Bạc liêu là một tỉnh nhỏ của vùng đồng bằng sông cửu long.thuộc vùng duyên hải tận cùng bán đảo cà mau.khi những ai nhắc đến vùng đất này,không ai mà không nghĩ đến đây chính là quê hương của bài ca bất hửu : Dạ cổ hoài lang.vừa là một cái nôi của đờn ca tài tử nam bộ.và sau đây là nhửng tiền bối của vùng đất này.
một góc quê tôi.
__________________________________________________ _______________
nghệ sĩ: Cao Văn Lầu
_nghệ danh: Sáu Lầu
_năm sinh: 22 tháng 12 năm 1892
_quê quán:tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện vàm cỏ tỉnh long an.
_quê quán hiện nay:phường 2 tp.bạc liêu
_sơ nét giới thiệu về ông:Vào một đêm tối trời cuối năm 1896, có 20 gia đình nông dân nghèo tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, huyện Vàm Cỏ, Long An, vì không chịu nổi cảnh hà khắc của bọn quan lại địa phương nên đã xuống ghe xuôi về vùng Bạc Liêu lập nghiệp. Trong số đó có gia đình ông Cao Văn Giỏi, cha Cao Văn Lầu lúc ấy chưa tròn 5 tuổi (sinh 1892).
Cha Cao Văn Lầu là người rất trọng đạo nho, ông “không sợ nghèo, chỉ sợ không giữ được đạo”. Nên khi đến vùng đất mới, ở tạm dưới mái chùa Vĩnh Phước An, ông liền gửi Cao Văn Lầu vào chùa học chữ nho. Học được hai năm, phong trào chữ Quốc ngữ phát triển, Cao Văn Lầu thôi học chữ nho chuyển sang học chữ Quốc ngữ. Nhờ sáng dạ nên rất được thầy yêu, bạn mến. Việc học đang tấn tới nhưng đến lớp nhì (nay là lớp 4) thì ông đành chịu dở dang vì gia đình túng quẩn.
Bỏ học mà gia đình chẳng vơi đi chút khó khăn nào. Thấy vậy cha ông bèn gởi ông cho thầy giáo dạy đàn ở xóm Rạch Ông Bổn. Ông thầy đàn có tên Lê Tài Khị, tục gọi Nhạc Khị, nổi tiếng môn nhạc lễ và nhạc tài tử bởi ngón đàn điêu luyện. Nhờ siêng năng, sáng dạ nên Cao Văn Lầu mau chóng sử dụng thành thạo các nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống... và trở thành nhạc sĩ nòng cốt trong ban nhạc của thầy. Ban nhạc hoạt động theo hình thức nhạc lễ kết hợp với đờn ca tài tử. Nhờ có đờn ca tài tử mà danh tiếng Cao Văn Lầu mỗi lúc một vang xa. Soạn giả Mộng Vân, một người bạn đồng môn lập gánh hát mời ông về làm nhạc trưởng. Nhờ đó mà ông có tiền gửi về nuôi cha mẹ. Theo đoàn hát được vài năm, lúc này Cao Văn Lầu tuổi đã ngoài 21, cha mẹ bắt ông về cưới vợ. Vâng lệnh cha mẹ, ông lấy cô Trần Thị Tấn, một cô gái nết na, chất phát ở miệt biển Bạc Liêu.
sơ nét giới thiệu về bà:Sinh ra tại Bạc Liêu, mảnh đất từng ghi dấu ấn với vở cải lương Dạ Cổ Hoài Lang của cố nghệ sĩ Cao Văn Lầu, cha bà là nghệ sĩ Hai Cần nổi tiếng đánh đờn cổ nhạc cho đoàn hát Thái Bình của cô Ba Ngưu, mẹ cũng làm trong đoàn hát nên nghệ sĩ Lệ Thẩm sớm "nhiễm nghề" từ nhỏ. 5 tuổi đã lên sân khấu đóng vai đào con, công chúa và đi khắp các tỉnh lưu diễn, mỗi khi đoàn diễn trên sân khấu bà ngồi trong cánh gà theo dõi từng động tác, lời thoại.
Thời đó bà phải theo cha mẹ lưu diễn khắp nơi nên cũng không được học hành gì nhiều, kiến thức sân khấu của bà chủ yếu do cha mẹ hoặc các anh lớn trong đoàn truyền dạy lại. Có năng khiếu bẩm sinh, trí nhớ tốt, nghe đọc qua một lần hoặc hai lần kịch bản là bà đã thuộc làu làu rồi lên sân khấu cứ vậy mà nhập vai
_giới thiệu đôi nét về ông: Út Hiền : Giọng ca Dĩ vàngAnh mất đã khá lâu, khi tuổi đời chưa hóa lão và nghề nghiệp còn phơi phới nét thanh xuân, tài hoa đang rộ chín. Nếu như còn tại thế, năm 2009 này, anhmừng thọ thất tuần - anh sinh năm 1940, tại thánh địa vọng cổ Bạc Liêu. Cái tên khai sinh rất đẹp bề ngôn ngữ: Lê Minh Khánh; thế mà nghệ danh lại bìnhdị chân quê: út Hiền. Trông anh hiền thật! Hiền ở ngoại mạo đẹp đẽ hào hoa. Nghe diễn thoại, diễn ca cũng hiền hòa sang trọng nhờ chất giọng kim lai thổ truyền cảm du dương,nhất là khi thể hiện làn điệu vọng cổ. Ai cũng hiểu rằng những danh ca lẫy lừng tên tuổi đều có phong cách thể hiện rất riêng, rất độc đáo do quá trìnhluyện rèn, tìm tòi và tình yêu nghiệp dĩ ấp ủ trong tim óc kết tựu thành sáng kiến cách luyến láy, sắp ca tử theo nhịp trường canh, khung nhạc, nhả chữ,chẻ nhịp, nhảy lót, tạo dấu nhấn riêng qua phát âm các thanh không - sắc - hỏi - ngã - huyền - nặng. Tự thân họ không lập bè kết phái. Nhưng công chúng,đồng nghiệp, nhạc giới công nhận họ, mến mộ họ mặn nồng đến nỗi nhiều kẻ đi sau "nhại theo" cách ca của thần tượng mà hành nghề. Vì thế có hiện tượng "bênguyên xi". Đó là nói về làn hơi bẩm sinh. Còn giống về phong cách thể hiện có khác hơn chỗ "bê nguyên xi" là có hấp thụ cách ca, nhưng có cải tiến đểtạo cái riêng, mà người sành điệu nghe qua thì biết ai giống ai. Hiển nhiên, người danh ca "được" nhiều người giống mình về phong cách trở thành "sở hữuchủ” một Trường phái như: út Trà ôn, Hữu Phước, Thanh Tuấn, Minh Cảnh, Thanh Hương,... Phương tiện để nhận thức sự đồng dạng phong cách ca đích thị làbản vọng cổ, nhạc vua.
soạn giả:Nguyễn Ngọc Thanh
_nghệ danh:yên lang
_quê quán:Giồng Me, Cầu Kè - tp.Bạc Liêu
_năm sinh:1940
giới thiệu đôi nét về ông:
Yên Lang là một trong những người Bạc Liêu đã từng đươc sự ái mộ của khán giả khắp nơi bằng ngòi bút của mình, một soạn giả bậc thầy đã từng tạo cơ hội cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, đã đem lại thành quả không nhỏ cho việc phát huy sân khấu cải lương, kịch bản của ông đa số đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người trong suốt một thời gian dài. Tên thật của ông là Nguyễn Ngọc Thanh, lúc nhỏ có bút danh là Huyền Thanh Huyền. Yên Lang đã được chào đời năm 1940 tại Giòng Me – Cầu Kè, một vùng quê nghèo ở ngoại thành Bạc Liêu, nhưng lại là mảnh đất tốt đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ, tác giả, những nhà văn hóa đã có những cống hiến tích cực cho quê hương xứ sở.
Năm 1955, Yên Lang về Sài Gòn tiếp tục học cho xong chương trình Trung học, ông học rất giỏi còn rất có khiếu về văn nghệ vì vậy ngay trong niên học đầu tiên ở đây, ông đã sáng tác vở kịch nói Đường lên ải bắc, kể lại đoạn Nguyễn Trãi tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh ở biên thùy, được chọn là một trong ba học sinh giỏi dự trại hè Đà Lạt. Từ đó cuộc sống của ông dần dần thay đổi, có nhiều cơ hội tiến gần tới nghệ thuật, nhất là khi ông lập gia đình với nghệ sĩ Kiều Oanh (Trần Thị Kiều Oanh), con ông bầu đoàn cải lương Chấn Hưng, ông càng có dịp gần gũi và nghiên cứu bộ môn nghệ thuật độc đáo này.
giới thiệu đôi nét về ông : Danh tài vọng cổ đất Bạc Liêu,Trong một đêm buồn của mấy mươi năm về trước, tại Bạc Liêu, nhạc sĩ Cao Văn Lầu vì khóc thương cho tình duyên trắc trở của chính mình mà sáng tác bài “Dạ cổ hoài lang” tiền thân của bản vọng cổ ngày nay... Rồi mấy mươi năm sau cũng tại Bạc Liêu có một nghệ sĩ đã gắn bó đời mình với cải lương Nam Bộ, ông được đồng nghiệp và khán giả mộ điệu phong tặng cho một cái tên trìu mến là “ông vua vọng cổ”- người nghệ sĩ ấy là soạn giả Trọng Nguyễn, tức Tám Nguyễn. Sinh năm 1938, trong gia đình có 6 người con nhưng không có truyền thống nghệ thuật, soạn giả Trọng Nguyễn (tên thật là Nguyễn Phú Xuân) đã đến với nghệ thuật đờn ca tài tử bằng con tim của người con vùng sông nước vốn đã mến yêu những câu vọng của từ thuở mới lọt lòng. Nơi ông chào đời là đồng Bìm bịp, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (Minh Hải cũ). Ông từng là diễn viên của đoàn Văn Công khu Tây Nam Bộ rồi đoàn Văn Công tỉnh Minh Hải. Năm 1960, ông bắt đầu sáng tác với những vở cải lương đầu đời. Trong số hơn 20 vở cải lương của ông được khán giả mộ điệu nhớ nhất là vở: “Giọt máu oan cừu”, “Bóng biển”, “Rừng thần”, “Hãy tha lỗi cho em”... ông viết nhiều về cuộc chiến đấu giữ nước hôm qua và xây dựng Tổ quốc hôm nay, những lời ca của ông thật giản dị và chân tình có sức lay động lòng người, vì ông không chỉ dừng lại ở cái tình, cái trung chung chung mà ông đã đi vào cái nghĩa, cái thực của cuộc sống.
__________________________________________________ __________________________________________________ __________________________>>>>>>còn nữa>>>>>>>>>>>>>>>>>>>