1. MEM
    Avatar của MEM
    NSƯT Lệ Thủy:
    Đâu phải đào chánh hát vai nào cũng hay


    Hãng phim Trẻ vừa đóng máy bộ phim chân dung NSƯT Lệ Thủy, cũng đúng với thời gian chị tiến hành kế hoạch xuất bản quyển hồi ký 45 năm nghiệp cầm ca do NXB Trẻ ấn hành

    . Phóng viên: 45 năm gắn bó với sân khấu, dường như ngôi sao may mắn đã giúp chị liên tục tỏa sáng ở vai trò đào chính?

    - NSƯT Lệ Thủy: Không đâu, kỳ thật tôi cũng gian truân lắm. Năm 1968 tôi được cử theo đoàn Kim Chung 6 ra miền Trung lưu diễn hơn 2 năm. Lúc đó Sài Gòn rộ lên cơn sốt băng cát-sét cải lương. Mỹ Châu và Minh Phụng nổi như cồn. Tôi đi biền biệt nên khi về phải lui về đóng vai đào nhì, đào ba. Lúc đó buồn lắm chứ, đêm nằm suy nghĩ nước mắt chảy dài, định bỏ nghề vì mình thua thiệt người ta. Nhưng tôi thấy mình yếu hèn quá. Cả gia đình đều sống nhờ vào tôi mà chỉ vì tự ái, mình đổ nồi cơm của cả nhà thì có tội. Rồi tôi phấn đấu liên tục, hát đào nhì nhưng cố gắng tạo dấu ấn.

    . Trong bộ phim chân dung của chị, đạo diễn Kim Loan đã nhấn mạnh yếu tố tự phát của một giọng ca thiên bẩm, chỉ nhờ vào giọng ca mà thành đạt trong sự nghiệp. Chị có đồng ý?

    - Tôi chỉ đồng ý ở phần đầu kịch bản. Từ năm 13 tuổi, nhờ có giọng ca mà tôi được vợ chồng nhạc sĩ Mười Của nhận làm con nuôi. Má tôi dẫn đến rạp Biên Hùng - TP Biên Hòa gởi theo gánh hát Trâm Vàng. Từ đó tôi gắn bó với nghề hát. Nhưng đâu phải cứ ăn sẵn những gì trời cho nếu bản thân nghệ sĩ không biết rèn luyện để định hướng sự nghiệp của mình. Tôi học hỏi rất nhiều từ các diễn viên đi trước, ngay cả với diễn viên trẻ tôi cũng học. Nghề diễn viên cải lương học hoài vẫn thấy mình thiếu. Bố cục kịch bản ở phần 2 của bộ phim sẽ giúp người xem hiểu hơn về con người của tôi: thẳng thắn, chịu học và biết lắng nghe. Đâu phải đào chánh hát vai nào cũng hay.

    . Nếu phải làm lại từ đầu chị có chọn nghiệp cầm ca?

    - Tôi thích bốn câu thơ của nhà thơ Hoàng Ngọc Liên: “Khép cánh màn nhung danh vọng hết/Người về lòng rũ sạch sầu thương/Người vào cởi áo lau son phấn/Trả hết vinh quanh lẫn đoạn trường”. Nghề diễn viên của tôi có biết bao thú vị và lắm điều bạc bẽo. Nhưng tựu trung đó là một nghề cao quý, hướng người ta đến chân, thiện, mỹ. Nếu phải chọn lại tôi vẫn mong làm nghệ sĩ.

    . Có phải vì quá yêu nghề nên chị hướng Đình Trí, con trai mình theo nghề ca sĩ?

    - Ồ, không. Do tính cách quyết định tất cả. Từ nhỏ Đình Trí thích hội họa, văn nghệ. Nay theo nghề ca sĩ vì không muốn núp bóng mẹ. Chứ con trai tôi cũng mê ánh đèn sân khấu lắm, đã sáng tác hơn 30 bài vọng cổ cho mẹ hát. Tuần qua Thoại Mỹ mua độc quyền một bài ca cổ do Trí viết. Tôi cũng vui vì con mình đã có những đóng góp cho sự nghiệp sân khấu và yêu nghệ thuật.

    (Theo NLĐ)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. Akhuong
    Avatar của Akhuong
    - Thật sự thấy Lệ Thủy phát biểu rất thật tình, rất con người " Tôi đi biền biệt nên khi về phải lui về đóng vai đào nhì, đào ba. Lúc đó buồn lắm chứ, đêm nằm suy nghĩ nước mắt chảy dài, định bỏ nghề vì mình thua thiệt người ta." . Đó là cảm xúc rất bình thường, chứ ko phải đến nỗi là cạnh tranh , hay ganh tị...thương Cô quá !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Đúng rồi, ngày xưa mới đọc bài này cũng thấy hay, rất đời và lý giải được một thời tại sao cô lại đóng phụ MC trong Kiếp nào có yêu nhau, Tiêu Anh Phụng... Tuy nhiên, thật sự khâm phục cô vì các vai phụ của cô rất nổi bật và ko chìm lấp bởi vai chính. Nhớ hoài câu vọng cổ "Đại ca ơi, nếu đại ca chết đi, em sẽ đưa đại ca về nơi quê hương bụi mù cát trắng...". Nghe mới hay làm sao!!!! Vậy mới là ko hổ danh cô đào ngoại lệ chứ! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL