1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Từ thập niên 90 (thế kỷ XX) cải lương (CL) gặp cơn bĩ cực của buổi chợ chiều do làn sóng ngoại nhập của công nghệ nghe nhìn nhưvideo, karaoke, băng đĩa ca nhạc, phim ảnh Mỹ, Hàn, v.v...


    Ngoại trừ các ngôi sao, đa số nghệ sĩ CL không sống được với nghề. Nhiều đoàn hát quốc doanh, dân doanh tan rã. Một số nghệ sĩ chuyển sang tấu hài, đóng phim truyền hình vai phụ); số đông giải nghệ bán vé số và làm đủ các nghề tay trái, sống vật vạ, lay lất. Nỗi nhớ sân khấu, buồn tủi nghiệp tằm khi đường tơ chưa trọn; sân khấu tắt đèn, màn nhung khép kín; bàn thờ Tổ đìu hiu lạnh lẽo khói hương.

    Nhiều cuộc hội thảo chuyên đề, phân tích, giải pháp... rất tổn hao tâm lực, giấy mực, bạc tiền với tiêu chí vực dậy CL. Đài truyền hình HTV với lợi thế phủ sóng rộng lớn, được điều hành bằng những cá thể, tập thể đầy nhiệt huyết dành cho nghệ thuật bản sắc, đã có nhiều động thái tích cực nhằm khai thông bế tắc, tiếp truyền sinh khí, bắt mạch thăm dò nhằm phục hồi năng lực, giúp CL qua cơn nguy ngập, trầm kha.

    Đồng hành với HTV, các Đài Cần Thơ (Thành phố) và Hậu Giang có chương trình trực tiếp truyền hình hàng tháng "Âm vang miền Tây" (đầu đến giữa thập niên thứ I, thế kỷ XXI); chương trình "Giai điệu phương Nam" trực tiếp truyền hình luân phiên mỗi tháng của nhiều Đài ở các vùng miền; chương trình "Làn điệu phương Nam" tại TP.HCM do NSND-TS Bạch Tuyết và những người bạn đã thực hiện nhiều show... Riêng HTV thì có hai chương trình đình đám là Vầng trăng cổ nhạc vào đêm thứ năm cuối mỗi tháng và trước đây có chương trình "Những cánh chim không mỏi" nhằm tôn vinh các diễn viên gạo cội, các soạn giả - đạo diễn tài năng.

    Ngoài ra, còn có game show "Giọt nắng phù sa" (thứ năm, tuần thứ hai), "Ngân mãi chuông vàng" (thứ năm tuần thứ ba mỗi tháng). "Ngân mãi chuông vàng" là hậu thân của chương trình "Ngôi sao vọng cổ" truyền hình năm 2006, sau cải danh thành chuông vàng vọng cổ. Tiêu chí của chương trình này là cuộc thi tìm tài năng trẻ ca vọng cổ xuất sắc để phát giải. Hạng nhất đạt chuông Vàng; hạng nhì đạt chuông Bạc; từ giải ba và bảy người sau nằm trong "top 10" theo danh xưng, khi 10 người vượt cùng bán kết để vào tranh chung kết.

    Từ năm 2006 đến 2011 đã sáu mùa giải với các chuông vàng: Võ Minh Lâm (Cần Thơ, 2006); Ngọc Đợi (Bạc Liêu, 2007); Võ Thành Phê (Long An, 2008); Thu Vân (An Giang, 2009); Bùi Trung Đẳng (đến từ Cần Thơ, 2010); Nguyễn Văn Mẹo (tức Hoàng Minh, 2011, người Bình Định). Tài ca vọng cổ của các chuông vàng, chuông bạc đều rất xuất sắc, suýt soát nhau, nếu không nói là ngang sức. Chuông bạc chỉ thua chuông vàng ở một cự ly bé xíu là mi-li-mét, khi người này thua người kia do một tí sơ sót, bởi Ban giám khảo cẩn mật tinh vi như mắt thần điện tử.

    Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ (CVVC) buổi ban đầu chỉ cho các thí sinh Nam tham dự. Sau đó có sĩ tử phương Bắc; đến các năm sau và năm nay, "top 9" vào chung kết có đủ Bắc - Trung - Nam. Họ ca vọng cổ đầy bản lãnh và đã xô ngã cả 500 đối thủ để đến vòng chung kết xếp hạng. Xin giới thiệu 9 gương mặt sáng giá mùa giải thứ 7 (năm 2012): 1/ Nguyễn Văn Sơn (Bạc Liêu), 2/ Nguyễn Văn Hợp (Phú Yên), 3/ Đoàn Hoa Mai (Hải Dương), 4/ Nguyễn Văn Đáng (Bắc Giang), 5/ Phạm Thúy Loan (An Giang), 6/ Phan Tấn Đạt (Tây Ninh), 7/ Phạm Thị Huyền Trang (đến từ Cần Thơ, sinh quán Bạc Liêu), 8/ Lê Thị Ngọc Thảo (Long An), 9/ Trần Ngọc Nhã Thi (Tiền Giang). Đêm chung kết thứ nhất đã diễn ra đêm 30/8; các đêm sau đó đều nhằm ngày thứ năm: 6/9, 13/9, 20/9 và 27/9 là chung kết xếp hạng.

    Kể từ khởi điểm 2006, cuộc thi CVVC ngày càng có sức lan toả cao do sự đồng thuận của nhiều giai tầng công chúng. CL tuy suy thoái, nhưng người ta chưa hết yêu làn điệu vọng cổ. Thưởu hoầng hoang của CL, Hành vân là bản nhạc nồng cốt trong mỗi soạn phẩm của nghệ thuật này.

    Cho đến khi vọng cổ khai sinh, nó như thỏi nam châm cực mạnh đầy ma lực hút hồn người mộ điệu, đường bệ tức vị đăng quang ngôi nhạc vua với tuyên ngôn bất hủ: "Phi Vọng cổ, bất thành CL!". Từ độ ấy nghệ thuật ca kịch CL với con ác chủ bài VC thần tốc lớn mạnh như sóng cả trường giang từ miền cận cuối Việt Bạc Liêu ạt ào chảy ngược miền Tây, miền Đông Nam bộ, tràn đến miền Trung ra tận Bắc bộ. Vùng miền nào CL-VC đi qua, nơi ấy bỗng vang vọng điệu VC ru hồn từ các đoàn hát mới thành lập để cùng hòa mạng CL thuần túy Việt Nam.

    Vọng cổ còn, CL còn. Có ai cắc cớ hỏi: "Nếu VC chết thì sao?" Thưarằng: "VC không thể chết; bởi chưa có dấu hiệu VC suy yếu. Một cây cổ thụ trước khi chết phải có hiệu báo: đọt, lá héo rũ trước; cành, thân theo sau. Cây đại thụ VC đang sống tốt, và sung sức, vẫn xum xuê nội địa, mà còn vươn cành, lá, đọt ra quốc ngoại; nơi nào có cộng đồng kiều bào Việt địng cư là cây VC vương tới.

    Câu hò, điệu lý, dòng sông, bến nước, con đò, cây đa, đình làng, luỹ tre, bờ dậu,... trong câu VC nhân văn tự sự đã tác động sâu xa đến ngõ ngách tâm hồn Việt tha hương; để rồi oà vở nổi nhớ quê xa từ lâu chôn kín tận tâm can bởi cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền, Nỗi nhớ bùng lên dữ dội như cơn hồn thủy đoài đoạn trong tiếng réo gọi của tình quê... Kẻ ly hương tuôn tràn lệ cảm, giục giã nhau thu xếp hành trang phản hồi quê mẹ. VC đã, đang và sẽ sống như thế đấy, làm sao chết được?

    Trong rừng cổ nhạc Nam bộ, VC đúng là dị thảo kỳ hoa trăn năm hiếm có. Tại vì nó là một thể điệu không giống bât cứ một điệu thức nào. Các bản nhạc thông thường, mỗi câu khá ngắn so với VC nhịp 32, ca từ trung thành cùng khung nhạc theo âm giai lên xuống, bổng trầm. Riêng VC không tuyệt đối theo sát khung nhạc. Trong lòng câu, người sáng tác tha hồ đặt để ca từ, không cần tuân theo "một chữ đàn một tiếng ca"; mà chỉ bắt buộc tuân thủ song lang cứ mỗi câu theo luật hò, xự, xang, xê, hoặc cống.

    Hình hài (cấu trúc), âm giọng (thể điệu) chẳng giống ai nên mới chào đời, VC (Dạ cổ hoài lang) đã hấp dẫn thính cảm đại đa số công chúng muôn phương. Quá trình gần 100 tuổi đời, nó là bản nhạc được "nghe" nhiều nhất ở hành tinh; còn ở Việt Nam, nó được "ca" và được "nghe" nhiều nhất (so với nhạc Việt và nhạc ngoại). Ai không tin, xin thử thống kê thì biết. T6àm và diện hoạt động trùm phủ như thế, VC đâu dễ chết. Nó sẽ chết chùng nào "dân gian không còn, nghệ sĩ không còn" người ca hay bài bản VC.

    HTV đã 7 năm nay và về sau tuyển chọn mỗi năm người ca VC tài hoa như những động thái đãi cát tìm kim để đức thành chuông vàng cho vọng cổ ngân mãi trong không gian Việt Nam, tôn vinh rạng rỡ một Thánh Địa Bạc Liêu có công cưu mang nhân kiệt Cao Văn Lầu từ thưởu ông còn là một thiếu nhi từ đất Rồng (Long An) du cư miệt cuối Việt.



    Cái tình và nhiệt tâm của HTV dành cho VC (và CL) như duyên và nợ (nợ, duyên tương tác hai chiều) mà chẳng phải bất cứ ai cũng có thể làm được. Bởi cốt lõi của vấn đề là sự đồng tâm của những cá thể, tập thể chung cùng một tình yêu cháy bỏng: nghệ thuật bản sắc.

    HỒ QUANG


    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (20-09-2012), MEM (20-09-2012), romeo (20-09-2012), Thanh Hậu (20-09-2012)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Anh Phong_Vũ ơi, bài này hình như nhầm tựa hả anh?! Nội dung ko đề cập tới DVD mới phát hành của Mẹo. Bữa mua báo SK được tặng 01 đĩa, tính vào chia sẻ mà ko phải. Anh xem lại giúp em nhé! Thanks
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Phong_Vũ (20-09-2012), romeo (20-09-2012), Thanh Hậu (20-09-2012)

  5. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    MEM
    Sorry em Anh nhầm tiêu đề
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    romeo (20-09-2012), Thanh Hậu (20-09-2012)

ANH EM CHANNEL