1. romeo
    Avatar của romeo
    Đã từng có một thời, 15 năm hoặc lâu hơn, cứ mỗi tối thứ Bảy là khán giả truyền hình tại TPHCM và các tỉnh miền Tây, háo hức chờ đợi chương trình cải lương phát trên đài truyền hình TPHCM và Cần Thơ. Lúc ấy, cải lương đang trong thời kỳ hoàng kim của mình nên truyền hình luôn ưu ái dành thời điểm đẹp nhất cho nó. Nếu xét dưới góc độ kinh tế thì có cầu ắt phải có cung.



    Vài năm trở lại đây, cùng với sự biến mất của các rạp cải lương, kênh truyền hình phát sóng chương trình cải lương cũng yếu dần về lượng lẫn chất. Đài truyền hình có truyền thống lâu đời về cải lương như HTV thì phát sóng các vở tuồng cải lương vào khoảng sau 12 giờ đêm. Các đài tỉnh và kênh truyền hình SCTV7 chuyên về cải lương (mới xuất hiện sau này) hầu như phát lại chương trình cũ.

    Trong bối cảnh rạp cải lương gần như không tồn tại, người xem chỉ biết bấu víu vào truyền hình thì được phục vụ những bữa tiệc nghệ thuật truyền thống quá trễ tràng với hương vị cũ kỹ và nhàm chán.

    Một lần, ngồi trò chuyện trong một hội thảo về đờn ca tài tử, nghệ sĩ Kiều Tấn, Trưởng phòng Văn nghệ Đài truyền hình TPHCM bộc bạch rằng, ông đã từng nhiều lần đề nghị lãnh đạo đài được “đôn” sóng chương trình cải lương lên những giờ mà khán giả thuận tiện theo dõi, nhưng ông đều bị từ chối. Lý do nghe ra thật cay đắng nhưng rất thực tế. Một vở cải lương được đầu tư tốn kém nhưng khi phát sóng không thu được bất kỳ khoản tiền nào. Ngược lại, với dung lượng thời gian tối thiểu khoảng 100 phút của một vở cải lương, nếu dùng chiếu phim hay tường thuật chương trình ca nhạc, nhà đài thu hoạch giá trị tiền mặt từ quảng cáo vô cùng lớn. Cuối cùng thì quy luật kinh tế vẫn hiện rõ: không có cầu ắt chẳng có cung.

    Trong hoàn cảnh cải lương hấp hối toàn diện từ sân khấu đến truyền hình thì sự xuất hiện của chương trình “Giờ vàng phim truyện cải lương” của SCTV7 vào lúc 19 giờ 30 hằng ngày khiến cho người yêu cải lương thực sự hạnh phúc.

    Kể từ ngày 2-7-2011, khán giả mê cải lương đã có cơ hội xem được những vở mới với sự xuất hiện của các ngôi sao cải lương như Vũ Linh, Vũ Luân, Kim Tử Long, Trọng Phúc, Quế Trân, Tú Sương, Thanh Ngân…vào thời điểm đẹp nhất dành cho giải trí. Đồng nghĩa khán giả vẫn có thể xem môn nghệ thuật mà họ yêu thích mà vẫn đủ năng lượng cho ngày làm việc hôm sau vì không thức khuya dậy sớm.

    Tuy nhiên, khi nói đến niềm vui của khán giả dành cho giờ vàng cải lương phải nhắc đến nghệ sĩ Phước Sang. Bởi vì, anh chính là nhà sản xuất hay nói nôm na chính là người đẻ ra chương trình này. Phước Sang vốn là một ông bầu và một nhà kinh doanh nghệ thuật có cỡ tại Việt Nam, nhưng xem ra khi thực hiện chương trình này, anh không thu lợi nhuận (vì nếu có lợi nhuận thì HTV và nhiều đài khác đã làm từ trước). Anh cho rằng, anh yêu mến cải lương và muốn góp sức vực dậy sức sống và duy trì sự tồn tại của bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

    Câu chuyện của Phước Sang gợi nhớ lại tâm huyết của hai nghệ sĩ doanh nhân Linh Huyền và Châu Liêm. Linh Huyền bỏ vốn đầu tư vào rạp Kim Châu, xây dựng các vở tuồng mang hơi hướng hiện đại, với một hy vọng kêu gọi sự quan tâm đến cải lương từ khán giả trẻ. Châu Liêm dùng tiền kiếm được từ ngành kinh doanh bất động sản nuôi chương trình cải lương tổng hợp “Dạ khúc tri âm” diễn ra hằng tháng nhưng không bán vé tại rạp Công Nhân. Đến giờ này cả hai vẫn đang tiếp tục bỏ vốn mà chưa thu được lợi nhuận. Dù vậy, họ vẫn kiên nhẫn chờ một ngày cải lương hồi sinh.

    Câu chuyện của Phước Sang, Linh Huyền và Châu Liêm cho thấy có những lúc giá trị của tinh thần vượt lên trên giá trị vật chất. Mong rằng với tấm chân tình của những nghệ sĩ nặng lòng với cải lương, thì cải lương sẽ có thêm nhiều hơn những giờ vàng.

    Theo Nguyễn Huy – ( TBKTSG Online)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:


  3. MEM
    Avatar của MEM
    Hay quá! Mai mốt Romeo ráng làm giống vậy, trở thành doanh nhân thành đạt, bỏ vốn ra làm gì đó cho cải lương nhe con! Mời thầy tham gia, thầy khỏi nhận thù lao! kaka
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Cho chị ké theo chân Phụ Vương luôn nha Ro...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. nguoisaigon
    Avatar của nguoisaigon
    đúng rồi, thời đó, mình mong tới thứ Bảy lắm, rồi mua tờ báo Tuổi Trẻ, hay SGGP, mở ngay ra trang chương trình TV, coi tối đó chiếu tuồng gì, nếu thấy chiếu kịch, hay chèo, hay hát bội là mình thấy tiếc tiếc cái gì đó, vậy là phải chờ 1 tuần nữa
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. xuan_0202
    Avatar của xuan_0202
    Vậy thầy làm trước đi cho trò bắt chước đi anh Mem, thấy anh cũng có triển vọng lắm chứ bộ
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Thì giờ anh làm rồi đó em! Ko thấy hả???? Thiệt là!!!

    Nguoisaigon: Ngày xưa dưới quê thì khỏi nói luôn, tối thứ bảy cả xóm có 01 cái tivi, canh tới ngày cuối tuần được đi coi cải lương như đi hội vậy đó! Sao mà thấy không khí ngày xưa hay thiệt!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. xuan_0202
    Avatar của xuan_0202
    thấy chứ sao hông anh, ý em là anh làm bước đầu rồi cố gắng làm bước tiếp theo để trò có thể bắt chước, em thấy triển vọng tràn trề lắm luôn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Mừng muốn rơi nước mắt
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Thì CLB mình cũng đã làm được rồi đó ! Tự bỏ tiền đầu tư trang phục, công sức cũng chỉ đi diễn không lợi nhuận đó thôi !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. The Following User Says Thank You to Hồng Phượng For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL