Một vở tuồng khi vừa nghe qua tên đã khiến cho mọi người phải đặt câu hỏi và cảm thấy muốn tìm hiểu ngay nội dung vở tuồng. Nếu nghe qua nội dung vở tuồng này thì khán giả sẽ cảm thấy rất hay. Vở tuồng cũng tựa như những tuồng như Tâm sự loài chim biển, Người gọi đò bên sông, Người phu khiên kiệu cưới,... Riêng mình, mình cảm thấy rất thích 2 vở tuồng là tuồng này và Người gọi đò bên sông. Nội dung rất hay, vở tuồng thuộc trường phái ca rất nhiều và nhất là lời văn rất được trau chuốt kĩ lưỡng. Mỗi câu lên vọng cổ đều hay ở từng chữ, không câu nào giống câu nào về phong cách, nghe thật thích.. Hầu như nghe thì vai nào cũng chính, vai nào cũng thích, ngay cả những vai ca ít như hồng Nga vai bà Mẹ - vì con mà chết nhưng thấy luôn nhớ và rất xúc động. Với thời điểm này, Thanh Sang luôn được vào những vai già và những vai khổ sở thiệt thòi, nhưng qua đó rất nhớ Thanh Sang.
THẰNG ĐIÊN VÙNG BẾN HẠ Tác giả: Yên Lang, Nguyên Thảo
Út Trà Ôn ...vai... Xuyên Hạ
Mỹ Châu ...vai... Phương Kiều
Minh Phụng ...vai... Nhật Kim Bình
Phượng Liên ...vai... Xuyên Lan
D. Thanh Lâm ...vai... Giang Điền
Hồng Nga ...vai... Lão Mẫu
Thanh Sang ...vai... Dã Lộ Nhân
Tám Vân ...vai... Thái Công Lang Y
Thanh An ...vai... Vĩnh Đô
Pa Minh: Tuồng này và tuồng "Người gọi đò bên sông" Pa Minh đã nghe tuồng nào chưa ạ, 2 tuồng này Pa Minh nghe xong là thích ngay đó. Tuồng này khúc cuối lúc Kim Bình bị điên loạn mới hay, giống như Máu Nhuộm Sân Chùa mà khúc Minh Cảnh ca bắn mà Pa Minh hay ca. Khúc đó ca VC nhiều lắm và bắn bậc 3 hay không luôn, tìm thêm một đào nữa là ok, hihi.
TT Ngọc Điệp: Dạ thái tử yên tâm, có nằm trong bộ sưu tập rồi ạ, hihi.. Tuồng này và "Người gọi đò bên sông" đều có Dũng Thanh Lâm và ca nhiều lắm đó ạ, nghe sẽ rất thích.
Nghe vở tuồng này muốn cảm nhận và giới thiệu cả nhà ngay, thì ra mình đã mở topic giới thiệu và phân vai rồi. Vở tuồng ra đời cùng thời điểm (1965, 1966) với những vở tuồng như: Người gọi đò bên sông, Chiều đông gió lạnh về, Bao công xử án Trần Thế Mỹ, Kiếm sĩ dơi... Vở tuồng có nội dung hay, sâu sắc, kết thúc khá là buồn. Qua các giọng ca thượng thặng Út Trà Ôn, Mỹ Châu, Minh Phụng,... Nhân vật nào cũng được đo ni, rất hợp với giọng ca từng nghệ sĩ. Trong đây, cô Phượng Liên và chú Thanh Sang chỉ ca vai đào kép thứ nhưng cỏ lẻ được khán giả nhớ đến nhiều nhất, khán giả ấn tượng và thương nhất. Hai vai đầy đau khổ và thiệt thòi về tình yêu.
Chú "Thanh Sang" thương cô "Phượng Liên" nhưng cô lại đem lòng yêu thương chú "Minh Phụng" nhưng rồi tất cả chỉ có được cái thất bại não nè, cô Phượng Liên chết đi nhưng còn dặn với "Thanh Sang" rằng:" Trước khi xác thân ta trở về nơi cát bụi ta muốn nhắn với nhà ngươi một điều sau cuối. Nếu gặp lại người kiếm sĩ hôm xưa hãy nói lại với gã rằng ta yêu gã đến muôn đời". Giọng ca cô Phượng Liên đậm chất đào thương, nghe mùi mẫn và buồn vô cùng, sau khi được hứa thì chết đi với niềm đau thương nhưng mãn nguyện, câu 6 xuống xề nghe ngậm ngùi. "Thanh Sang" cắn răng nhận lời cho người mình thương ngậm cười trước khi chết, rồi lẳng lặng ôm xác người mình yêu đi về một nơi xa xôi:" Khi nàng sống tôi yêu mà không giữ được, giờ chết rồi nàng phải thuộc về tôi mãi mãi" Khi trao lời, thực hiện xong lời hứa với người quá cố, Thanh Sang hát chỉ 2 câu Phụng Hoàng khiến người nghe cảm động:"
Tôi sẽ đưa nàng, xuống thuyền(-)
Về một đảo xa, tôi sẽ ở bên nàng trọn kiếp nhớ thương
Nước mắt thằng gù sẽ tưới mộ người yêu"
Với 2 giọng ca mùi Thanh Sang, Phượng Liên thì đã làm khán giả nhớ hơn, xúc động hơn. Cho thấy cái hay của soạn giả ngày xưa, bỏ tâm hồn vào bài hát, đo ni đúng nghệ sĩ, vì thế mà những hãng dĩa ngày xưa luôn đắt khách. Hai hai trên trong vở tuồng bất hạnh nhất về tình yêu, còn Út Trà Ôn và Hồng Nga thì vào 2 vai đau khổ vì mất con. Bà mẹ "Hồng Nga" vì con mà chết, vì vua "Út Trà Ôn" dùng quyền lực một đời để rồi cũng thất bại, mất giang sơn, mất cả con gái là quận chúa "Phượng Liên" Trước khi chết, ông đã ca vài câu Nam ai lớp mái:
- "Cha đã dùng, bạo lực. Gầy dựng cơ đồ
Gieo rất oán hờn, gây cảnh trái ngang
Để giờ trắng tay cơ nghiệp tiêu tan
Giọt máu sau cùng, cũng vĩnh viễn lìa xa..."
Cuối cùng thì cũng tự tử theo con gái mình, ân hận vì tội ác ngày xưa mình đã làm (2 câu chót Mẫu tầm tử):" Bây giờ ta là kẻ trắng tay, sự nghiệp không còn người thân cũng không. Ta còn ham sống mà làm gì, ta tự xử lấy mình ngươi khỏi bận tay" nghe thật não ruột, một vở tuồng nghe chỉ có muốn khóc, với nhiều suy nghĩ, tùy cảm nhận của mọi người. Những nhân vật chính Minh Phụng, Mỹ Châu, Dũng Thanh Lâm cũng mang đến cho người nghe những niềm vui, nổi buồn khác nhau về tình yêu, vì thù hận. Vở tuồng này là một vở tuồng rất hay, nghe hoài không chán.