Nguyên văn bởi
Giang Tiên
Làm sao phân biệt được sự khác nhau cho mấy người mới học biết vậy nguyenphuc?
Cái này khó nói quá hà... hic hic...
Mới học thì khó phân biệt lắm. Mới học nghe bản mùi (hơi oán) nào cũng giống bản mùi nào.
Chỉ có người đàn chuyên nghiệp học từ căn bản mà ra thì mới biết.
Bất cứ thể điệu (loại hơi bài bản) nào, mỗi bài bản đều có những sắc thái riêng, những nét đặc thù riêng. Chỉ cần nghe qua bất chợt một đoạn nào đó, người ta cũng nhận ra ngay đang hoà tấu (hay độc tấu) bài bản gì. Chứ nếu đàn "chung chung" giống nhau thì chỉ cần duy nhất một bản oán (hay một bản bắc) là đủ, cần gì phải đặt ra nhiều bài bản cùng một thể loại (oán chẳng hạn).
Cũng như giọng nói con người, hàng triệu hàng tỷ người, nhân dạng có thể giống nhau, nhưng giọng nói mỗi người mỗi khác, không bao giờ giống nhau. Vì thế tuy không thấy mặt, nhưng nghe giọng nói (hay giọng ca) là chúng ta nhận ra người nào (hay nghệ sĩ) nào ngay. Dù là bắt chước hay nhái giọng, chúng ta cũng nhận ra.
Với bài bản đàn cũng vậy, phải đàn tách bạch bản nào ra bản nấy, để khi tấu lên, người nghe nhận ra ngay đó là bài bản gì, chứ cứ lấy chữ đàn Vọng cổ để đàn các bài bản oán, không phân biệt rạch ròi... Thì thôi, chỉ đàn bản Vọng cổ cũng đủ rồi, đàn các bản buồn (oán) khác làm chi nữa.
Các nghệ sĩ xuất thân tài tử chính gốc xưa đàn Xuân Nữ mới đúng hơi Xuân Nữ. Những vị nổi danh ấy đã ra người thiên cổ hết rồi, như Năm Cơ, Văn Vĩ, Hai Thơm, Chín Trích, Ngọc Sáu v.v...
Có bản Xuân Nữ lưu hành trên internet do Văn Môn đàn guitar, Ba Tu đàn kìm dây hò năm (hò cống). Bắt đầu bằng cuối câu 4 của bản Xuân Nữ, tuy không rặc hơi Xuân Nữ lắm, nhưng không đến nỗi chỉ ra hơi Vọng Cổ như bản Xuân Nữ trên đây.
Bất chợt nguyenphuc không nhớ tuồng cải lương xưa nào có đàn màn bản Xuân Nữ để chỉ cho các anh chị nghe. Riêng bản Nam nhạc (Nam Ai nhạc lễ) đàn nhịp chạy thì trong tuồng Chung Vô Diệm của soạn giả Lê văn Đương (Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Hữu Phước) có một đoạn đàn màn (Năm Cơ, Văn Vĩ) chỗ Út Trà Ôn (Tề Tuyên Vương) nói lối:
Nay vắng bóng Tề trào quốc mẫu
Biệt lấy ai chống đỡ giang sơn
Đã vậy mà Điền Côn dưỡng tử cũng căm hờn
Xa lánh trẫm... lui về nơi cố quận...
À, hình như trong tuồng Bông Hồng Cài Áo (Thành Được, Thanh Nga, Ngọc Giàu), có một đoạn đàn màn bản Xuân Nữ Saigon (đàn màn cải lương và đàn hát bội dùng bản Xuân Nữ Saigon).
Trong tất cả các bài bản hơi oán, chỉ có bản Xuân Nữ là khó đàn ra rặc hơi Xuân Nữ nhất, nếu không học từ căn bản.
Đàn hát bội và đàn màn cải lương (bản Xuân Nữ) thường bắt đầu bằng nhịp (trường canh) cuối câu 4 (của bản Xuân Nữ):
Xề liu liu xế xang xư công líu công xê (XANG) <-
(chữ XÀNG)
xang xang xang xế xang xê cống xề liu xứ công líu công xê (XANG) <-
(chữ XÀNG)
v.v...
Mai mốt nguyenphuc viết bản đàn Xuân Nữ (Saigon) theo yêu cầu của anh
thaydat, chỉ viết
lòng bản mà thôi. Không thể viết bản đàn ngón được, vì rất dài. Mà cũng không ai viết ra bản đàn với chữ đàn ngón bao giờ (chỉ trừ thầy viết cho trò đang học đàn). Với
lòng bản, nếu không có căn bản, khó lòng mà đàn ra đúng hơi chính tông được.
Tóm lại, muốn học đàn thì phải "tầm sư" thôi, vì sách có câu "không thầy đố mầy làm nên". Học lóm, học mò (theo băng, đĩa), nghe qua là biết liền.