NS Bạch Tuyết và Cố NS Thanh Nga .
Ảnh Huynhcongminh
Tuồng nào? vở diễn nào?
CÁC BỘ PHIM DANH TIẾNG …nay ở đâu?
Trong kho tàng Văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm chuyển thể thành phim rất ấn tượng như “Chị Dậu”, “Vợ Chồng A Phủ”, “Làng Vũ Đại Ngày Ấy”, Hòn Đất”…Các bộ phim điện ảnh chuyển thể này bây giờ xem lại vẫn thấy hay và dạt dào cảm xúc. (Các bạn có thể vào trang Web
http://www.phim24g.net để xem lại các bộ phim Việt Nam nổi tiếng)
Điện ảnh miền Nam trước năm 1975 cũng có dựng một số bộ phim dựa theo những tác phẩm văn học nổi tiếng, hoặc những tác phẩm văn học ăn khách một thời như: Hồi Chuông Thiên Mụ, Gánh Hàng Hoa, Trống Mái, Lan và Điệp, Đôi Mắt Người Xưa…(trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới những tác phẩm v ăn h ọc được cho phép xuất bản và phát hành lại tại nước ta sau năm 1975)
“Hồi Chuông Thiên Mụ” dựa theo tiểu thuyết dã sử của nhà văn Phan Trần Chúc.Câu chuyện xãy ra tại Huế vào thế kỷ 19. Dòng sông Hương nước chãy lặng lờ đã chứng kiến biết bao chuyện oan trài của chuyện tình sư nữ Như Ngọc và anh chàng Hoài An xuất thân từ nho sinh của trường quốc tử giám triều Nguyễn theo đảng Cần Vương.Phim đầu tiên của nữ minh tinh Kiều Chinh, do hãng Tân Việt thực hiện. Đạo diễn Lê Dân.Các diễn viên như: Lê Quỳnh vai Hoài An, Kiều Chinh vai Như Ngọc, Phương Mai vai Lệ Hà, Hà Bắc vai Trưởng Tác, Thái Huy vai Bình Lâm, Ngọc Quỳnh vai Văn Thái…
Tiểu thuyết "Đôi mắt người xưa" do tác giả Ngọc Linh sáng tác khi ông còn rất trẻ, thế mà đã gây tiếng vang lớn thuở ấy. Tính đến nay, danh phẩm này đã nhiều lần được chuyển thể : từ cải lương, phim điện ảnh đến phim truyện video... Chủ đề tư tưởng của vở cải lương hay bộ phim tuy không mới lạ cao siêu, nhưng mang tính khái quát cuộc sống đời thường trong xã hội Việt Nam bất cứ thời đại nào. Tình yêu, hôn nhân đâu phải trò đùa. Kẻ nào yêu đương vội vã, thực dụng, không tỉnh táo nghĩ đến hậu quả tương lai sẽ lãnh lấy bi kịch, bất hạnh, liên lụy bao người, để rồi suốt đời ray rức. Những đứa trẻ sớm hư hỏng, phạm tội phần lớn có xuất thân là trẻ mồ côi hoặc từ những gia đình đỗ vỡ. Đó là một vấn nạn lớn đâu đâu cũng có. Như trong tác phẩm "Đôi mắt người xưa"- Vũ (Lê Quỳnh) yêu Hiền (Xuân Dung) qua đôi mắt đẹp của cô và không ngờ mình có với cô một đứa con. Sau khi tốt nghiệp y khoa bác sĩ và đang sống hạnh phúc với Ngọc và con gái là Dung, thì Hiền dẫn Lệ đến tìm cha. Việc đổ vỡ, gia đình Vũ nổi cơn giông tố, Hiền ôm hận đưa con về quê và chết trong bom đạn. Lệ (Thanh Nga) lớn lên, mang bệnh nặng sau thời gian sa đọa với nghề vũ nữ. Vũ nhìn được con nhờ đôi mắt Lệ giống cố nhân. Vốn người có trách nhiệm cao về lầm lỗi cũ, ông ta giúp đỡ Lệ hết lòng. Nhưng vì hạnh phúc gia đình cha, Lệ bỏ đi... Toàn thể các nhân vật trong tác phẩm này đều là người tốt, không có nhân vật phản diện. Đời con người, mấy ai chẳng va vấp lỗi lầm : nhưng nếu có ý thức, trách nhiệm khắc phục sửa sai thì họ đáng được trân trọng. Đó là quan điểm nhân ái xuất phát từ cái tâm, một phong cách rất...Tác giả Ngọc Linh mà ta thường cảm nhận trong các tác phẩm của ông, đậm đà nhân bản từ đầu đến cuối. "Đôi mắt người xưa" với một Thanh Nga đài trang trong vóc dáng diệu vợi buồn trên sân khấu và cả trong màn ảnh,
Bộ phim trắng đen “Trống Mái” do Hương Giang Phim sản xuất.Bộ phim phóng tác theo cuốn truyện cùng tên của nhà văn Khái Hưng. Đạo diễn: Lê Mộng Hoàng.Các diễn viên: Ngọc Hạnh, Thanh Tú, Huỳnh Thanh Trà, Cẩm Hồng, Bà Bảy Ngọc…Bộ phim hướng về xây dựng giáo dục, văn hóa dân tộc.Phim kể về một cô nữ sinh tên Hiền con gái một nhà tỷ phú ra Nha Trang nghĩ mát cùng Mẹ.Một hôm đi dạo biển, khi đến một làng chài cô gặp và thích một thanh niên khoẻ mạnh đẩy một chiếc thuyền nặng mà cả 6 người khác đẩy không nổi.Người thanh niên có ngoại hình đẹp như pho tượng này tên Vọi.Hiền làm quen với Vọi khi biết được anh hiền lành, chất phát…Rồi Hiền chia tay Vọi về Sài Gòn học.Vọi buồn bã sống trong những kỷ niệm với Hiền.Hè năm sau, Hiền lại trở về vùng biển cũ, cô nhớ đến Vọi nên ghé thăm.Khi nhìn cảnh nhà điêu tàn, Hiền lo lắng tìm kiếm mẹ Vọi. Bà đau khổ báo tin Vọi đã chết trên hòn trống mái vì quá nhớ thương Hiền.Bộ phin được đánh giá cao ở phần diễn xuất của các diển viên.Hình ảnh Thanh Tú trong vai diễn chàng trai miền Biển với bắp thịt và bờ vai nam tính của mình từng làm cho các cô gái thiếu nữ Sài Gòn chết mê, chết mệt một thời…
“Gánh Hàng Hoa” cũng là một bộ phim hay sản xuất năm 1972. Diễn viên: Mộng Tuyền vai Liên, Thanh Lan vai Nhung,La Thoại Tân, Huy Cường, …Đạo diễn: Lê Mộng Hoàng.Phim trắng đen. Dựa theo tiểu thuyết “Gánh Hàng Hoa” của Khái Hưng và Nhất Linh. Minh tốt nghiệp ở trường sư-phạm, được bổ nhiệm giáo học để có thể kiếm cơm nuôi thân và nuôi vợ. Cái đời lam lũ khó nhọc của vợ mỗi lúc nghĩ đến Minh lại lấy làm áy náy và xấu hổ. Không phải chàng cho rằng cái nghề bán hoa của vợ là hèn hạ vì nghề ấy vẫn là nghề của ông bà, cha mẹ chàng khi xưa. Nhưng chính vì nhờ vào công việc của một người đàn bà mới có thể có tiền ăn học, chàng lấy đó làm một sự kiện đáng thẹn thùng, đáng bị khinh bỉ. Liên là người vợ đ ảm đang, tão tầng bán hoa nuôi chồng ăn học thành tài…Nhưng cuộc đời có biết bao sóng gió, họ phải đương đầu và v ượt qua, họ vẫn có những tấm lòng thương yêu và giúp đỡ như Văn, Nhung...Cuối cùng một cuộc đời mới trong nếp nhà tranh đầy hoa và ánh sáng cũng đến với họ.Đây là một bộ phim ghi điểm son cho Mộng Tuyền trong nghề điện ảnh. Với vai diễn trong bộ phim này đã giúp cô trở thành ứng củ viên nặng ký của giải Tượng Vàng trước năm 1975. Huy Cường diễn xuất trong phim một vai phản diện rất ấn tượng. Vai Nhung do Thanh Lan diễn cũng là một vai có nội tâm phức tạp và khó diễn, nhưng Thanh Lan diễn rất sống động và tự nhiên, khán giả ấn tượng nhất Thanh Lan trong phim này chính là nụ cười rất tươi của cô.
“Lan và Điệp” chuyển thể theo tiểu thuyết “Tắt lửa lòng “ của nhà văn Nguyễn Công Hoan, do đạo diễn - NSƯT Lê Dân thực hiện. Thanh Nga vai Lan, Bạch Tuyết đóng vai Thúy Liễu, Thanh Tú vai Điệp, Năm Châu vai ba của Lan , Ba Vân vai ông đốc phủ,Ngọc Giàu vai bà phủ, Dũng Thanh Lâm vai nhân tình của Thúy Liễu .Một câu chuyện tình bi thương, thấm đẩm nước mắt quá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta.
“Loan Mắt Nhung” là phim mầu, màn ảnh đại vĩ tuyến. Đây là một cuốn phim hiện thực phê phán lối sống xa đọa, tăm tối của một bộ phận thanh thiếu niên trong thời kỳ Mỹ- Ngụy. Theo đánh giá của các nhà phê bình điện ảnh thì Loan Mắt Nhung là một tác phẩm tiêu biểu, táo bạo, hấp dẫn và sống thực nhất thời bấy giờ.Phim dài 1g50 phút chiếu.Nhà văn Nguyễn Thụy Long sống một đoạn đời dài với bọn du đãng, với gái điếm, mới viết ra được Loan Mắt Nhung năm 1967. Phim phỏng theo truyện xã hội đen, đời du đãng của Nguyễn Thụy Long.Phát hành: 1970 (Cosunam - Gilberte Nguyễn Văn Lợi sản xuất và phát hành - Nam Việt Nam).Đạo diễn: Lê Dân (luật sư Lê Hữu Phước). Diễn viên chính: Huỳnh Thanh Trà, Thanh Nga, Tâm Phan, Kim Xuân, Ngọc Phu, Ngọc Đức, Thiên Trang…Bản nhạc chính: Loan Mắt Nhung (Nhạc sĩ Trần Đại), nhạc sĩ Huỳnh Anh biên sọan hết phần nhạc cho phim.Loan Mắt Nhung lúc còn lương thiện có mối tình rất đẹp với cô gái tên Xuân( Thanh Nga đóng),Anh và Xuân thất lạc nhau khi Loan làm du đãng.Trong giới giang hồ xuôi ngược, anh gặp Dung (Kim Xuân đóng).Loan mắt nhung làm rất nhiều phi vụ lớn như ăn cướp, buôn lậu…Trong lòng Loan luôn mơ có ngày mình trở vể cuộc sống lư ơng thiện.Gặp lại Xuân trong hoàn cảnh éo le khi Xuân bị bọn xấu hãm hại và giết chết.Qúa đau lòng khi hoàn cảnh khiến xuôi như vậy, Loan nổi loạn giết hết bọn du đãng, giang hồ…Phủi sạch bụi đời, Loan chấp nhận cảnh tù tội khi ra đầu thú với chính quyền Ngụy.Trong phim có rất nhiều tình tiết éo le và cảm động.Có những cảnh ăn chơi, sinh hoạt vũ trường gợi nhớ một Sài gòn mù mịt về đêm.Vai Thanh Italy là vai diễn do Ngọc Phu tham gia được đánh giá là vai diễn nổi bậc nhất trong phim.Huỳnh Thanh Trà trong vai Loan Mắt Nhung. Anh gia nhập điện ảnh là một sự may mắn khi được đạo diễn Lê Dân phát hiện khi xem một vở kịch trên Truyền hình Sài Gòn.Xuất thân Huỳnh Thanh Trà là sinh viên trường Quốc gia âm nhạc ngành ca kịch.Sau khi rời trường, Huỳnh Thanh Trà từng cộng tác với đoàn cải lương Ánh Chiêu Dư ơng, Dạ Lý Hương…Sau ngày miền nam giải phóng anh vẫn là một trong những nồng cốt kịch nói miền nam với những vở diễn sáng đèn hằng đêm của đoàn kịch Bông Hồng, Kim Cương…Thanh Nga lúc này đang ở đỉnh cao tài năng và danh vọng. Đoàn làm phim phải tập trung quay cho Thanh Nga trước, vừa ngưng những cảnh quay cuối của vai Xuân, Thanh Nga cùng đoàn văn nghệ Việt Nam đi trình diễn tại Lào, vừa về nước cô lại cùng đoàn Thanh Minh- Thanh Nga đem chuông đi đánh xứ người tại hội chợ quốc tế Osaka( Nhật Bản)
Những bộ phim này hiện nay ở đâu, nếu còn có lẽ ở Viện tư liệu phim.Tất cả những bộ phim này ít nhiều cũng là những đại diện lịch sử phim Miền nam(mà ít nhiều nội dung dựa theo các tác phẩm được phép phát hành lại)nên chăng các nhà quảng lý trong lĩnh vực văn hóa hãy mỡ cuộc tập trung, nghiên cứu, tìm hiểu, bảo tồn và kêu gọi mọi người ai đang giữ những bản phim này cùng nhau ủng hộ và góp sức bảo tồn những giá trị lịch sử, giá trị tư liệu…Trên thế giới, các bộ phim kinh để hay xưa đều được bảo tồn và phát hành rộng rãi cho những ai có yêu cầu xem lại, nghiên cứu và tìm hiểu. Điện ảnh nước tae eo hẹp kinh phí, phim làm ra ít…Chúng ta cũng có thể tái bản những bộ phim này dưới dạng DVD cũng là cách phát triển và làm kinh tế hợp lý(vì nhu cầu tìm xem và khơi gợi sự tò mò cũng như yêu thích những vai diễn, nghệ sĩ xưa rất cao)…hoặc chí ít cũng phổ biến trên truyền hình hoặc trên các trang online phụ vụ nhu cầu giải trí, tìm hiểu của khán giả và các ngành nghề có nhu cầu tìm hiểu….Đều bảo tồn và phát triển này chúng ta đã làm rất tốt trong công tác bảo tồn các phim trắng đen của nền điện ảnh Cách mạng- Xã hội chủ nghĩa.Và chúng ta mới có dịp xem những bản phim trắng đen đẹp như tranh thủy mạc của “Vợ chồng A Phủ”, “Sau tháng 8”, “Ngày lễ thánh”, “Mối tình đầu”…
L Ê QUANG THANH T ÂM