1. Chào mừng bạn đến với CLB Yêu Cổ Nhạc ANH EM ! Nếu đây là lần đầu bạn tham gia, để có thể cùng mọi người chia sẻ các vở cải lương hay hoặc thảo luận về các vấn đề trên diễn đàn vui lòng ĐĂNG KÍ thành viên !
MEM - Hãng dĩa Quê hương
▬ Dĩa Hát Quê Hương 1005 - Người Phu Xích Lô Đạp | Tâm Sự Người Yêu Lính Thủy (1969)

NGƯỜI PHU XÍCH LÔ ĐẠP
Soạn giả: Văn Giai
Đờn : Văn Vĩ - Năm Cơ
Trình bày: Bạch Tuyết, Minh Phụng
Hãng dĩa QUÊ HUƠNG thu trên dĩa nhựa 45 vòng số hiệu K.D 1460-BTT và phát hành ngày 09/4/1969, dĩa số Q.H 1005 - A.

TÂM SỰ NGƯỜI YÊU LÍNH BIỂN
Tân nhạc: Trường Sa
Vọng cổ: Thanh Quan
Trình bày: Thanh Tuyền
Ban nhạc: Văn Vĩ, Năm Cơ và ban tân nhạc Trọng Danh

Hãng dĩa QUÊ HUƠNG thu trên dĩa nhựa 45 vòng số hiệu K.D 1855-BTT và phát hành ngày 05/3/1969, dĩa số Q.H 1005 - B.







MEM - Hãng đĩa Lam Sơn
▬ Dĩa Hát Lam Sơn 78 Vòng - Ngược sóng Vàm Cỏ Tây
Soạn giả: Lê Văn Đương
Trình bày: Út Hậu
Dàn đờn: Hai Thơm (guitar), Năm Vĩnh (kìm)
Theo thông tin trên, dĩa nhãn viền trơn này phát hành trong giai đoạn 1950-1960.

MEM - Hãng đĩa Lam Sơn
▬ Dĩa Hát Lam Sơn 78 Vòng - Vó Ngựa Cầu Thu
Soạn giả: Viễn Châu
Trình bày: Minh Chí, Ngọc Giàu
Dàn đờn: Bảy Bá (guitar), Văn Vĩ (violon)
Theo thông tin trên, dĩa nhãn hồng này phát hành năm 1959, lúc đó cô Ngọc Giàu khoảng 14 tuổi (sinh năm 1945), Minh Chí khoảng 35 tuổi (sinh năm 1924).

MEM - Hãng đĩa Lam Sơn
South Vietnamese record label founded in the mid-1950s, with its main office located at 215 Đại lộ Khổng Tử, Saigon. The label specialized in traditional Vietnamese music, particularly cải lương and vọng cổ, and featured many renowned artists, including Hữu Phước, Văn Hường, Thành Được, Út Bạch Lan, and the legendary traditional music trio Năm Cơ - Bảy Bá - Văn Vĩ.

Though documentation on the label is scarce, Lam Sơn Records was considered one of the most prominent shellac record labels in South Vietnam during the late 1950s and early 1960s. It stood alongside other major labels such as Asie Electrics, Viet Nam Records, and Hồng Hoa Records, the latter of which collaborated with Lam Sơn to distribute its records through Hồng Hoa's retail stores across Saigon.

Production at Lam Sơn Records began to decline in the mid-1960s and ceased entirely by the late 1960s, with the last known records produced around 1968.

Lam Sơn did use catalog numbers, which can be determined by the first 3 numbers before the letter F, written in the matrix runout (according to the book Longing for The Past, the 78RPMS era in Southeast Asia), but due to lack of documentation it is challenging to determine the exact year of release. However, the label design provides useful clues for dating records:
  • Mid-1950s to 1960 – Labels feature a smooth border, catalog number goes from 1 to around 400
  • 1959 Releases – Labels are bright pink with a smooth border, catalog number is around 450-499
  • 1960 and later – Labels have a decorative geared border design, used until the label ceased production. Catalog Number unclear but generally above 500.
Determining the year of releases of more titles requires both the physical disc for the matrix number and the advertisements found on record sleeves.

------------------------------------

Hãng thu âm miền Nam được thành lập vào giữa những năm 1950, có trụ sở chính đặt tại 215 Đại lộ Khổng Tử, Sài Gòn. Hãng chuyên về âm nhạc truyền thống Việt Nam, đặc biệt là cải lương và vọng cổ, và có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hữu Phước, Văn Hường, Thành Được, Út Bạch Lan và bộ ba nhạc truyền thống huyền thoại Năm Cơ - Bảy Bá - Văn Vĩ.


Mặc dù tài liệu về hãng đĩa này còn khan hiếm, Lam Sơn Records được coi là một trong những hãng đĩa shellac nổi tiếng nhất ở Nam Việt Nam vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Hãng này sánh vai cùng các hãng đĩa lớn khác như Asie Electrics, Viet Nam Records và Hồng Hoa Records, hãng sau đã hợp tác với Lam Sơn để phân phối đĩa nhạc của mình thông qua các cửa hàng bán lẻ của Hồng Hoa trên khắp Sài Gòn.Hoạt động sản xuất tại Lam Sơn Records bắt đầu suy giảm vào giữa những năm 1960 và ngừng hẳn vào cuối những năm 1960, với những đĩa nhạc cuối cùng được sản xuất vào khoảng năm 1968.

Lam Sơn đã sử dụng số danh mục, có thể xác định bằng 3 số đầu tiên trước chữ F, được viết theo ma trận runout (theo sách Longing for The Past, kỷ nguyên 78RPMS ở Đông Nam Á), nhưng do thiếu tài liệu nên rất khó xác định năm phát hành chính xác. Tuy nhiên, thiết kế nhãn cung cấp manh mối hữu ích để xác định niên đại hồ sơ:
  • Giữa những năm 1950 đến 1960 – Nhãn có viền trơn, số danh mục từ 1 đến khoảng 400

  • Phát hành năm 1959 – Nhãn có màu hồng tươi với viền trơn, số danh mục khoảng 450-499




  • 1960 trở đi – Nhãn có thiết kế viền bánh răng trang trí, được sử dụng cho đến khi nhãn ngừng sản xuất. Số danh mục không rõ ràng nhưng nhìn chung là trên 500.



Xác định năm phát hành của nhiều dĩa đòi hỏi cả đĩa vật lý cho số ma trận và quảng cáo được tìm thấy trên vỏ đĩa.
MEM - Tôn Tẩn giả điên - VC nhịp 16
MỜI NGHE phiên bản ÚT TRÀ ÔN - TÔN TẨN GIẢ ĐIÊN (Nhịp 16)
Đây là đoạn trích 4 câu của bài hát trong bộ đĩa Longing For The Past: The 78 RPM Era In Southeast Asia.
MEM - Tôn Tẩn giả điên - VC nhịp 16
Tôn Tẩn giả điên - VC nhịp 16
Tác phẩm ca cổ TÔN TẨN GIẢ ĐIÊN do một vị sư nhà Phật sáng tác và đã được Soạn giả VIỄN CHÂU biên soạn cổ nhạc nhịp 16. Hãng dĩa Asia đã thu âm và phát hành dĩa đá 78 vòng vào năm 1947 với giọng ca của ÚT TRÀ ÔN.

1-Úy trời đất ôi nỗi đoạn trường, cũng vì tôi quá tin thằng Bàng Quyên là bạn thiết của tôi, cho nên ngày hôm nay thân tôi phải ra đến nông nỗi.

2-Còn như công cuộc ngày hôm nay đây, bởi tôi không có cẩn thận cho nên bạn tôi nó mới đành nhẫn tâm, mà chặt đứt lấy một bàn chơn tôi.

3-Khi mà tôi ở trên non thì tôi đây quyết ẩn thân tu tâm dưỡng tánh luyện thuốc trường sanh mong thành chánh quả, đặng có tọa hưởng bồ đoàn.

4-Nào hay đâu thằng Bàng Quyên nó lên nó năn nỉ ỷ ôi, lời ngon tiếng ngọt, nó nói rằng, chúa của nó là một đấng minh quân chơn mạng, bởi vậy cho nên nó bảo tôi một một, hai hai cũng phải xuống mà đầu hàng.

5-Cho nên khi ấy tôi đây mới hạ san, thì thầy của tôi có cho tôi một bức cẩm nang lại dặn tôi rằng, hễ khi mà lâm nạn thì giở ra xem rồi liệu chước biến quyền.

6-Vậy thì tôi vọng nguyện tôn sư, khai thơ cứu mạng, ủa sao tôi chẳng thấy điều chi lạ chỉ thấy trong thơ sao có một chữ cuồng. Ờ phải rồi, đây là thầy tôi bảo tôi giả điên đặng có thoát thân.

7-Ý xê xê bây ra bây ơi, dang dang bây ra, đặng tao lên cung trăng kiếm chị Hằng Nga, hỏi thăm chỉ coi năm nay chỉ được là bao nhiêu niên kỷ.

8-Rồi tôi chui xuống đất coi đất mỏng hay là dày, đặng có dời non tát biển lấp sông, bắt Long Vương lên tra khảo hỏi coi nó có biết tên của tôi hay là không.

9-Không, không có thế nào ai mà biết tôi đâu, tôi đây là con của Trời cháu của Phật, tôi là vua là chúa, là tướng là quân, là trù phòng tễ nhục.

10-Tôi giỏi lắm tôi biết ca mà tôi biết hát, lại với biết đờn, tôi biết hò mà tôi biết nói thơ nữa, vậy thì bà con cô bác hãy ngồi lại đây lẳng lặng mà nghe cái ngón đờn tuyệt diệu của tôi. Hò xê cống xê xang hò, xự liếu cống xang xề xang.

11-Bây giờ buồn quá để nói thơ cho bà con cô bác nghe chơi. Buồn cười cho vua Trụ đa đoan, mê nàng Đắc Kỷ rồi lại giết oan hết cả trào, nói qua đến lúc Vua U yêu ấp ả má đào.

12-Ẩm ôm nàng Bao Tỷ mà giặc vào cũng không có hay. Còn vua Kiệt có tánh hay say, nghe lời của Muội Hỷ rồi lại giết oan tôi Long Phùng.

13-Hò hơ chết tôi thì tôi chịu, đừng có bận bịu bớ điệu chung tình, hò hơ con nhạn bay cao rồi cũng khó bắn, hò hơ con cá ở ao huỳnh rồi cũng khó câu.

14-Than ôi nào là bã lợi danh, mùi phú quý thì nó thường làm cho con người phải đảm chìm trong bể khổ trần ai, nào xa cha cách mẹ lìa xứ xa quê, nên tấm thân này không có trọn hiếu trọn trung.

15-Vậy có ai đi cho tôi xin nhắn với Tề Vương rằng hiện bây giờ tôi đã lâm cơn tai nạn, họa may người có động mối từ tâm mà sai ai đem tôi trở về trào.

16-Nên bây giờ tôi phải bỏ cái lúc bi ai, bỏ hồi buồn thảm, thì tôi mới trong mong có ngày trở về nhà đặng mà viếng tổ dinh tông.

17-Trời đất ơi! Tôi mãng lo tư tưởng mà quên cái sự giả cuồng, vậy bây giờ lôi phải giả điên. Cả kêu bớ chị đưa đò, kêu hoài sao chẳng thấy con đò nó đưa. Càng chờ, càng trông, càng đợi, càng trưa buổi đò.

18-Vui cha chả là vui. Kìa kìa Tề Thiên Đại Thánh đang dự hội bàn đào. Kim Đồng, Ngọc Nữ đứng hát ca xang, trống đánh ình, ình, nhạc trỗi tang tình tang, ai vui thú đâu tôi không có biết, chỉ có một mình tôi đây phải đứng thở ngồi than.

19-Này Quỉ Cốc tiên sinh thầy ôi, nếu như con mà thoát khỏi nạn nguy thì con đây nguyện trường chay giái sát, hầu có theo níu chơn thầy.

20-Đặng hôm sớm kệ kinh, huỳnh đình tụng niệm, nguyện tiêu tan chướng lục dục thất tình. Thầy ôi nếu mà con thoát khỏi nạn rồi, không có thế nào con dám tái phạm đến một lần thứ hai.
Nickname : MEM
Tên thật : Huỳnh Minh Em
Sinh nhật : 11-06-1978
Email : admin@cailuongso.com
Nghề nghiệp : MKT
Sở thích : Cầu lông, bơi lội
Đến từ : Bình Thạnh
Chủ nhiệm CLB Cổ nhạc Anh Em
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Thưởng thức cải lương, kết tình mộ điệu
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
MEM TRÌNH BÀY
Bài hát
HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY