Hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử Bạc Liêu - Thủ tướng hỏi:
Hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử: “Đồng bào có chấp nhận không?”
Chi hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử, Bạc Liêu nay kêu không còn tiền làm đường, kéo điện cho dân.
Tại buổi làm việc chính thức với tỉnh Bạc Liêu sáng 25-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Đêm qua tôi chú ý đồng chí bí thư nói cảm ơn đồng bào đã chấp nhận khó khăn để cho Festival tổ chức thành công. Nghe xúc động nhưng đồng bào có chấp nhận không trong điều kiện khó khăn quá thế này!”. Sau Festival, hết tiền làm đường, kéo điệnFestival đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất (gọi tắt Festival) do Bạc Liêu đăng cai vừa khép lại, với kết quả là một lời quảng bá lan rộng về giá trị của đờn ca tài tử - một di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.Tuy nhiên, trong chuyến về dự lễ khai mạc Festival đờn ca tài tử tại Bạc Liêu (từ ngày 25 đến 29-4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nói với lãnh đạo tỉnh: “Trong điều kiện còn nghèo, nếu để lựa chọn giữa xây dựng 13 tuyến đường về trung tâm xã và xây dựng nhà hát, tôi nhất định chọn làm đường. Hoặc chọn việc kéo điện cho 371 tuyến dân cư đang chưa có điện”.Nói về công trình nhà hát 222 tỉ đồng của Bạc Liêu, Thủ tướng nói: “Nghèo, nhà không có điện, làm sao hát hò được các đồng chí? Nhà hát cần nhưng trong điều kiện khó khăn hiện nay nên để làm sau. Còn chưa có nhà hát thì hát ở nhà. Đờn ca tài tử không phải đến nhà hát đâu, trên sông cũng hát được”.
Nhà hát Ba nón lá 222 tỉ đồng vẫn ngổn ngang trong chiều khai mạc Festival đờn ca tài tử lần thứ nhất do Bạc Liêu đăng cai.
Những công trình xót lòng dânTheo các báo cáo chưa đầy đủ từ các ban quản lý dự án đến Ban tổ chức Festival, có trên 20 công trình được xây dựng, với giá trị đầu tư trên dưới 2.000 tỉ đồng, chưa kể chi phí tổ chức lễ hội. Tất cả công trình này được xây dựng với lý do để phục vụ Festival. Tuy nhiên, khi Festival diễn ra, nhiều công trình quan trọng đã không được đưa vào phục vụ như mục đích xây dựng ban đầu.Chẳng hạn, công trình Trung tâm Triển lãm văn hóa - nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu (có hình ba chiếc nón lá cách điệu nên nhân dân gọi là Nhà hát Ba nón lá) đầu tư đến 222 tỉ đồng không được sử dụng giờ nào trong Festival do xây dựng dở dang. Với các công trình đưa vào sử dụng thì phần lớn lại gây xót mắt người dân, khi chỉ để ngắm nhìn một đêm mà phải tốn hàng trăm tỉ đồng.Theo báo cáo chính thức từ Ban quản lý dự án tỉnh Bạc Liêu vào tháng 2-2014, một số công trình phục vụ Festival có giá trị như sau: Quảng trường Hùng Vương là 118 tỉ đồng; cột cờ quảng trường 383 triệu đồng; hệ thống đèn pha cao áp 3,7 tỉ đồng; hệ thống màn hình thông tin bằng đèn LED 3,4 tỉ đồng; hệ thống cây xanh khu vực quảng trường 4,5 tỉ đồng; sân phun nước nghệ thuật âm sàn và biểu tượng ba dân tộc 6,7 tỉ đồng; cây đờn kìm cách điệu 20 tỉ đồng; trung tâm hội chợ triển lãm 67 tỉ đồng; ba nón lá 222 tỉ đồng…
Biểu tượng ba dân tộc và sân phun nước nghệ thuật âm sàn vừa xây xong với tổng vốn 6,7 tỉ đồng.
Cây đờn kìm 20 tỉ đồng nhìn rất đẹp nhưng người dân nghĩ lẽ ra dùng số tiền này kéo điện cho người dân nghèo thì ý nghĩa hơn. Ảnh: T.VŨ
Khập khiễng “con đường Bạc Liêu”Tại Báo cáo số 239-BC/TU, ngày 25-4, của Tỉnh ủy Bạc Liêu, do bí thư Tỉnh ủy ký tên (được gửi cho các bộ ngành trung ương và báo đài hôm làm việc với Thủ tướng, 25-4), Bạc Liêu khẳng định con đường của mình là “Đi lên từ văn hóa”. Và những công trình ngàn tỉ đồng, mang danh phục vụ cấp bách Festival nói trên được bí thư Bạc Liêu liệt vào mục “các công trình phục vụ nhu cầu bức xúc của nhân dân”. Tuy nhiên, con đường này của Bạc Liêu đã bị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở và đề nghị điều chỉnh cho đúng với Nghị quyết đảng bộ tỉnh và Nghị quyết đại hội 11 của Trung ương.Với phần con đường “đi lên từ văn hóa” của Bạc Liêu, Thủ tướng nói: “Kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; văn hóa là nền tảng tinh thần; quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên. Trong kinh tế có văn hóa, trong văn hóa có kinh tế. Còn mình nói đi lên bằng văn hóa thì có tuyệt đối hóa quá không? Không thể tuyệt đối hóa”. Thủ tướng nhắc nhở Bạc Liêu có thực mới vực được đạo, mạnh dạn nhìn vào yếu kém, khuyết điểm, tình hình thực tế còn nhiều khó khăn của mình để có những quyết sách đúng đắn hơn, phù hợp với thực tiễn, với nghị quyết của trung ương.
TRẦN VŨ (Báo Pháp Luật)
Thủ tướng: Hãy lo việc học hành, chữa bệnh cho dân trước
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, ông Võ Văn Dũng, đã nói về những khó khăn tỉnh mình, nghe qua ai cũng xót. Theo đó, bí thư cho biết bệnh viện tỉnh đang quá tải, nhiều bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang, bệnh nhi hai, ba cháu nằm chung giường (cần đầu tư 767 tỉ đồng); còn 13/50 xã ô tô chưa đến được, trong đó có 11 xã chưa có đường ô tô, hai xã có đường nhưng xuống cấp (cần 800 tỉ đồng); tỉnh cũng còn đến 371 tuyến dân cư nghèo, đồng bào dân tộc chưa có điện (cần đầu tư 203 tỉ đồng); cán bộ huyện Vĩnh Lợi đang làm việc trong những khu nhà tiền chế ọp ẹp, vì chưa được đầu tư xây trụ sở; nhiều vùng sản xuất của nông dân Bạc Liêu đang thiếu nghiêm trọng hệ thống hạ tầng, thủy lợi…Đối với 11 vấn đề Bạc Liêu kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tiền, Thủ tướng giao các bộ, ngành trung ương xem xét. Riêng phần mục số 9, về việc hỗ trợ 155 tỉ đồng để hoàn thành Nhà hát Ba nón lá, Thủ tướng đề nghị nên chậm lại, nhường phần cho các công trình bức xúc thực sự với đời sống nhân dân. Theo Thủ tướng, ưu tiên hàng đầu là lo chỗ cho dân trị bệnh, giúp dân có việc làm, có điều kiện phát triển kinh tế, con em được học hành… “Tôi thấy có nhiều nhà văn hóa xã rất khang trang nhưng có mấy người vô đó đâu” - Thủ tướng nói thêm trong lúc chỉ đạo Bạc Liêu phải dám nhìn thẳng vào thực tế địa phương để có hướng đi đúng hơn trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Nghe mà tiếc, xem mà buồn, hic...Có những nghệ nhân tài tử cả cuộc đời cống hiến cho nền nghệ thuật cổ truyền còn sống cơ hàn, còn lắm những mảnh đời nghèo khó... Vậy mà một Festival đốt hết ngần ấy tiền, hic...
Bạc Liêu phản hồi thông tin chi hơn 2.000 tỷ đồng cho festival đờn ca tài tử
Dư luận bức xúc việc Bạc Liêu chi 2.000 tỷ đồng cho Festival Đờn ca tài tử, trong khi tỉnh còn nhiều dự án dân sinh khác cần đầu tư.
Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Trưởng Ban tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ I – Bạc Liêu 2014 hôm nay (7/5) khẳng định với VOV là không có việc “chi hơn 2.000 tỷ đồng cho Festival Đờn ca tài tử”.
Khẳng định của bà Lê Thị Ái Nam được đưa ra trong bối cảnh dư luận đang rất bức xúc trước việc Bạc Liêu xây dựng những công trình và tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 với kinh phí 2.000 tỷ đồng, trong khi tỉnh này có nhiều dự án dân sinh khác cần đầu tư.Trao đổi với phóng viên VOV, bà Lê Thị Ái Nam cho biết, kinh phí chi cho các hoạt động của Festival Đờn ca tài tử quốc gia chủ yếu từ nguồn vận động tài trợ.
Theo bà Lê Thị Ái Nam: “Thực tế tỉnh chỉ có hai công trình trực tiếp phục vụ hoạt động Festival và cũng phục vụ lâu dài cho sự phát triển của tỉnh đó là: Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được tổ chức khánh thành, với tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng (trong đó giải phóng mặt bằng gần 10 tỷ đồng); Trung tâm Triển lãm văn hoá – nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu tổng mức đầu tư 222 tỷ đồng, đã triển khai các gói thầu xây lắp trị giá gần 90 tỷ đồng. Công trình Trung tâm triển lãm văn hóa, nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu dự kiến sẽ tổ chức một số hoạt động trong Festival, nhưng phải mất nhiều thời gian về thủ tục xây dựng cơ bản, kỹ thuật xây dựng phức tạp, độ khó cao do kiến trúc công trình mới nên đến nay chỉ hoàn thành được phần thô của công trình nhằm tăng vẽ mỹ quan, qui hoạch tổng thể của Quảng trường. Các hoạt động của festival đã được chuyển sang thực hiện tại Nhà thi đấu đa năng và một số địa điểm khác.
Các gói thầu còn lại sẽ triển khai thực hiện đúng qui định, theo phân kỳ đầu tư và nguồn lực đã được xác định. Khi công trình hoàn thành sẽ phục vụ cho Hội nghị, triển lãm, tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng và Công ty Lê Quí Dương đã đặt vấn đề với tỉnh sẽ hợp tác để khai thác nhà hát, thu hút các tour du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo…”.
Ngoài ra, theo bà Lê Thị Ái Nam: Trong hơn 20 danh mục dự án và công trình được tỉnh xác định tập trung chỉ đạo thực hiện thời gian qua, có 10 dự án là mời gọi đầu tư thuộc lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, du lịch. Tỉnh đã phân công cán bộ phụ trách đôn đốc các nhà đầu tư hoàn thành sớm tiến độ để phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh (Khu du lịch Hồ Nam, Khu nhà Công tử Bạc Liêu, khu vui chơi, giải trí Ô tô Bảo Toàn; Nhà máy điện gió giai đoạn II; khu Quán âm Phật đài …)
Còn lại các công trình khác là nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giao thông, chống biến đổi khí hậu của tỉnh, nhu cầu hưởng thụ văn hoá – nghệ thuật và tập luyện thể thao của nhân dân trước mắt và lâu dài như: Trung tâm Hội chợ - triển lãm; kè Nhà Mát; kè sông Bạc Liêu; đường Hùng Vương, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Bạch Đằng và Cao Văn Lầu…
Riêng công trình Quảng trường Hùng Vương đã được triển khai thực hiện từ năm 2009 nhằm phục vụ lâu dài cho sự phát triển của tỉnh và góp phần xây dựng thành phố Bạc Liêu trở thành đô thị loại II, thành phố “xanh – sạch đẹp và văn minh” theo tinh thần NQ 01 của Tỉnh Uỷ; đường Cao Văn Lầu, kè Nhà Mát là phục vụ cho chống biến đổi khí hậu và giao thông đi lại của người dân, đồng thời cũng phục vụ phát triển du lịch... Vì vậy, các công trình đã được xác định là phục vụ phát triển KTXH, sản xuất, đời sống của nhân dân và có liên kết phục vụ Festival, chứ không phải chỉ cho Festival.
Về vấn đề mà dư luận quan tâm là vì sao 13 tuyến đường ô tô về trung tâm xã hiện vẫn chưa xong; trong khi tỉnh lại đầu tư công trình biểu tượng văn hóa của tỉnh là cây đàn kìm xây tiêu tốn hết hơn 20 tỷ đồng, bà Lê Thị Ái Nam cho biết: “Dự án đường về trung tâm xã đã được thực hiện hoàn thành 37 xã. Hiện nay, Bạc Liêu còn 13/50 xã ô tô chưa đến được trung tâm, trong đó có nhiều cây cầu lớn nên cần vốn đầu tư khoảng 800 tỉ đồng”.
Theo bà Lê Thị Ái Nam: “Tuyến đường về trung tâm xã chủ yếu thực hiện từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ; dự án này đã được Bộ Kế hoạch – Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016- 2020, nhưng do thắt chặt đầu tư công nên các công trình này chưa được phân bổ vốn trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, do yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu đi lại của người dân, tỉnh nhiều lần kiến nghị Trung ương hỗ trợ sớm hỗ trợ từ nguồn vốn mục tiêu hoặc cho cơ chế tạm ứng vốn thực hiện, nhưng trong điều kiện khó khăn chung kiến nghị này chưa được giải quyết”.
Theo bà Lê Thị Ái Nam: “Đối với công trình biểu tượng văn hóa của tỉnh (cây đàn kìm cách điệu) phần xây dựng có tổng mức hơn 8,2 tỷ đồng (gồm các hạng mục cây đàn kìm, đài sen, hồ nước, phun nước nghệ thuật, hệ thống ánh sáng đèn led…); hạng mục còn lại là đấu thầu lát đá tự nhiên của quảng trường 6,75 tỷ đồng.
mấy ngày này muoiot xem những thông tin của các bài báo nói về vấn đề này .nói thật cảm thấy buồn lắm nhưng mà chuyện chưa sáng tỏa mà,và muoiot mong được làm sáng tỏa...và hôm nay muoiot xin gởi đến các ACE trong CLB mình về thông tin này:
__________________________________________________ ___________________________________ Ưu tư về Festival
Cập nhật ngày: 12/05/2014 19:06:57Ngay thời điểm diễn ra Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 (gọi tắt là Festival), một lượng thông tin báo chí khổng lồ nói về Bạc Liêu đã được phát đi. Đó là một Festival nhiều ấn tượng, đậm đà bản sắc Nam bộ được triển khai trên một không gian hoành tráng, lộng lẫy, giàu truyền thống văn hóa. Tiếng vang cứ bay tới tấp khiến người Bạc Liêu như tôi cảm thấy vui sướng, tự hào. Có người còn bảo vui hơn… Tết!
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê trả lời phỏng vấn báo chí về nghệ thuật ĐCTT Nam bộ. Ảnh: Đ.H.L
Thế rồi, khi không khí lễ hội còn lan tỏa khắp nơi, niềm vui vẫn còn đậu trên mắt người Bạc Liêu, nhiều cán bộ của tỉnh chưa kịp ngủ một giấc ngon sau mấy tháng trời vất vả chuẩn bị cho lễ hội lịch sử của quê hương mình, thì nỗi buồn, niềm ưu tư ập đến. Đó là khi xuất hiện luồng dư luận: “Bạc Liêu tiêu tốn đến 2.000 tỷ đồng cho Festival”. Một số tờ báo thay đổi thông tin 1800, từ khen nức nở chuyển sang lên án, nào là lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tiêu tiền của dân còn hơn Công tử Bạc Liêu, đổ tiền xây dựng một số công trình văn hóa lãng phí; nào là con đường “đi lên từ văn hóa” của Bạc Liêu xem ra rất khập khiễng, rằng chưa thấy Festival nào xấu tệ như Festival ở Bạc Liêu… và một vài tờ báo còn nói nhiều thứ tệ hơn nữa mà tôi không muốn nhắc lại. Họ nói đến nỗi nhiều người không kiềm được bức xúc: “Báo chí nói Bạc Liêu không đúng, làm cho làn sóng dư luận phản ứng Bạc Liêu, trong mắt nhiều người Bạc Liêu không còn ra gì nữa, điều đó làm cho nhiều người bức xúc…”.Nhiều người nói với tôi và tôi cũng đồng tình với họ, “đầu dây mối nhợ” là con số 2.000 tỷ đồng - một con số ác nghiệt, làm mất thiện cảm của nhiều tờ báo đối với Bạc Liêu, làm bức xúc dư luận cả nước. Chính tôi đây khi mới tiếp cận thông tin tôi cũng bức xúc, trong lúc nhân dân còn nghèo, bệnh viện còn thiếu giường nằm… mà xài hoang phí đến 2.000 tỷ đồng thì thật là đáng lên án!Tôi biết con số 2.000 tỷ đồng được thông tin từ đầu bởi một, hai nhà báo thôi. Tôi luôn luôn nuôi dưỡng một ý nghĩ rằng động cơ của họ chắc cũng muốn góp phần xây dựng thôi. Tôi nghĩ phải chăng đã có sự ngộ nhận. Trước Festival, Tỉnh ủy Bạc Liêu phát hành một văn bản chỉ đạo đại ý là để phân công cán bộ phụ trách, đôn đốc 26 công trình, dự án để chào mừng, phục vụ Festival. Nếu chúng ta lấy giá trị của 26 công trình, dự án này cộng lại thì sẽ ra suýt soát 1.600 tỷ đồng. Văn bản trên nói 26 công trình, dự án phục vụ Festival nên rất dễ nhầm lẫn 1.600 tỷ đồng ấy là số tiền xài cho Festival. Thế nhưng, đến giờ tôi không bàn đến 2.000 tỷ đồng này nữa, bởi hai nhân năm đã rõ mười. Lãnh đạo tỉnh, Ban tổ chức Festival đã chính thức thông báo và nhiều tờ báo đã thông tin rằng: Trong 26 công trình, dự án ấy chỉ có 2 công trình trị giá gần 300 tỷ đồng trực tiếp phục vụ Festival, số còn lại có 10 công trình do tư nhân đầu tư, 14 công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Như vậy, cộng vài chục tỷ chi cho 21 hoạt động Festival từ nguồn vận động tài trợ mà Ban tổ chức Festival đang quyết toán và sẽ thông báo trong thời gian gần đây, thì chi phí cho Festival lần này là hơn 300 tỷ đồng, chứ đâu phải 2.000 tỷ đồng.Nhưng thôi đôi co làm gì, với tôi còn những điều sâu sắc hơn cần được bộc bạch. Phải nói rằng, luồng dư luận xấu về Bạc Liêu vừa qua đã làm tôi đau - một nỗi đau đến ứa nước mắt. Và tôi chắc rằng, nhiều người Bạc Liêu cũng sẽ có cùng tâm trạng như thế. Tôi là một cán bộ bình thường, được phân công trong một, hai tiểu ban phục vụ Festival, nên hiểu rất nhiều điều. Khi được Chính phủ giao tổ chức Festival mang tầm quốc gia này, khi được 21 tỉnh, thành ủy thác sứ mệnh, Đảng bộ, chính quyền Bạc Liêu đã ý thức được nhiệm vụ vừa quan trọng, vừa nặng nề này. Nó nặng nề tới cỡ, đó là một lễ hội lịch sử, chưa từng xảy ra ở Bạc Liêu và tỉnh cũng chưa từng tổ chức một sự kiện lớn lao như thế này. Còn ý thức trách nhiệm thì Bạc Liêu hiểu đầy đủ, lãnh đạo tỉnh đã nói trên các báo rồi: “Bản sắc văn hóa của Nam bộ là lợi thế sức mạnh của Nam bộ, tổ chức Festival ĐCTT Nam bộ là làm sâu sắc thêm lợi thế, sức mạnh của Nam bộ”.Chính vì thế mà người Bạc Liêu trải lòng ra, mang hết tâm sức cho công việc. Cũng giống như một gia đình, khi nhà có đám tiệc người ta lo đầy đủ cơm gạo, tiền nong rồi trang hoàng nhà cửa, sắm sửa bàn ghế cho nó thật tươm tất. Hầu chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ nhất để hoàn thành hữu sự; thứ hai là để thể hiện gia phong, lòng tôn trọng khách. Có thể nói, những ngày chuẩn bị Festival, Đảng bộ, chính quyền Bạc Liêu rơi vào cao trào mà nói như dân gian là “chạy vắt giò lên cổ”. Tỉnh ủy ra văn bản chỉ đạo, cán bộ được giao bám sát các công trình, dự án, kể cả những công trình của các nhà đầu tư, rồi bao nhiêu công việc khác. Anh Bảy Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy nói trong một cuộc họp: “Xuống đôn đốc các công trình, dự án, thấy công trình nào mà xong trước Festival là mừng muốn khóc…”. Còn cô Út Bình, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy đã phát biểu trong cuộc họp cán bộ sáng 10/5/2014: “Tôi không thể hình dung nổi làm sao mà các đồng chí hoàn thành công việc, vậy mà các đồng chí đã làm được. Qua đợt này các đồng chí đã lớn lên, trưởng thành hơn…”.Đảng bộ, chính quyền Bạc Liêu đã làm những gì có thể làm được để tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho Festival thành công. Và cũng để thể hiện tính cách hiếu khách của con người Bạc Liêu và lòng tự trọng của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Chính vì vậy, tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền của. Tôi nghĩ nhân dân Bạc Liêu chắc chắn chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền Bạc Liêu.Cuối cùng, làm việc gì rồi người đời cũng lấy kết quả tốt đẹp của nó để làm thước đo. Và cái thước đo sự kiện Festival chính là sự thành công của nó. Nó thành công đến cỡ nào thì báo chí, dư luận xã hội đã nói nhiều trong và sau Festival, tôi nghĩ cũng không cần nhắc lại làm gì, chỉ xin được trích dẫn lời của con người mà uy tín, sự thông tuệ của ông đủ tư cách để minh định một điều quan trọng. Người đó là Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê. Khi báo chí bùng nổ dư luận khác lạ về Bạc Liêu thì ông nói với báo chí rằng: “Theo ý kiến cá nhân tôi, lễ hội thành công ấn tượng! Lần đầu tiên trong cuộc đời của mình, tôi được sống trong không gian trọn vẹn của ĐCTT bằng cả tai lẫn mắt. Ngồi ở bất kỳ nơi nào ở Bạc Liêu trong thời điểm ấy, tôi cũng được nghe âm thanh và được thấy sắc màu của ĐCTT, tuyệt nhiên không thấy sự tồn tại của nhạc Tây làm ảnh hưởng đến không gian của âm nhạc truyền thống. Cái hồn văn hóa của dân tộc phủ trùm lên mọi ngõ ngách TP. Bạc Liêu tạo nên hình ảnh đẹp mắt trong mắt những người dự khán. Đây là nỗ lực tuyệt vời của Ban tổ chức…”.Đó là lời vàng ý ngọc, nó thay mặt cho những ai có thiện chí với văn hóa với Bạc Liêu nói lên những điều cần nói, trong cái thời điểm nói ngả, nói nghiêng này.