NHỮNG NGÀY ANH VỀ NƯỚC, NHIỀU HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA GIỚI NGHỆ SĨ SÂN KHẤU, ANH ĐỀU THAM GIA VOI TẤM LÒNG TỰ NGUYỆN. TRONG ĐÓ CÓ SỰ GIÚP ĐỠ CÁC NGHỆ SĨ ĐỒNG NGHIỆP ĐANG LÂM VÀO CĂN BỆNH NGẶT NGHÈO. KHÁN GIẢ NHỚ ĐẾN NGHỆ Si LINH TÂM BỞI ANH ĐÃ CÓ NHIỀU THÀNH CÔNG KHI DIỄN SỞ TRƯỜNG KÉP ĐỘC MÙI.
NGOÀI RA, ANH CÒN THAM GIA BIỂU DIỄN NHỮNG VỞ TUỒNG CỔ VÀ CA NHẠC, TẠO ĐƯỢC SƯ HÂM MỘ TỪ Ý THỨC LÀM NGHỀ HẾT SỨC NGHIÊM TÚC CỦA MỘT NGƯỜI NGHỆ SĨ LỚN LÊN TRONG TÌNH CẢM THƯƠNG YÊU CỦA CÔNG CHÚNG.
* Vì sao anh vẫn chưa thực hiện live show như mong muốn trong chuyến về thăm quê nhà lần này?
- Tôi cảm thấy chưa đủ duyên, nên những dự tính ban đầu của chuyến đi này vẫn chưa thành hiện thực. Có thể cuối năm này sẽ có một chương trình cả nhà sum hợp.
* Anh và nghệ sĩ Cẩm Thu đã chia tay, việc tái ngộ trên cùng một sân khấu có khó không?
- Khó cho chúng tôi nhưng rất dễ cho công chúng, vì khán giả yêu mến chúng tôi đã từng biết đếv một liên danh biểu diễn, đó là Linh Tâm - Cẩm Thu. Trên thực tế chúng tôi vẫn là những người bạn thân, bạn diễn ăn ý. Dù đã chia tay, mỗi người đều có mái ấm gia đình riêng nhưng vẫn chăm sóc cho các con.
Thu Tâm - con gái tôi năm qua đã sang Mỹ định cư, sắp tới tôi cũng sẽ lo cho gia đình Linh Tý sang định cư để đoàn tụ gia đình. Ý nghĩa của show diễn tái ngộ trên một sân khấu sẽ mang nhiều kỷ niệm, nhằm tri ân tình cảm công chúng dành cho gia đinh chúng tôi, một gia đình nghệ sĩ.
* Về nước lần này anh thích nhất những hoạt động nào? Điều gì ấn tượng đối với anh khi mang về bên đất Mỹ?
- Tôi xúc động khi đến thăm chị Thanh Thế, trên giường bệnh chị vẫn mong mau chóng khỏe mạnh để đi diễn lại. Hồi đó anh Bửu Truyện là nguời dìu dắt tôi đến với nghệ thuật cải lương tuồng cổ. Tôi cũng đến thăm anh nhạc sĩ Minh Tâm, người đã có nhiều đóng góp cho âm nhạc cải lương tuồng cổ.Nghệ sĩ về chiều khó nhọc trăm bề, sàn diễn hẹp lại, đời sống khó khăn lại còn bệnh tật.
Đúng ra chúng tôi đã cùng nhau tổ chức một suất hát để gây quỹ giúp anh Minh Tâm và chị Thanh Thế, nhưng rồi sau đó chưa thể quy tụ đủ mạnh một lực lượng ngôi sao tài danh, nên đành gác lại ý định này. Phải nói ngày nay làm show cải lương bán vé rất khó, khán giả đã kén chọn chương trình để xem, khong như trước đây nữa.
Ngoài ra, tôi con thích những hoạt động xã hội mà bất ngờ được tham gia như các chuơng trình: Đưa Đờn ca tài tử vào học đường; Trái tim yêu thương biểu diễn phục vụ nghệ sĩ lão thành; Những bài ca cổ vang danh; Nghệ sĩ tri âm do Đài PTTH Long An tổ chức.... Nói chung tôi mang về Mỹ nhiều kỷ niệm tuyệt đẹp, để thấy rằng khán giả vẫn còn yêu mến và dành cho tôi nhiều tình cảm.
* Anh nghĩ sao khi xuất hiên bên cạnh NSUT Diệu Hiền va diễn vai Lê Minh trong trích đoạn Nhụy Kiều tướng quân?
- Đầu tư vào dự án cải Lương lần này, công ty POPS, đơn vị kinh doanh nội dung trên YouTube, là đối tác cao cấp của YouTube tại Việt Nam muốn góp phần giữ gìn giá trị truyền thống của dân tộc. Cải Lương là một trong những nét văn hóa đậm chất nam bộ và rất đáng để trân trọng giữ gìn.
Những bản vọng cổ kinh điển sẽ được lưu giữ mãi trên kênh YouTube, khán giả có thể lên tìm kiếm bất kỳ 1úc nào để có thể nghe được bản cải lương mình yêu thích. Tôi đã xem lại trích đoạn này, xúc động vô cùng vì chị Diệu Hiền đã 70 tuổi rồi vẫn còn ca rất hay, đủ lực ca diễn va được khán giả yêu mến. Vai Lê Minh của nghệ sĩ Hoài Thanh, khán giả nhớ về anh qua vai diễn nổi tiếng này, tôi là đàn em, được ca diễn với chị Diệu Hiền là một kỷ niệm khó quên trong đời.
* Dường như anh thích làm công tác xã hội? Phải chăng anh muốn chuyến về nước lần này chỉ để "đánh bóng lại tên tuổi"?
- Tôi không nghĩ vậy, được làm điều gì có ích cho cuộc sống cộng đồng thì làm. Tính tôi lại không thích phô trương khi làm công tác xã hội, mà vì một ý nghĩa chung rất cao đẹp, dó là góp phần mang lại cho những người kém may mắn những phần quà tinh thần.Chương trình Trái tim yêu thương của CLB sân khấu Lạc Long Quân đã có nhiều đợt biểu diễn mang niềm vui va những phần quà đến cho nghệ sĩ nghèo, trẻ em mồ côi khuyết tật.
Niềm vui của chương trình là ngày càng có thêm nhiều mạnh thường quân chung tay vì cong Tong. Tôi cũng sẵn sàng tham gia cùng vớ các bạn trẻ trong đó còn có nghệ Sĩ: Kiều Phượng Loan, Mỹ Chi, Tú Trinh, Thanh Vy, Thoại Miêu..và có cả NSUT Diệu Hiền, NSND Kim Cương cũng gắn bó với nhiều hoạt đông của CLB.
Trên mạng cá nhân, tôi theo dõi hoạt đông của CLB này, một "mái ấm nhỏ" được thành lập ngày 12-8-2012, đến nay đã gần 2 năm sinh hoạt, CLB đã được khán giả biết đến qua các vở diễn: Dũng tướng Trần Bình Trọng, Quang Trung khởi nghiệp, Mai An Tiêm, Thạch Sanh - Lý Thông, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Mùa xuân của mẹ, Trung hiếu làm đầu, Vương quyền tội ác, Aladin va cây đèn thần..
Vở Ngô Quyền va chiến thắng Bạch Đằng Giang, và năm 2014 đánh dấu một năm mới của chương trình Trái tim yêu thương, nhằm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khi có thêm sự góp sức của nhiều mạnh thường quân. Tôi sẵn sàng tham gia để mang thêm nhiều món quà cho những người đang gặp khó khăn, trong đó có đồng nghiệp của mình.
* Nghĩ về nghệ thuật cải lương, sàn diễn hiện nay như anh nói đã hẹp dần đất diễn. Là một nghệ sĩ sân khấu anh có suy nghĩ gì?
- Sân khấu cai lương hiện nay đìu hiu, số lượng các chương trình, vở diễn mới ngày một thưa dần theo thời gian. Tất nhiên, số lượng khán giả cũng tỷ lệ thuận với tình hình không mấy sáng sủa này. Diễn ở Long An, tôi thấy khán giả đến xem rất đông. Bà con vẫn còn yêu mến sân khấu, nhưng để mua vé vào xem thì đời sống quá khó khăn, nên họ phân vân.
Sự kiện 5 suất diễn của chương trình "Chút tình gởi lại nhân gian" do gia đình NSUT Bảo Quốc tổ chức nhằm tri ân tình cảm của công chúng đã dành cho bảng hiệu Thanh Minh, Thanh Nga 64 năm qua là một minh chứng hùng hồn nhất cho việc: "Muốn vực dậy sân khấu phải tạo sự kiện và có sự tập trung". Tôi cho rằng trước thực tế này, nhiều nghệ sĩ tâm huyết đều chờ vào sự đầu tư sàn diễn đúng nghĩa.
NS LINH TÂM TRONG CHƯƠNG TRÌNH "ĐƯA ĐCTT VÀO HỌC ĐƯỜNG
Vì có rạp hát khang trang nghệ sĩ cải lương mới thỏa lòng sáng tạo. Việc qui tụ lực lượng hùng hậu là một việc cần thiết để cứu sàn diễn cải lương. Rõ ràng khán giả ngày nay không đến rạp vì lực lượng này bị phân tán mỏng. Qua nhiều lần gặp gỡ bạn bè đồng nghiệp và những cô chú đi trước, họ đều có chung nhận định,sở dĩ sàn diễn cải lương cứ thụt lùi như hiện nay là do hai người thầy của sàn diễn không còn được tôn trọng như trước.
Đó là thầy tuồng và thầy đờn. Trước kia, sàn diễn cải lương dù có rất nhiều ngôi sao sân khấu, những nghệ sĩ tài danh, nhưng khi thầy tuồng viết sao thì ca vậy, đâu ai dám sửa. Trong khi bay giờ, nghệ sĩ sửa cả thầy tuồng của mình. Và ông thầy nhạc, thì cứ bị giảm quân, từ dàn nhạc 12 nhạc công, xuống còn 4, có khi còn xài dĩa thu nhạc sẵn, rồi ca theo, hoặc nhép theo, nhạc công thất nghiệp, thì làm sao gọi là chuẩn mực để ca diễn cho đúng, cho hay.
* Là một nghệ sĩ ngôi sao, anh có thấy hiện nay những nhà quản lý gần như bất lực trước tình trạng chạy show, không hợp tác của các nghệ sĩ ngôi sao?
- Tôi lại cho rằng khi làm việc, nếu không thể quản lý được con người - nhân tố sáng tạo chính, thì khó mà tạo nên những tác phẩm hay, thu hút khán giả. Ở đây không đổ lỗi cho nhau mà phải nhìn vào thực tế, trước những khó khăn trên đòi hỏi những người làm công tác quan lý và biểu diễn phải soi rọi lại chính mình.
Thực tế cho thấy muốn vực dậy cải lương không phải là chuyện đơn giản, đòi hỏi phải có sự đồng thuận từ nhiều con người và cả lãnh đạo các cấp. Tất cả cùng trả về cái gốc của cải lương để vực dậy cải lương. Nói như tác giả Lê Duy Hạnh, với cải lương, thầy tuồng, thầy đờn như hai đôi bờ, còn nghệ sĩ là dòng chảy ở trong đó, cho nên rất cần thiết khôi phục lại tôn ti trật tự, tạo dựng lại hai đôi bờ vững chất thì nghệ sĩ mới mong được xuôi dòng va ngược lại.
Cũng cần phải nhìn nhận, đã mất thời gian dài, những người làm cải lương quên mất việc hoạch định chiến lược đào tạo đội ngũ kế thừa, từ tác giả, đạo diễn, cho đến diễn viên, nhạc sĩ - đàn. Mới đây, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã được UBND TPHCM chấp thuận cấp kinh phí hỗ trợ cùng trường Cao Đăng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM tổ chức khóa đào tạo.
Nhưng mới chỉ đào tạo diễn viên, chứ về tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ- đàn vẫn còn đó một nỗi lo hụt hẵng. Cho nên, việc đào tạo đội ngũ kế thừa phải được làm bộ và thường xuyên, nếu không mai này cải lương vẫn khó tránh khỏi tình trạng "thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu".
NHỮNG NGÀY QUA, KHI DƯ LUẬN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC QUÂN TÂM ĐẾN SỰ KIỆN TRÊN BIỂN ĐÔNG. LÒNG YÊU NƯỚC NỒNG NÀN CỦA MỌI NGƯỜI DÂN VIỆT ĐÃ LÀ CỘI NGUỒN TẠO NÊN SỰ ĐOÀN KẾT, GẮN BÓ TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM. THEO NGHỆ SĨ LINH TÂM, TINH THẦN TRÊN DƯỚI THUẬN HÒA, CẢ NƯỚC MỘT LÒNG, TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI.
* Có nhiều cách thể hiện tấm lòng yêu nước, theo anh, người nghệ sĩ cần phải làm gì để thể hiện tấm lòng yêu nước đó?
- Theo tôi, yêu nước không phải lên mạng để tranh cãi xem ai là "anh hùng bàn phím" còn ai là anh hùng thật sự. Mà yêu nước phải trân trọng những cách thể hiện tình yêu nước, có thể mỗi người mỗi khác và khuyến khích người Việt đoàn kết lại thay vì cố vặn vẹo, chỉ trích nhau. Mỗi người có có một các yêu nước riêng của họ.
Điều quan trọng là họ cũng yêu nước như bạn bởi họ cũng là người Việt Nam. Đối với nghệ sĩ sân khấu chúng tôi thích được diễn những vai tuồng ca ngợi tinh thần yêu nước. chống giặc ngoại xâm. Những vai diễn đã theo tôi suốt quá trình phấn đấu để được công chúng yêu mến.
Theo tôi, tinh thần yêu nước không hẳn là phải cầm súng ra chiến trường, vì nếu không được huấn luyện kỹ, người cầm súng chưa chắc nhắm đúng mục tiêu, mà yêu nước là sáng tạo lựa chọn vị trí nào mình thuận lợi nhất bảo vệ đất nước. Nếu bạn nghĩ mình là một chiến sĩ can đảm, hãy tòng quân và cầm súng.
Nếu bạn nghĩ mình có thể đóng góp về kinh tế, hãy xây dựng kinh tế. Còn tôi, một nghệ sĩ thì dùng lời ca, tiếng hát, nhũng vai diễn để bảo vệ đất nước, truyền ngọn lửa yêu hòa bình đến với công chúng.
* Đúng như anh nói, mỗi mặt trận muốn đạt thắng lợi đều cần những "chiến sĩ " giỏi nhất. Chiến thắng thật sự và lâu dài đến từ sự kết hợp nhiều mặt trận chứ không chỉ riêng gì chiến trường!
- Yêu nước không phải là thích mở miệng ra chửi đồng bào mình là ngu, là hèn, là chỉ biết nói... yêu nước là giúp cho đồng bào mình hiểu, ý thức được vai trò, trách nhiệm công dân khi đứng trước sự xâm phạm chủ quyền của dân tộc. Tôi rất buồn khi đọc những thông tin về vụ biểu tình dẫn đến đập phá các công ty của người Trung Quốc ở Bình Dương, như thế là hành động quá khích.
Mỗi người chúng ta đều biết giới hạn hãy khiêm tốn học hỏi lẫn nhau và kiên nhẫn chỉ bảo nhau. Nếu bạn muốn chửi ai đó, hoặc manh động làm tổn hại đến việc làm của người khác thì tốt hơn là hãy nhắm vào những kẻ đang muốn cướp nước mình, chứ không phải là những doanh nghiệp có sự liên doanh.
* Yêu nước không phải là đợi đến lúc đất nước có chiến tranh thì mới yêu, mà yêu nước là chiến đấu trước hết với bản thân mình trong thời bình để hiểu biết hơn, thành công hơn, hạnh phúc hơn, để xã hội tốt đẹp hơn, để đất nước giàu mạnh hơn. Anh nghĩ thế nào về điều này?
- Tinh thần này được bồi đắp trên ghế nhà trường nhiều năm khi bước vào cấp 1. Thời bình chứng tỏ tình yêu nước của mỗi công dân là phải ra sức dựng xây quê nhà. Yêu nước không phải là đòi chiến tranh để cho ai đó biết mặt người Việt Nam, mà yêu nước là cố gắng góp phần làm cho đất nước đủ mạnh để chiến tranh không bao giờ xảy ra trên quê hương mình.
Để đến khi không còn lựa chọn nào khác buộc phải có chiến tranh, kẻ thù sẽ biết thế nào là sức mạnh của một dân tộc yêu hòa bình như VN. Tôi nhớ mãi vai diễn Trần Bình Trọng trong vỡ diễn cùng tên, hoặc Ngô Quyền trong vở Hoa độc trong vườn, đó là những gương anh hùng dân tộc để ta tự hào mà nói hai chữ yêu nước.
* Vừa rồi về nước, anh đã diễn vai Lê Minh trong vở Nhụy Kiều tướng quân, diễn với NSUT Diệu Hiền. Đó là vai diễn mà anh đã từng thể hiện trên đất Mỹ, được kiều bào yêu thích, vậy khi tái diễn lại và xuất hiện trong chương trình Những bài ca cổ vang danh, anh có suy nghĩ gì?
- Tôi nhớ đến ca khúc của nhạc sĩ Vũ Hoàng: " Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay". Câu hỏi "Tôi đã làm được gì cho đất nước" đã gợi lên biết bao nhiêu suy nghĩ. Chính vì thế, tôi phải cố gắng hơn mỗi ngày, ngay từ hôm nay, ngay từ những việc nhỏ xung quanh mình.
Vai Lê Minh là một hào kiệt xứng danh anh hùng trá hàng để mang lại thành công, phá hỏng đường dây và chiến thuật của quân thù. Qua đó tôi hiểu thêm về kịch bản này, yêu nước không phải là cần một tấm huân chương để trao cho người này hay tước của người khác.
Mà yêu nước là từng việc nhỏ bạn làm vì mình, vì mọi người trong thời bình hay trong thời chiến, nghĩa là từng việc nhỏ và dù bạn là ai đi nữa thì bạn cũng là người VIỆT NAM. Dân tộc Việt ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Đã tạo lập một nền văn hóa riêng phong phú và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý. một trong những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng được vun đắp trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là văn hóa ứng phó với quân thù.
* Những ngày này nhắc nhỡ chúng ta phải có thái độ văn hóa trong việc đoàn kết để giữ nước?
- Đúng, Việt Nam ta có những giá trị tinh thần truyền thống được sáng tạo trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc. Đặc trưng nổi bật của văn hóa giữ nước Việt Nam là: lòng yêu nước, ý chí kiên cương bất khuất; trên dưới thuận hòa, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc độc đáo: tính nhân văn cao cả.
Tôi được đọc nhiều kịch bản của các chú, các bác soạn giả, nên rất trân quý ý chí quật cường trong từng trang bản thảo. Văn hóa giữ nước Việt Nam của chúng ta được kết tinh từ trong lịch sử đấu tranh anh dũng dân tộc, chứa đựng trong đó những nội dung cốt lõi sức mạnh văn hóa tinh thần Việt Nam.
* Hiện nay, cộng đồng nghệ sĩ Việt tại Mỹ đã có những kế hoạch biểu diễn để thể hiện thái độ lên án sự bành trướng của Trung Quốc trên biển đông?
- Nghệ sĩ sân khấu trên đất Mỹ là cầu nối để gắn kết mỗi người Việt Nam xa xứ. Chúng tôi đã dặn lòng không hát những kịch bản của Trung Quốc, từ chối diễn những trích đoạn Hồ Quảng, mà chủ yếu là diễn các vở diễn khơi dậy mạch nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm và ý chí Việt Nam trong dòng chảy thời đại.
Đó là những kịch bản như: Dưới cờ Tây Sơn, Thái Hậu Dương Vân Nga, Tiếng Trống Mê Linh, Bức ngôn đồ Đại Việt, Bão táp Nguyên Phong, Ngô Quyền, Hoa độc trong vườn... để cộng đồng kiều bào cùng hướng về đất nước, cùng với dân tộc nêu cao tinh thần đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
* Trong những giá trị văn hóa giữ nước Việt nam thì lòng yêu nước là giá trị tiêu biểu nhất, chi phối, định hướng phát triển các giá trị khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”?
- Đối với tôi, lòng yêu nước của dân tộc được bắt nguồn từ ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần tự tôn, tự lập, tự cường. Tinh thần đó không chỉ biểu hiện ở lòng dũng cảm, đức hy sinh, mà còn biểu hiện ở sự đoàn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn đạo lý, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Luôn gắn chặt với bảo vệ giá trị văn hóa đặc trưng của con người và dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng hy sinh tất cả để Tổ Quốc được độc lập, dân tộc được tự do là lẽ tự nhiên, là nghĩa vụ đứng trên mọi nghĩa vụ của mỗi người Việt Nam. Tôi học được nhiều điều hay qua các kịch bản cải lương thắm đẫm tinh thần yêu nước.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộ Việt Nam đã chứng minh, kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (Thế kỷ III trước công nguyên) đến gần cuối thế kỷ XX, nhân dân đã tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước và chiến tranh giải phóng dân tộc. Bây giờ mà tập hợp được tất cả các nghệ sĩ tài danh, để dựng lại những vở tuồng đó, thì thật là hạnh phúc