Mã Khắc Sinh không thể động lòng vì còn mang nặng hình bóng Ngọc Hà. Cuối cùng lòng trắc ẩn đã buộc chàng nhận lời nuôi dùm đứa con xấu số của người đàn bà bất hạnh kia.

20 năm sau, không ai ngờ một cuộc phục thù ghê gớm xảy ra giữa Mã Khắc Uy (Con nuôi của Mã Khắc Sinh) và Thành Cát Tư Hãn, mà kết cục người anh hùng chinh phục cả thế gian lại lãnh phần chiến bại trước một đứa trẻ vô danh. Chỉ trước khi nhắm mắt hắn mới biết đứa trẻ ấy không ai khác hơn là con trai của hắn!


Nghệ danh : Minh Cảnh
Tên thật : Nguyễn Minh Cảnh
Năm sinh : 1938
Thành tích nghệ thuật :
Năm 1959, vốn mê hát cải luơng, Minh Cảnh đã được ông Hai Sĩ dạy ca vọng cổ. Sau đó được nghệ sĩ vĩ cầm Văn Được hướng dẫn ca tài tử ở Đài Phát Thanh.
Năm 1960, ông được nghệ sĩ Văn Được và nhạc sĩ đàn cò Ngọc Sáu giới thiệu với bầu Long để theo hát ở đoàn Kim Chung. Trong thời gian này Minh Cảnh được nhạc sĩ Bảy Trạch dạy thêm nhiều làn điệu, rồi được ra sân khấu trong các vở: Người nghệ sĩ mù đất Hà Tiên, Phù Kiều Trường Hận, Tiếng cười Bao Tự, Tuyết Phủ Chiều Đông, Chiều thu sầu ly biệt…
Năm 1961, nghệ sĩ Minh Cảnh nổi danh với bài vọng cổ “Tu là cội phúc” của soạn giả Viễn Châu và bắt đầu được mời thu đĩa ở hãng Asia, các làn điệu vọng cổ của soạn giả Viễn Châu như: Võ Đông Sơ, Lưong Sơn Bá, Mưa trên phố Huế, Sầu vương ý nhạc, Chuyến xe lam chiều, Lưu Bình Dương Lễ, Lòng dạ đàn bà, Em bé đánh giày, Trái sầu riêng (với Mỹ Châu), Đời mưa gió, Ni cô và Kiếm sĩ (với Diệu Hiền), Người điên yêu trăng, Khóc cưòi, Hai bản đàn xuân (của Quy Sắc)….
Năm 1963, đoàn Kim Chung 2 được thành lập, Minh Cảnh chuyển sang đoàn 2 và nổi danh qua các vở: Manh áo quê nghèo, Bên cầu vọng thê, Lưỡi kiếm thần, Lời thơ trên tuyết, Bức hoạ da người, Bẻ kiếm bên trời, Hận đầu xanh, Bích Vân Cung kỳ án, Trinh nữ lầu xanh…
Nghệ sĩ Minh Cảnh cũng đã được mời đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Ông là người luôn tâm huyết với nghề, được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao và công chúng ghi nhận, một Minh Cảnh tài năng trên sân khấu.
Nghệ sĩ diễn chung với Minh Cảnh
Diệu HiềnÚt Trà ÔnÚt Bạch LanHữu PhướcHoàng GiangThanh Xuân (NS)Thu Hà

Hiện tại chưa có ai bình luận !