Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. romeo
    Avatar của romeo
    Khoảng năm 1966, đoàn hát Dạ Lý Hương khai trương tuồng Tuyệt Tình Ca của Hoa Phượng và Ngọc Điệp, muốn có một hình thức mới để quảng cáo đoàn hát, ông bầu Xuân nhờ ký giả Hoài Ngọc và Ngọc Linh viết bài lăng xê cô đào Bạch Tuyết và anh kép Hùng Cường. Ngọc Linh nói chỉ cần chọn một cái tên nào cho kêu để tặng cô đào Bạch Tuyết và một tên đối nghịch lại cho anh kép Hùng Cường thì lập tức sẽ gây được chú ý của khán giả. Ký Giả Hoài Ngọc tặng danh hiệu cho hai diễn viên Hùng Cường – Bạch Tuyết là cặp sóng thần nghĩa là khi đoàn Dạ Lý Hương hát ở đâu thì cặp sóng thần Hùng Cường – Bạch Tuyết sẽ tàn phá tất cả các đoàn hát nào hát gần đoàn hát Dạ Lý Hương.



    Ký giả Ngọc Linh nói:” Nghệ sĩ cải lương được phong tặng là Nữ Hoàng Sân Khấu Thanh Nga, Nữ Hoàng Sương Chiều Út Bạch Lan, Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn, Vua Vọng cổ Hài Văn Hường, Hoàng Đế dĩa Nhựa Tấn Tài, Lolita Mỹ Châu, Kỳ Nữ Kim Cương, Sầu Nữ Út Bạch Lan, Kiều Nữ Bích Sơn,, cái tên Sóng Thần không chỉ về người và chức vụ, vậy thì cho đào Bạch Tuyết một danh hiệu cũng không chỉ về người và chức vụ giống như kiểu tên Sóng Thần. Tôi chọn cho đào Bạch Tuyết mỹ danh là cải lương chi bảo, tức là vật quý nhứt của cải lương.”

    Cải lương chi bảo Bạch Tuyết thời Việt Nam Cộng Hòa nổi danh qua vai Lê Thị Trường An trong tuồng Tuyệt Tình Ca.

    Sau năm 1975, cô nổi danh khi nhà cầm quyền chế độ mới trưng bày tấm hình của cô chụp, một chân đạp trên quả bom, tay cầm phấn viết trên trái bom dưới cánh phi cơ chiến đấu câu: “Muốn có hòa bình, bỏ bom Bắc Việt”. Bức hình đó treo trong văn phòng của Trung tướng Không Quân T.V.M tại Tân Sơn Nhứt, quân Bắc Việt chiếm Saigon, tịch thu hình này, đem treo ở Phòng triển lãm tội ác Mỹ Ngụy ở nhà số 6 đường Lê Qúy Đôn. Cải Lương Chi Bảo Bạch Tuyết bị cấm hành nghề.

    Sau khi nữ nghệ sĩ Thanh Nga mất, cô Bạch Tuyết được Sở VHTT cho hành nghề trở lại để hát tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga. Nghệ sĩ Bạch Tuyết được nhà nước phong cho Bạch Tuyết danh hiệu nghệ sĩ ưu tú. Người ta không nhắc tới danh hiệu cải lương chi bảo của Bạch Tuyết nữa.

    Nữ nghệ sĩ Kim Tuyến vượt biên cuối năm 1979 tới Mỹ vào mùa xuân năm 1980, nữ nghệ sĩ Kim Tuyến hoạt động mạnh trên hai lãnh vực cải lương và tân nhạc. Cô Kim Tuyến biểu lộ khả năng điêu luyện trên cả hai lãnh vực nghệ thuật sân khấu đó, cô được đồng bào hải ngoại nhiệt liệt tán thưởng nên tặng cho cô danh hiệu Cải Lương Chi Bảo Hải Ngoại.

    Nữ nghệ sĩ Cải Lương Chi Bảo Hải Ngoại Kim Tuyến nhận được mỹ hiệu này do khán giả và các ký giả báo chí tự do ở hải ngoại phong tặng vì Kim Tuyến có tài năng xuất chúng trên lãnh vực biểu diễn cải lương, tân nhạc, thu video, phim ảnh, sáng tác các bài ca vọng cổ, vì Kim Tuyến đã biểu diễn không ngừng nghỉ, không mệt mõi qua các nước Hoa Kỳ, Canada, Nhật bản, Pháp, Úc Châu; và đặt biệt vì thái độ chính trị nhất quán của cô: yêu mến chế độ Tự do, dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa xưa không hề bị lay chuyển như cô nàng đồng danh hiệu đang ở Việt Nam.

    Nữ nghệ sĩ Kim Tuyến tên thật Nguyễn Kim Tuyến, sanh tại Saigon trong một gia đình trung lưu. Thân phụ cô là một thương gia, thân mẫu của cô là nữ nghệ sĩ tài danh Bích Liên. Bà giả từ sân khấu sau khi thành lập gia đình. Kim Tuyến thừa hưởng huyết mạch nghệ sĩ của mẹ nên có năng khiếu ca kịch từ khi cô còn quá nhỏ. Lên sáu tuổi, Kim Tuyến đã tham gia ca hát và diễn kịch trên sân khấu của nhà trường.

    Năm 1958, gia đình Kim Tuyến từ Saigon dời về tỉnh Vĩnh Bình mở cơ sở mua bán làm ăn.

    Năm 1962, dịp may đưa đến, đoàn cải lương Thống Nhất của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn hát ở Vĩnh Bình, mẹ của cô là nữ nghệ sĩ Bích Liên quen với hai nghệ sĩ kim bầu gánh Thống Nhất là Út Trà Ôn và Hoàng Giang, bà dẫn Kim Tuyến đến xin cho con được theo đoàn học hát. Lúc đó đoàn hát Thống Nhất đang diễn tuồng “ Tiếng Hát Muồng Tênh” của soạn giả Mộc Linh. Trong tuồng có một vai em bé, con của nhân vật kép độc do Hoàng Giang thủ diễn. Vai đào con có một lớp hát tình cảm và ca hai câu vọng cổ. Em bé được tập hát vai này không theo đoàn khi đoàn hát đi lưu diễn vì em không thể bỏ học ở Saigon. Anh Hoàng Giang định cắt bỏ vai này luôn để đoàn hát đừng bị động vì một diễn viên bé tí nhưng Kim Tuyến xin được hát thế vai đó. Mẹ của Kim Tuyến nhận bổn tuồng về dạy cho Kim Tuyến những câu đối thoại và hai câu vọng cổ ca với cha là Hoàng Giang.

    Sau buỗi cơm chiều của đoàn hát, bà Bích Liên dẫn Kim Tuyến đến sân khấu ráp tuồng với Hoàng Giang trong lớp diễn tình cảm đó, có một nhạc sĩ trong đoàn đờn cho Kim Tuyến ca.

    Đêm đầu tiên ra sân khấu, Kim Tuyến hát vai con của kép độc Hoàng Giang, Kim Tuyến đã diễn và ca một cách rất xúc động, lối diễn hồn nhiên và giọng ca vọng cổ vừa chắc nhịp vừa toát lên được nội tâm của con trẻ khi biết mình sẽ xa cha, đã gây xúc động mạnh cho khán giả, giúp hứng khởi cho kép Hoàng Giang diễn tuyệt vời trong cảnh cha con chia lìa trong tuồng “Tiếng Hát Muồng Tênh”.

    Sau đêm diễn đó, Kim Tuyến được nhận vào đoàn hát và anh Út Trà Ôn đã ký ngay giao kèo 10.000 đồng cho kép nhí Kim Tuyến để cô phải theo đoàn hát chớ không bỏ ngang như kép nhí trước đó. Bà Bích Liên xin phép cha của Kim Tuyến để bà được theo giúp con trong vài tháng đầu khi Kim Tuyến xa nhà theo đoàn hát.

    Kim Tuyến chánh thức cộng tác với đoàn hát Thống Nhất của ông bầu Út Trà Ôn đi diễn khắp các tỉnh huyện ở miền Hậu Giang. Các ký giả kịch trường và khán giả nhiệt liệt ngợi khen đào con Kim Tuyến qua các tuồng “Tiếng Hát Muồng Tênh” , “Đừng Giết Con Tôi”, “Đẹp Duyên Chùa Tháp”…

    Năm 1964, đoàn Thúy Nga ký hợp đồng rất cao giá để mời nữ nghệ sĩ Kim Tuyến về hát vai đào chánh thế cho nữ nghệ sĩ Ánh Hồng, hát các tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở, Ngưu Lang Chức Nữ…

    Năm 1965, đoàn Kim Chung - Bầu Long ký một hợp đồng cao gấp đôi hợp đồng của đoàn Thúy Nga để mời Kim Tuyến về hát chánh, hát cặp với nam nghệ sĩ Hùng Cường tại rạp Olympic qua các tuồng Người Đẹp Liêu Trai, Kiệu Hoa Lạc Lối Về, sau đó cặp diễn viên ăn khách nhất lúc bấy giờ là Hùng Cường và Kim Tuyến được đoàn hát Kim Chung đưa đi xuất ngoại, lưu diễn một tháng trời trong hội chợ Thái Luông tại Vientiane. Kim Tuyến trong vai Điêu Thuyền, nữ nghệ sĩ Kim Chung trong vai Lữ Bố tuồng Phụng Nghi Đình.
    Từ năm 1965 đến năm 1968, ông Bầu Long – đoàn Kim Chung bố trí cho Kim Tuyến đóng tuồng cặp với nhiều nam nghệ sĩ như Minh Phụng, Út Hậu, Phương Bình, nữ nghệ sĩ Kim Tuyến là ngôi sao nghệ thuật sáng chói bên cạnh các ngôi sao Mỹ Châu, Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, Diệu Hiền.

    Năm 1968, Tết Mậu Thân, chiến tranh lan vô nội thành Saigon, Chợ Lớn, Gia Định, và các tỉnh thành ở miền Nam khiến cho các đoàn hát cải lương không hát được vì lịnh giới nghiêm từ 10 giờ tối. Nhiều nam nghệ sĩ gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa như nghệ sĩ Hùng Cường, Thành Được, Diệp Lang, Hùng Minh, Thanh Sang, Thanh Việt, Tấn Tài, …nữ nghệ sĩ Kim Tuyến chính thức từ giã sân khấu cải lương để chuyển qua hoạt động trong ngành kịch nghệ. Cô cộng tác với các Ban thoại kịch Kim Cương của nghệ sĩ Kim Cương, Ban kịch Bảo Ân của nam kịch sĩ Bảo Ân, Ban kịch Phương Nam của soạn giả Nguyễn Phương, Ban kịch Nắng Mai, nữ nghệ sĩ Kim Tuyến thường xuyên xuất hiện trên màn ảnh nhỏ của Đài Truyền Hình Việt Nam băng tầng số 9 qua các vở tuồng Mạnh Lệ Quân, Sở Vân Cứu Giá, Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ, Men Rượu Sa Kê, Nắng Sớm Mưa Chiều, Cạm Bẩy Đô Thành, diễn cặp với nam nghệ sĩ Thanh Sang, Thành Được….
    Ngoài giờ thu hình Tivi, đóng kịch, Kim Tuyến còn ca tân nhạc thường xuyên tại các phòng trà, vũ trường Saigon như Moulin rouge, Victoria, Hồng Tá, Đồng Phát, Đường Sơn Quán Thủ Đức, Biên Hòa Club, Nha Trang Hotel với nghệ danh Lynh Trang. Những nhạc phẩm được khán giả và khách vũ trường yêu cầu cô hát nhiều nhất là “ Sang Ngang “, “ Lạy Trời Con Được Bình Yên “, “ Mùa Thu Lá Bay “, “ Tình Đầu Tình Cuối “.
    Năm 1969, khi cuộc hòa đàm Paris đang diễn ra trên thủ đô nước Pháp, nữ nghệ sĩ Kim Tuyến đã cùng với đoàn hát Kim Chung qua Pháp trình diễn suốt một tháng trời. Lúc trở về Việt Nam, Kim Tuyến gia nhập đoàn Văn Nghệ Hoa Tình Thương của tiểu đoàn 50 Chiến tranh chính trị thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cô đã đi hát phục vụ chiến sĩ ở hầu hết các tiền đồn hẻo lánh trong các dịp xuân về và các ngày lễ trọng đại. Liên tiếp trong hai năm 1972, 1973, Kim Tuyến theo đoàn Văn Nghệ của tiểu đoàn 50 chiến tranh chính trị đi trình diễn trong Hội chợ Thái Luông nước Lào.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Kim Tuyến và phần đông nghệ sĩ trong các tiểu đoàn 40, 50 chiến tranh chính trị và Biệt Đoàn Văn Nghệ không ra trình diện để đi học tập cải tạo theo lịnh nhà cầm quyền mới. Họ rời khỏi Saigon, về các tỉnh, nơi mà không có người biết trước đó họ có tham gia trong các đơn vị chiến tranh chính trị của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Các nữ nghệ sĩ Kim Tuyến, Tú Trinh, Giao Linh, Phương Hồng Quế, các nam nghệ sĩ Thanh Việt, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Duy Mỹ, Chế Linh, Duy Khánh, Nguyên Hạnh, Ngọc Gìao, Hoàng Biếu gia nhập đoàn thi ca vũ nhạc ảo thuật Ngọc Giao – Hoàng Biếu đăng ký hành nghề tại Sở VHTT tỉnh Cần Thơ. Các nghệ sĩ này vừa ca hát để kiếm sống qua ngày vừa tìm đường vượt biên.

    Đoàn ca vũ nhạc Ảo Thuật Ngọc Giao - Hoàng Biếu hoạt động được bốn tháng, Sở Văn Hoá Thông Tin tỉnh Cần Thơ quốc doanh hóa đoàn Ngọc Giao – Hoàng Biếu dưới bảng hiệu mới là đoàn ca nhạc tuyên truyền tỉnh Hậu Giang. Những nghệ sĩ Duy Khánh, Phương Hồng Quế, Chế Linh, Kim Tuyến, Tú Trinh, Cao Phi Long, Nguyên Hạnh, Thanh Việt rời đoàn. Người thì về Saigon tìm đoàn khác để đi, người thì vẫn tìm cách tạm sống để tìm đường vượt biên.

    Trong hai năm 1979, 1980, các nghệ sĩ Giao Linh, Chế Linh, Kim Tuyến, Phương Hồng Quế, nhạc sĩ Cao Phi Long, con trai của Phi Thoàn, các con của soạn giả Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Hoàng Khâm, Kiên Giang, Dạ Lý, con của nhạc sĩ cổ nhạc Ba Tu, Kim Nguyên vượt biên, định cư tại Hoa Kỳ, Canada,

    Các nghệ sĩ chiến sĩ như đại úy Hướng( tức nghệ sĩ cải lương Hương Sắc, anh ruột của nghệ sĩ Hương Huyền, cha của nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Hằng) cùng với thượng sĩ danh hài Khả Năng bị gạt đi trình diện học tập cải tạo đã bị tù cải tạo trong các trại tập trung Hàm Tân, Z 30D trong một thời gian 10 năm khổ sai. Các ca sĩ Thành Công, Chín Sớm, Ba Giàu, soạn giả Mộc Linh, Ngọc Điệp bị tù cải tạo 7 năm.

    Nữ nghệ sĩ Kim Tuyến phải sống lẫn tránh bọn công an phường, khóm, bọn công an bảo vệ an ninh chính trị, cô đã bỏ lại cả nhà cửa, gia sản ở Saigon, đi xuống Gành Hào, Đầm Dơi - Bạc Liêu, đến Đại Ngải - Sóc Trăng, trở lên Long Xuyên, qua nhiều lời mách bảo của các bạn và chi xài rất nhiều tiền của, vòng vàng nữ trang để tìm cho mình một con đường sống tự do, một chổ nhỏ nhoi dưới thuyền vượt biển. Cuối năm 1979, Kim Tuyến vượt biển thành công, định cư tại miền Nam Cali – Hoa Kỳ.

    Đầu năm 1980, khi Kim Tuyến mới đến Nam Cali, cô được nữ ca sĩ Tuý Hồng mời hát show đầu tiên tại Houston. Kế đó kịch sĩ Bảo Ân mời Kim Tuyến đi show liên tục với Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, La Thoại Tân, Trúc Mai, Trường Hải.

    Nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm từ Pháp sang cùng với Trung Tâm Thanh Lan mời Kim Tuyến thu băng video “ Nước Mắt Người Đi”.

    Biên tập viên Đài Truyền Hình Việt Nam Lê Việt Mai Yên và đạo diễn Trần Công Việt mời nữ nghệ sĩ Kim Tuyến thủ hai vai chính trong vở Tuyệt Tình ca diễn với Việt Hùng( vai ông Cò Quận 9 ), diễn chung với Dũng Thanh Lâm, Chí Thanh…

    Kim Tuyến đã quay video các tuồng cải lương Chiêu Quân Cống Hồ, Đời cô Hương, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Tướng Cướp Bạch Hải Đường, Tấm Lòng Của Biển, Quân Vương Và Thiếp…

    Nữ nghệ sĩ Kim Tuyến cũng tham gia thực hiện nhiều băng video thoại kịch, thu hình vở Dưới Hai Màu Áo, Tiếu Vương Hội 5, 6, Hát cho Tình Yêu, Cô Thắm Về Làng và băng video “ Hát Cho Tình Yêu 2 “

    Song song với các chương trình biểu diễn cải lương, thoại kịch, ca tân nhạc thu video hay show diễn trên sân khấu, Kim Tuyến còn thu băng ca nhạc riêng cho mình như băng nhạc Kim Tuyến 1: Tình Thiên Thu, và băng Kim Tuyến 2 : Gữi Cho Anh Chút Nắng. Kim Tuyến đã hát cho nhiều Phòng Trà ở miền Nam Cali Hoa Kỳ, Kim Tuyến đi diễn nhiều show ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc Châu, Nhật Bản và Canada.

    Nữ nghệ sĩ Kim Tuyến được tặng mỹ hiệu Cải Lương Chi Bảo Hải Ngoại vì cô thật sự là một diễn viên giỏi cả về cải lương lẫn thoại kịch. Cô cũng là một ca sĩ được khán giả ái mộ nhiều trong các phòng trà miền Nam Cali, ở các show diễn đặc biệt trên các nước Úc Châu, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản và Canada.

    Có thể nói Kim Tuyến là một trong một số ít nghệ sĩ vượt biên có thể sống một cách khá sung túc nhờ vào tài ca diễn. Kim Tuyến hoạt động trên nhiều lãnh vực nghệ thuật, vừa có nhan sắc, vừa tánh tình dễ thương, được bạn nghệ sĩ, khán giả và những nhà tổ chức show diễn hay các chủ hãng thu băng hình video thương mến nên Kim Tuyến được mời trình diễn nhiều nơi, nhiều show liên tục. Ngoài ra chồng của Kim Tuyến có businesse riêng khiến cho Kim Tuyến có cuộc sống sung túc để có thể toàn tâm toàn ý cống hiến tài năng và thì giờ cho nghệ thuật ca hát.

    Lúc còn ở Việt Nam, Kim Tuyến thường đóng kịch trong Ban Phương Nam do tôi phụ trách ở đài truyền hình kênh số 9. Kim Tuyến cũng đóng những kịch của tôi sáng tác cho Ban kịch Kim Cương, ban kịch Thẩm Thúy Hằng và Ban kịch Sống Tuý Hồng nên tôi thường có mặt trong lúc tổng dượt để góp ý cho vở kịch được hoàn chỉnh. Tôi trực tiếp chỉ dạy các nghệ sĩ khi họ tập dượt và thu hình các vở cải lương do tôi sáng tác cho các Ban Dạ Lý Hương, Ban Phụng Hảo, Ban Nhị KIều – Tám Vân nên Kim Tuyến và các nghệ sĩ thường gọi tôi bằng chú, bằng thầy hoặc gọi là Ba( dưỡng phụ). Khi tôi gặp lại Kim Tuyến và biết được quá trình hoạt động sôi nổi của Kim Tuyến trên nhiều lãnh vực sân khấu ở hải ngoại, tôi hỏi Kim Tuyến:” Chú thấy con rất thành công về nghệ thuật biểu diễn tân nhạc và cải lương ở hải ngoại trong một thời gian liên tục hơn ba mươi năm ở hải ngoại, con có thể cho chú biết là con có bí quyết gì không? Hay là có động lực tinh thần nào đã giúp cho con có được một sự cố gắn bền bĩ như vậy không?”
    Kim Tuyến suy nghĩ giây lâu rồi mỉm cười, một nụ cười cố hữu tôn thêm nhan sắc quyến rũ của Kim Tuyến:” Con nghĩ là khi nhớ lại những năm cuối thập niên 70, khi con và vài bạn nghệ sĩ phải sống trốn lánh bọn công an cộng sản, chui rúc trong các làng mạc hẻo lánh, gần các bờ biển. mom sông để tìm đường vượt biên, con tự dặn với lòng là khi ra được nước ngoài, thoát khỏi sự kềm kẹp thống trị của cộng sàn, con sẽ tự xem mình như ngày nào con còn là nghệ sĩ - chiến sĩ trong đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương của tiểu đoàn 50 chiến tranh chính trị, con đã đem tiếng hát lời ca đến an ủi, nâng cao tinh thần các chiến sĩ ở các tiền đồn hẻo lánh nơi các miền rừng núi xa xôi. Ở hải ngoại, con muốn đem tiếng hát tự do đến với đồng bào mình ở các nước mà con có dịp đến đó, để ca hát giúp vui cho đồng bào, để tăng thêm tình yêu quê hương. Thêm nữa, con nghĩ mình đã gắn liền cả cuộc đời với ca nhạc, với sân khấu nên ngày nào con còn được ca hát, còn biểu diễn nghệ thuật, con thấy đời con được tràn đầy hạnh phúc nhất là nhận được cảm tình của khán giả. Đó không biết có phải là động lực đã giúp cho con tinh thần cố gắn, gìn giữ được nhan sắc và tăng thêm khả năng nghệ thuật không? Con nghĩ cũng như bao nhiêu nghệ sĩ khác là con sẽ vô cùng hạnh phúc khi được trọn đời phục vụ cho nghệ thuật nhất là ở những miền đất có tự do dân chủ.”

    Nghe Kim Tuyến tâm sự, tôi bỗng nhớ bao nhiêu nghệ sĩ ở trong nước và ở hải ngoại mà tôi có dịp gặp, chuyện trò tâm sự, phõng vấn họ, nghệ sĩ nào cũng có một ước muốn rất nhỏ nhoi, khiêm tốn là được trọn đời phụng sự cho nghệ thuật. Suốt đời họ từng đóng những vai ông vua, bà chúa, hoàng hậu, công nương mà khi họ kể lại hy vọng suốt đời của họ, tôi chưa bao giờ nghe họ có một ước vọng được làm quan chức gì cả.

    Họ chỉ mong được sống để biểu diễn trên sân khấu và chết trên sân khấu mà thôi. Một ước vọng tầm thường, nhỏ nhoi như vậy, chân thành và đầy tình người, tình nghệ thuật như vậy, vậy mà các nghệ sĩ cải lương còn kẹt lại ở trong nước khó mà thực hiện được ước vọng nhỏ nhoi đó. Nhà cầm quyền đã phá hết những rạp hát, đã làm cho nghệ thuật cải lương chết dần mòn, họ muốn chôn vùi sân khấu cải lương, một nghệ thuật đặc sắc của dân tôc.

    Nghệ sĩ muốn được hát, muốn được sống chết với sân khấu nhưng còn chế độ CS thì ước muốn riêng của giới nghệ sĩ không thể thực hiện được mà phải chịu ép theo “định hướng chính trị” của đảng.

    Ngày xưa, trước năm 1975, nghệ sĩ là người của công chúng, được khán giả tặng cho danh hiệu Vua Vọng Cổ, nữ hoàng sân khấu, cải lương chi bảo…bây giờ nghệ sĩ phải là công cụ tuyên truyền của đảng nên dân không còn khen tặng cho nghệ sĩ nữa, mà nhà nước phong cho là nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân. Các danh từ nghệ sĩ ưu tú hay nhân dân gì đó giống như những chức tước làm công chức, làm nhân viên của nhà nước, nghệ sĩ chắc thật lòng không ai màn đến vì có kèm cái chức đó người ta nghĩ ngược lại cái danh từ “ có chức “ là C…chó!.

    Ôi Buồn biết bao!!!

    Soạn giả Nguyễn Phương.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 7 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    MEM (26-03-2013), Thanh Hậu (27-03-2013)

  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Nữ nghệ sĩ Kim Tuyến có một người con gái cũng theo nghiệp hát của mẹ, nhưng là bên lĩnh vực ca nhạc. Đó là nữ ca sĩ Hoàng Lan, nổi tiếng với các bản nhạc trữ tình - quê hương tại hải ngoại.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 7 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    MEM (26-03-2013), Thanh Hậu (27-03-2013)

  5. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    trong giới nghệ sỹ . các cô đào cải lương có đôi mắt to đẹp mychau . nhưng mychau không đẹp bằng nghệ sỹ kimtuyen . nữ nghệ sỹ kimtuyen trước 75 là vợ của nghệ sỹ hoaitrucphuong . hiện nay hoaitrucphuong là tía kế của nữ nghệ sỹ tieuphung . con cố nghệ sỹ minhphung .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 6 Users Say Thank You to 10Cuong For This Useful Post:

    MEM (26-03-2013), Thanh Hậu (27-03-2013)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Ai có tuồng nào có Kim Tuyến hát ko ta?

    Mà bài này đọc quen quen, hình như đọc ở đâu rồi thì phải?!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  9. MEM
    Avatar của MEM
    Mem tìm ra rồi, Romeo đã post bài này vào 16.7.2011.

    Mem gộp bài này vào bài của Romeo nhe Thanh Hương.

    Mai mốt Hương làm vậy để khỏi trùng nè: Trước khi post bài mới thấy hay, Hương vào Tìm kiếm chi tiết, điền tên nghệ sĩ vào, nếu tựa đề có tên nghệ sĩ luôn thì để trong ngoặt kép và chọn tìm trong tựa đề sẽ dễ hơn.

    Chờ đọc các bài mới của Hương nhe!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  11. Thanh Hương
    Avatar của Thanh Hương
    Đúng rồi, chứ Hương mà biết thì sẽ không đăng đâu, thôi để mốt Hương làm nhạc thôi!! Sẽ phân tích dài dài chút vì Hương biết anh MEM khoài đọc hơn nghe, đọc hay rồi mới nghe hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hương For This Useful Post:

    MEM (26-03-2013)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Hihi, nếu có bài hay thì cứ post thôi, đừng ngại, thao tác riết cũng nhanh và dễ lắm.

    Còn viết bài phân tích các vở hay thì quá tuyệt, anh khoái đọc lắm. Vừa đọc vừa nghe để đồng cảm hoặc phản biện (nếu có).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  15. nguoisaigon
    Avatar của nguoisaigon
    cám ơn đào Thanh Hương. Soạn giả Nguyễn Phương bị thiếu 1 chi tiết nhỏ xíu hà, hihihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to nguoisaigon For This Useful Post:


  17. MEM
    Avatar của MEM
    Anh NSG có audio nào của Kim Tuyến ko anh?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  19. nguoisaigon
    Avatar của nguoisaigon
    Bầu MEM, theo thông tin của Thanh Hương thì trước 75, KT cũng khá nổi tiếng, mà sao hông có thu tiếng để lại ta. Sau 75, khi ra hải ngoại thì KT mới được mời thu nhiều, hic, mà kỹ thuật thu hình những năm 8 mấy ở hải ngoại thì...í ẹ. NSG có coi qua Tuyệt Tình Ca, KT đóng 2 vai với Việt Hùng, nhưng thiệt sự thì không có cảm xúc.
    KT ca nhạc thì trên mạng có quá nhiều rồi đó bầu MEM, hic.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 5 Users Say Thank You to nguoisaigon For This Useful Post:

    MEM (26-03-2013)

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL