1. MEM
    Avatar của MEM
    SOẠN GIẢ LOAN THẢO




    Loan Thảo là soạn giả tài danh duy nhất dẫn đầu về sáng tác tuồng tích sân khấu lẫn tân cổ giao duyên về số lương và chất lượng.Tuồng của ông ngoài những mảng xã hội, sử, hương xa như nhiều tác giả khác Yên Lang, Hà Triều, Hoa Phượng, còn có nhiều tác phẩm của ông có mang sắc thái Hồ Quảng như Tiêu Anh Phụng, Sở Vân Cứu Giá, Sờ Vân Cưới Vợ, Chung Vộ Diệm, Phàn Lê Huê...làm cải lương thêm đa dạng, sinh động, những tuồng để đời của ông như Lan và Điệp, Tiếng Hạc Trong Trăng, Khi Rừng Mới Sang Thu , Trương Chi Mỵ Nương, Tiêu Anh Phụng, Chung Vô Diệm, Trăng Lên Đỉnh Núi,Tây Thi, Xin một lần yêu nhau... với văn chương trẻ trung, thật như có ở trong cảnh mới hiều người trong cảnh, sang ,luôn được nhiều thế hệ đem ra dựng lại như kịch của Shakespeare.

    Đương thời, ngoài là soạn giả cho các đại bang như Kim Chung, Da Lý Hương... Loan Thảo còn là soạn giả tại hãng đĩa Việt Nam, vừa có quyền như là một biên tập - một cách gọi ngày nay, cứ như là cánh tay trái cũa hãng đĩa cô Sáu Liên. Ông đã khám phá và tạo đều kiện cho hai nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ,Chí Tâm sáng chói dù trong thời chiến ác liệt, sân khấu phải đóng cửa thường xuyên vì lệnh giới nghiêm. Nhiều tuồng của những soạn giả nổi tiếng khác cùng thời khi gởi đến hãng đĩa Việt Nam đều được ông trao chuốt, chỉnh lý làm cho hay hơn như Bóng Hồng Sa Mạc, Mùa Thu Trên Bạch Mã Sơn, Chiều Đông gió lạnh về, Đợi Anh mùa lá rụng... những bài nhạc cũa nhạc sĩ Đức Phú được chèn vào đề chuyển cảnh rất tài tình.Loan Thảo tuy còn trẻ nhưng chiếm một vị trí nhất định trong giới thầy tuồng.


    Nói về tân cồ giao duyên, Loan Thảo là bậc kỳ tài bậc nhất, hầu hết những bài tân cổ được yêu chuộng, một thời ru giấc ngủ trưa, hay đêm của biết bao nhiêu người. Bài vọng cổ của ông cũng như nhiều tác giả khác viết về đề tài sử, cố tích Việt Nam và Á Đông, những giai thoại, những câu chuyện tình, tấm gương xúc động lòng người, hay giao duyên với những bài nhạc ngũ cung, ông còn có những bứt phá mãnh liệt khi kết hợp những dòng nhac khó nuốt, ý nhạc ít mà tạo ra những nhân vật, những câu chuyện hấp dẫn và đem cái gần gũi cuộc sống từ mọi miền vào tân cổ như Hò Huế (Mưa trên phố Huế), những điệu lý, giọng hò, sự đối đáp đẩy đưa đầy ẩn ý, vui nhộn từ các miền (Lý Quạ Kêu, Lý chim quyên, Lý Ru Con, Bánh Bông Lan, Về Sa Giang,Tiếng dân chài, Mười Thương,Trống Cơm,Tình Đôi Ta...), hay những dòng nhạc dân ca, trữ tình của Phạm Thế Mỹ (Thuyền Hoa, Thương Quá Việt Nam, Gánh Lúa, Rước Tình Với Quê Hương, Rạng Đông trên quê hương, Trăng Tàn trên hè phố...), đến những dòng nhạc của Phạm Duy, Duy Khánh, Hoài Linh, Trúc Phương (Thư gửi người miền xa) hay những bài hát về đời lính (Kẻ ở miền xa, Xin anh giữ trọn tình quê, Vườn Tao Ngộ...)

    Loan Thảo có nhiều bài tân cổ diễn tả cảnh chia tay của tình yêu đôi lứa nhất với những trách hờn nhẹ nhàng nhưng đau nhói, nhiều câu văn cốt chuyện là những bài học đáng quí cho thế hệ trẻ, một người trách một người bằng kết quả cuộc tình hiện tại, một nguời phân bua, đẩy đưa rất hay với những lý do khó có thề trách được như là duyên số, hoàn cảnh, do cha mẹ và dùng nhiều từ nếu, thà trong quá khứ để nhắc về kỷ niệm, kỷ niệm càng nhiều thì nổi đau giờ càng sâu. Nhiều bài cùng một đề tài nhưng mổi bài là một câu chuyện, một kiếu trách hờn khác nhau không trùng lấp, đó làm cho bài tân cổ giao duyên của Loan Thảo sống mãi và nổi bật hơn các tác giả khác. Yêu Lầm, Bìm Bịp Kêu,Thà trắng thà đen, Lý Quạ Kêu,Tựa cánh bèo trôi, Thà Như Giọt Mưa, Phút Cuối, Dòng Lệ Thương Đau, Giòng Tâm Sự, Bao Nhiêu Ngân Lệ, Bao giờ em quên, Điệp khúc thương đau, Đò Tình Lỡ Chuyến, Đôi Lời Tâm Sư, Nếu, Nếu anh đừng hẹn, Nếu chúng mình cách trở, Nếu Duyên Không Thành, Nếu Ta Đừng Quen Nhau, Thiệp Hồng Báo Tin… Anh cũng buồn, em thì cũng đau khổ, không thề giải quyết vấn đề nếu kéo dài thì không được, đặc biệt tình yêu của người con gái trong tân cổ giao duyên luôn yêu hết mình và chân thật, hết mình, cư xử văn minh, và sẽ xoá bỏ hết và cũng đau khổ nhất. Bài Tân cổ cùa ông rõ ràng không lệ thuộc hoàn toàn vào nội dung bài nhạc, mà nó có cốt truyện, có một hơi thở. Dường như ông thích khám phá đề tài này.

    Ngoài ra, ông có những bài ca nói về tình mẹ rất hay, không nặng tính kể lễ, khóc than, với văn chương mượt mà, ấm tình mẹ con, được nhiêu người ca nhưng người ta không biết đó là sáng tác của ông như Xuân Này Con Không Về, Con Gái Của Mẹ, Bông Hồng Cái Áo, Lòng Mẹ, Mùa Xuân Của Mẹ....

    Ông là soạn giả hiếm hoi đo ni đóng giày các giọng ca vàng cho các tác phẩm tân cổ của mình. Tuy sống trên duơng thế không bao lâu (sinh năm 1942, mất 1982) nhưng với hơn 300 bài tân cố giao duyên để lại cho đời là một thách thức lớn cho những ai muốn theo bước chân ông. Ông để lại hai con gái là Quế Anh, Quế Chi cũng là hai bút danh mà Loan Thảo sử dụng. Những giọng ca vàng thập niên 60, 70 đều bận rộn thu âm các bản tân cổ tuyệt vời của ông như Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Lệ Thuỹ, Mỹ Châu, Bích Hạnh, Thanh Kim Huệ, Hùng Cường, Thành Được, Hữu Phước, Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Tuấn, Minh Phụng,Tài Bửu Bửu, Chí Tâm, Út Hiền, Viễn Sơn...

    Các tuồng của soạn giả Loan Thảo:

    1- Lan và Điệp
    2- Đường Gươm Nguyên Bá
    3- Tiếng Hạt Trong Trăng
    4 -Bức Ngôn Đồ Đại Việt
    5- Xin Một Lần Yêu Nhau
    6- Trăng Lên Đỉnh Núi
    7- Lưu Minh Châu
    8 -Tây Thi (truớc 1975)
    9- Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu
    10- Chung Vô Diệm
    11- Dạ Xoa Hoàng Hậu
    12- Tái Sánh Duyên
    13- Bảo công phò nhị tẩu
    14- Đào Tam Xuân
    15- Hành Khuất Đại Hiệp
    16- Khi Rừng Mới sang Thu
    17- Lương Sơn Bá II
    18- Phàn Lê Huê
    19- Sở Vân cưới vợ
    20- Sở Vân cứu giá
    21- Thanh Xà Bạch Xà
    22- Tiêu Anh Phụng
    23 Tiếu Ngạo Giang Hồ
    24- Tô Đắc Kỷ
    25- Trương Chi My Nương
    26- Thủ Cung Sa
    27- Mười Năm Không Nói
    28- Giọt Lệ Cung Phi
    29- Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ
    30- Mạnh Lệ Quân Thoát Hài
    31- Hạnh Nguyên Cống Hồ
    .....



    Ông tên thật là Nguyễn Tấn Vị sinh năm 1942, mất ngày 13 tháng 11 năm 1982. Ngoài bút danh Loan Thảo, ông còn bút danh khác là Quế Anh, Quế Chi, Anh Vị, Dạ Thảo, Hoàng-Loan (Hoàng Việt - Loan Thảo )
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 11 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    10Cuong (10-07-2013), Alex Huỳnh (09-07-2013), AnKhanh (04-02-2018), caophihung (18-11-2015), DOHOANG (09-07-2013), Duongtonhu (11-07-2013), nhipphong (11-07-2013), phucdo6778 (10-07-2013), romeo (11-07-2013), rongcon (10-07-2013), Thanh Hậu (09-07-2013)

  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Ông mất năm mới 40 tuổi mà đã để lại một kho tàng tuồng cải lương khá đô sộ. Khâm phục thật.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (10-07-2013), caophihung (18-11-2015), romeo (11-07-2013), Thanh Hậu (09-07-2013)

  5. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Thông tin đây con cũng mới biết tác giả Loan Thảo đã mất từ những năm 80 rồi, rất rất lâu rồi. Tuổi đời chỉ 40 nhưng số lượng tuồng và TCGD thì quá nhiều, có thể trung bình ông biết được một ngày từ 1 đến 2 bài TCGD!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    AnKhanh (04-02-2018), caophihung (18-11-2015), romeo (11-07-2013), rongcon (10-07-2013)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Lời ca đúng là rất hay, mượt mà và dễ đi vào lòng người. Tài năng xuất chúng thật!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 5 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    AnKhanh (04-02-2018), caophihung (18-11-2015), nhipphong (11-07-2013), romeo (11-07-2013), Thanh Hậu (12-07-2013)

  9. MEM
    Avatar của MEM
    TÁC PHẨM CỦA SOẠN GIẢ LOAN THẢO

    STT ABC TÁC PHẨM Nhạc/Thơ Trình bày
    1 A Ai Nhớ Chăng Ai?
    2 Ai Thương Đời Lính
    3 Anh Buồn Em Thương
    4 Anh Ru Em Ngũ
    5 Áo Cưới Màu Hoa Cà
    6 Áo Đẹp Nàng Dâu
    7 Áo Em Chưa Mặc Một Lần
    8 Áo Trắng Ngày Xưa
    9 B Bà Mẹ Quê
    10 Bài Ca Ngợi Quê Hương
    11 Bao Giờ Em Quên
    12 Bao Nhiêu Ngấn Lệ
    13 Bảy Ngàn Đêm Góp Lại
    14 Biển Dâu
    15 Biển Mặn
    16 Bìm Bịp Kêu
    17 Biết Trả Lời Sao?
    18 Bóng Mát
    19 Bóng Người Cùng Thôn
    20 Bông Cỏ Mây
    21 Bông Hồng Cài Áo
    22 Bông Lang
    23 Buồn Trong Kỷ Niệm
    24 Bức Tranh Hòa Bình
    25 C Các Anh Các Chị
    26 Các Anh Đi
    27 Cảm Ơn
    28 Cánh Thiệp Hồng
    29 Căn Nhà Màu Tím
    30 Căn Nhà Ngoại Ô
    31 Câu Chuyện Đầu Năm
    32 Cây Dừa Trước Ngõ
    33 Có Thế Thôi
    34 Con Đường Mang Tên Em
    35 Con Đường Xưa Em Đi
    36 Con Gái Của Mẹ
    37 Còn Nhớ Còn Thương
    38 Cô Hàng Xóm
    39 Cuối Mùa Mưa
    40 Chiếc Áo Bà Ba
    41 Chiều Làng Em
    42 Cho Vừa Lòng Em
    43 Cho Người Vào Cuộc Chiến
    44 Cho Xin Sống Lại
    45 Chuyến Tàu Hoàng Hôn
    46 Chuyến Xe Hoa Buồn
    47 Chuyến Xe Lam Chiều
    48 Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy
    49 Chuyện Người Lính Cô Đơn
    50 Chuyện Tình A Tỷ & Du Thản Chi
    51 Chuyện Tình Lan & Điệp 1
    52 Chuyện Tình Lan & Điệp 3
    53 Chuyện Tình Cô Gái Đò Bến Hạ
    54 Chuyện Tình Hàn Mặc Tử
    55 Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi
    56 Chuyện Tình Trương Chi Mỵ Nương
    57 D Dấu Chân Kỷ Niệm
    58 Duyên Kiếp
    59 Duyên Quê
    60 Duyên Số
    61 Duyên Tình
    62 Đ Đám Cưới Đầu Xuân
    63 Đêm Buồn Tỉnh Lẻ
    64 Đêm Bơ Vơ
    65 Đêm Giáng Sinh Nhớ Mẹ
    66 Đêm Tiền Đồn
    67 Đoạn Cuối Tình Yêu
    68 Đò Tình Lỡ Chuyến
    69 Đóm Lửa Ngày Mai
    70 Đố Ai
    71 Đôi Bóng
    72 Đôi Bờ
    73 Đôi Lời Tâm Sự
    74 Đôi Ngã Chia Ly
    75 Đối Diện Nhà Em
    76 Đổi Thay
    77 Đời Không Như Là Mơ
    78 Điệp Khúc Thương Đau
    79 Đưa Em Vào Hạ
    80 Đưa Em Về Quê Hương
    81 Đưa Em Xuống Thuyền
    82 Đừng Nói Xa Nhau
    83 Đường Về Hai Thôn
    84 Đường Xưa Lối Cũ
    85 E Em Bé Quê
    86 Em Là Tất Cả
    87 Em Về Thăm Lại Quê Hương
    88 G Ga Chiều
    89 Gái Nhà Nghèo
    90 Gạo trắng Trăng Thanh
    91 Gặp Lại Cố Nhân
    92 Gặp Nhau Làm Ngơ
    93 Gõ Cửa
    94 Giã Từ Vũ Khí
    95 Gió Trăng Ngàn
    96 Giòng Lệ Thương Đau
    97 Giòng Tâm Sự
    98 Giọng Ca Dĩ Vãng
    99 Giờ Này Anh Ở Đâu ?
    100 H Hai Đứa Giận Nhau
    101 Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi
    102 Hai Mùa Mưa
    103 Hai Mươi Bốn Giờ Phép
    104 Hai Năm Rồi
    105 Hái Hoa
    106 Hát Hội Trăng Rằm
    107 Hãy Quên Nhau
    108 Hãy Trả Lời Em
    109 Hận Tha La
    110 Hoa Biển
    111 Hoa Cài Mái Tóc
    112 Hoa Mười Giờ
    113 Hoa Trắng Thôi Cài trên Áo Tím
    114 Hoa Trinh Nữ
    115 Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương
    116 Hỏi Anh Hỏi Em
    117 Hồi Tưởng
    118 Họp Mặt Lần Cuối
    119 K Kể Chuyện Trong Đêm
    120 Kiều Phong - A Tỷ
    121 Kỷ Niệm Mùa Hè
    122 Kỷ Niệm Thời Con Gái
    123 Khi Không
    124 Khi Người Lính Trẻ Về Thăm Quê Hương
    125 Khóc Thầm
    126 Không Bao Giờ Nhạt Phai
    127 Khúc Ca Duyên Lành
    128 Khúc Ca Tình Sầu
    129 Khúc Hát Ân Tình
    130 Khúc Nhạc Từ Ly
    131 Khung Trời Kỷ Niệm
    132 L Lá Thư Trần Thế
    133 Lạy Mẹ Con Đi
    134 Lòng Mẹ
    135 Lối Về Xóm Nhỏ
    136 Lời Nguyện cầu Nửa Đêm
    137 Lời Người Lính Xa Xôi
    138 Lời Thề Của Loài Hoa Trắng
    139 Lời Thề Trên Đá
    140 Lời Yêu Chưa Ngõ
    141 Ly Ca (Giã Biệt Trường Xưa)
    142 Ly Rượu Mừng
    143 Lý Cắt Cỏ (Đừng Cắt Sợi Chỉ Hồng)
    144 Lý Cây Đa
    145 Lý Con Sáo
    146 Lý Chim Quyên
    147 Lý Ngựa Ô
    148 Lý Quạ Kêu
    149 Lý Ru Con
    150 Lửa Mùa Hạ
    151 M Mai Chị Về
    152 Mãi Tìm Nhau
    153 Máu Chảy Về Tim
    154 Mắt Xanh Con Gái
    155 Mất Nhau Rồi (Thà Trắng Thà Đen)
    156 Mấy Độ Thu Về
    157 Món Quà Giáng Sinh
    158 Mộng Ban Đầu
    159 Một Chuyến Xe Hoa
    160 Một Kiếp Đoạn Trường
    161 Một Miếng Trầu Duyên
    162 Một Trăm Bến Nước
    163 Mơ Hoa
    164 Múc Ánh Trăng Vàng
    165 Mùa Gặt Mới
    166 Mùa Sầu Riêng
    167 Mùa Xuân Của Mẹ
    168 Mưa Bay Ngoại Ô
    169 Mưa Rừng
    170 Mưa Trên Phố Huế
    171 Mười Năm Tái Ngộ
    172 Mười Sáu Trăng Tròn
    173 Mười Thương
    174 N Năm Nay Em Mấy Tuổi?
    175 Nếu
    176 Nếu Anh Đừng Hẹn
    177 Nếu Chúng Mình Cách Trở
    178 Nếu Duyên Không Thành
    179 Nếu Ta Đừng Quen Nhau
    180 Nỗi Buồn Đêm Đông
    181 Nỗi Buồn Gác Trọ
    182 Nụ Tầm Xuân
    183 Nữa Đêm Biên Giới
    184 Nước Mắt Quê Hương
    185 Ngại Ngùng
    186 Ngày Đá Đơm Bông
    187 Ngày Em Về Thăm Quê Tôi
    188 Ngày Hạnh Phúc
    189 Ngày Sau Sẽ Ra Sao?
    190 Ngày Trở Về
    191 Ngày Về Thăm Nhau
    192 Ngày Về Thăm Quê Anh
    193 Ngày Xưa..Bây Giờ
    194 Ngày Xưa Lên 5 Lên 3
    195 Ngày Xưa Quen Biết
    196 Ngõ Hồn Qua Đêm
    197 Ngồi Tựa Song Đào
    198 Nghẹn Ngào
    199 Nghiêng Nón
    200 Người Bạn Tình Xưa
    201 Người Em Vỹ Dạ
    202 Người Ngoài Phố
    203 Người Tình Và Quê Hương
    204 Người Về
    205 Người Xa Về Thành Phố
    206 Nhạc Sầu Tương Tư
    207 Nhạt Nắng
    208 Nhắn Bạn Tình Xa
    209 Nhẫn Cỏ Cho Em
    210 Nhật Ký Hai Đứa Mình
    211 Nhịp Cầu Tri Âm
    212 Nhớ Một Người
    213 Nhớ Người Ra Đi
    214 Nhớ Người yêu
    215 Nhớ Nhau Hoài
    216 Những Đồi Hoa Sim
    217 Những Ngày Xưa Thân Ái
    218 P Phép Nhiệm Màu
    219 Phận Nghèo
    220 Phiên Khúc Một Chiều Mưa
    221 Phố Buồn
    222 Phút Cuối
    223 Q Qua Cơn Mê
    224 Qua Bến Đò Xưa
    225 Qua Cầu Gió Bay
    226 Quán Gấm Đầu Làng
    227 Quê Mẹ
    228 Quê Nghèo
    229 R Rạng Đông Trên Quê Hương
    230 Rừng Lá Thấp
    231 Rước Tình Về Với Quê Hương
    232 S Sáng Lại Đêm Trăng
    233 Sao Anh Không Đến?
    234 Sao Chưa Thấy Hồi Âm?
    235 Sao Không Thấy Anh về?
    236 Sáu Tháng Quân Trường
    237 Sầu Tím Thiệp Hồng
    238 Se Chỉ Luồng Kim
    239 Sương Lạnh Chiều Đông
    240 Sương Trắng Miền Quê Ngoại
    241 T Tà Áo Cưới
    242 Tạ Từ Trong Đêm
    243 Tâm Sự Nàng Buram
    244 Tâm Sự Của Em
    245 Tấm Ảnh Ngày Xưa
    246 Tình Bơ Vơ
    247 Tình Ca Trên Lúa
    248 Tình Chỉ Đẹp
    249 Tình Dân Trên Đồng Lúa Thắm
    250 Tình Đôi Ta
    251 Tình Đời
    252 Tình Em Biển Rộng Sông Dài
    253 Tình Hậu Phương
    254 Tình Hoài Hương
    255 Tình Mùa Hoa Nở
    256 Tình Nước
    257 Tình Nghèo
    258 Tình Người Phu Xe (Liên ca)
    259 Tình Thắm Duyên Quê
    260 Tình Yêu Đầu Đời
    261 Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao
    262 Tiếng Dân Chày
    263 Tiếng Hai Đêm
    264 Tiếng Hát Đồng Xanh
    265 Tiếng Sông Cửu Long
    266 Tiếng Sông Hồng
    267 Tiếng Xưa
    268 Tôi Nhớ Tên Anh
    269 Tôi Yêu
    270 Tuyết Lạnh
    271 Từ Giây Phút Này
    272 Tựa Cánh bèo Trôi
    273 TH Thà Như Giọt Mưa
    274 Thành Phố Buồn
    275 Thân Phận
    276 Thiệp Hồng Báo Tin
    277 Thói Đời
    278 Thương Hận
    279 Thuyền Không Bến Đỗ
    280 Thư Gửi Người Miền Xa
    281 Thư Về Em Gái Thành Đô
    282 Thư Xuân Trên Rừng Cao
    283 Thương Quá Việt Nam
    284 Thương Về Miền Trung
    285 TR Trả Lại Thời Gian
    286 Trả Lời Thư Em
    287 Trả Tôi Về
    288 Trăm Năm Bến Cũ
    289 Trăm Nhớ Ngàn Thương
    290 Trăng Sáng Vườn Chè
    291 Trăng Tàn Trên Hè Phố
    292 Trăng Về Thôn Dã
    293 Trầu Cau
    294 Trống Trường Thành
    295 Trước Khi Trả Lời
    296 Trường Cũ Tình Xưa
    297 V Về Dưới Mái Nhà
    298 Về Miền Trung
    299 Về Sa Giang
    300 Vĩnh Biệt
    301 Vòng Tay Nào Cho Em
    302 Vọng Gác Đêm Sương
    303 Vườn Dâu Lá Mới
    304 Vườn Tao Ngộ
    305 X Xa Vắng
    306 Xe Hoa Cách Biệt
    307 Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê (ver.1)
    308 Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê (ver.2)
    309 Xin Cho Tôi Giấc Mộng Bình Yên
    310 Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân
    311 Xin Làm Chim Rừng Núi
    312 Y Yêu Lầm
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    AnKhanh (04-02-2018), caophihung (18-11-2015), Giang Tiên (17-11-2015), ntkmq (18-11-2015)

  11. MEM
    Avatar của MEM
    Anh em thấy thiếu bài gì, bổ sung nhé!
    Để MEM xem bài nào có audio rồi ở trang nhà sẽ đưa vào để mọi người thưởng thức cho dễ, cái nào chưa có thì chờ mọi người chia sẻ!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    AnKhanh (04-02-2018), caophihung (18-11-2015)

  13. hoangduyvu
    Avatar của hoangduyvu
    Chỉ thiếu file âm thanh hay thôi!!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to hoangduyvu For This Useful Post:

    AnKhanh (04-02-2018), caophihung (18-11-2015), MEM (18-11-2015), nhipphong (18-11-2015)

  15. MEM
    Avatar của MEM
    Có bài nào cập nhật bài đó, sau này có hay thì mình bổ sung sau. hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    AnKhanh (04-02-2018), nhipphong (18-11-2015)

  17. AnKhanh
    Avatar của AnKhanh
    Người xưa - Chuyện cũ: Soạn giả Loan Thảo - Một bậc kỳ tài bạc mệnh

    20/08/2014 8:30:30 SA
    Trong giới soạn giả Cải lương và tác giả viết Vọng cổ Nam bộ trước năm 1975, cố soạn giả Loan Thảo là một trong những soạn giả Cải lương và tác giả viết Vọng cổ tài hoa, nhưng lại bạc mệnh nhất.


    Có thể nói, nổi bật nhất của ông là viết thể loại Tân cổ giao duyên đến hàng trăm bài và rất nhiều vở Cải lương nổi tiếng trên nhiều góc cạnh đề tài và loại thể. Bút pháp của ông xây dựng hình tượng nhân vật có sức sống mạnh mẽ, ngôn từ rất gần gũi với đời sống tâm lý xã hội, ca từ thông thoáng gợi cảm, giàu biểu hiện và tạo sự dễ dàng cho người ca cảm xúc.




    Cố soạn giả Loan Thảo tên thật là NguyễnTấn Vị, sinh năm 1942 và mất năm 1982. Ông cầm bút sáng tác từ thời còn là học sinh (13, 14 tuổi), ban đầu ông viết báo tường và làm thơ. Vốn mê Đờn ca Tài tử - Cải lương nên ông học ít nhiều cả đờn Guitar phím lõm (đờn không hay) và ca; có lẽ, đó là yếu tố để làm cơ sở nền tảng cho công việc sáng tác của ông sau này. Ông vốn thông minh và nhạy cảm, tư duy giàu tưởng tượng; ông là một soạn giả - tác giả kỳ tài so với nhiều đồng nghiệp khác. Sở trường và sở đoản của Loan Thảo đều đa năng: soạn kịch bản Cải lương khá rộng về thể tài như tâm lí xã hội, hương xa, dã sử, màu sắc, kiếm hiệp… Ở thể loại Tân cổ giao duyên lại càng phong phú hơn về đề tài, bút pháp sắc bén, khai thác mọi ngõ ngách cuộc sống xã hội, nhất là nhiều bài Tân cổ giao duyên đi vào tình cảm mọi tầng lớp xã hội và gần gũi với cuộc sống đương thời, nhất là tình yêu đôi lứa với nhiều chuyện tình đa dạng, trắc ẩn… Ngoài bút danh Loan Thảo, ông còn có các bút danh: Quế Anh, Quế Chi, Anh Vị, Dạ Thảo, Hoàng Loan…

    Về kịch bản Cải lương, mặc dù ông viết nhiều thể tài (thể loại - đề tài) nhưng có lẽ ở thể tài sửhương xa là đắt giá nhất. Ông vận dụng từ những cốt truyện sử Trung Quốc và nhuận sắc Cải lương mà trong giới thường gọi là hương xa (tuồng nước ngoài). Nét riêng của Loan Thảo là vừa kết hợp tâm lý xã hội về những câu chuyện tình cảm, tình yêu, với kiếm hiệp, nhất là thể tài màu sắc. Loan Thảo là soạn giả từng một thời chấp cánh cho nhiều đại bang Cải lương Sài Gòn trước năm 1975 nổi tiếng, nhất là các gánh của Công ty Kim Chung và Dạ Lí Hương. Một khối lượng kịch bản của ông đã làm nức lòng khán giả trước năm 1975, và những băng dĩa thu lại sau này vẫn còn nhiều thế hệ khán thính giả trẻ mến mộ. Những vở màu sắc theo phong cách ca kịch Hồ Quảng, phỏng theo cốt truyện Trung Quốc có: Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, Chung Vô Diệm, Dạ xoa Hoàng Hậu, Tái Sánh Duyên, Bao công phò nhị tẩu, Đào Tam Xuân, Lương Sơn Bá, Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Mạnh Lệ Quân, Hạnh Nguyên cống Hồ, Phàn Lê Huê, Sở Vân cưới vợ, Sở Vân cứu giá, Thanh xà Bạch xà, Tiêu Anh Phụng… Những nhân vật của ông hầu hết là nhân vật mang tính sử thi của Trung Quốc, mỗi nhân vật có tính cách khác nhau, ông sử dụng ngôn từ hội thoại (đa thoại, độc thoại) tạo cho các nhân vật đều bộc lộ khí phách khác nhau. Những nhân vật nữ thường là võ tướng - anh thư của ông vừa khí phách hào hùng, có lúc dịu dàng như một giai nhân, khiến cho đối tượng đối địch không những khi thua trận mà còn đem lòng yêu thương đối phương: một Lưu Kim Đính, Chung Vô Diệm (khi lột xác), Đào Tam Xuân, Phàn Lê Huê, Mạnh Lệ Quân…

    Một số vở màu sắc hương xa, cốt truyện vừa có tính huyền sử, vừa đi vào tâm lí xã hội về tình cảm bằng những câu chuyện tình yêu trắc trở hay nghịch đảonhư: Đường gươm Nguyên Bá, Tiếng hạt trong trăng, Bức ngôn đồ Đại Việt, Xin một lần yêu nhau, Trăng lên đỉnh núi, Tây Thi (truớc 1975), Hành khuất đại hiệp, Khi rừng mới sang thu, Trương Chi - Mỵ Nương…Nhân vật nam thường tỏ khí khái hào hiệp, luôn tạo một hình tượng của những đấng trượng phu quân tử; nữ là những anh thư nhưng đầy nữ tính và quyết đoán. Để rồi Loan Thảo hướng cho những nhân vật của mình đi đến kết cuộc có hậu, thiện thắng ác, nhu thắng cương, chính thắng tà, trung thắng gian nịnh…
    Với những tài năng về soạn kịch bản Cải lương đa dạng của ông, nên có một thời ông được hãng băng Việt Nam của cô Sáu Liên mời làm biên tập và kỹ thuật phòng thu. Tại đây, với một thời gian khá dài, kịch bản của nhiều tác giả khác, khi qua tay ông được nâng lên hoặc nhuận sắc, chỉnh lí tạo nên một tác phẩm có sức thu hút công chúng hơn. Chẳng hạn những tác phẩm nổi tiếng trước năm 1975 như: Bóng hồng sa mạc, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Chiều đông gió lạnh về, Đợi anh mùa lá rụng… Đặc biệt, soạn giả Loan Thảo còn là người “đo ni đóng giày” bằng thể loại Tân cổ giao duyên đã chấp cánh cho nhiều nghệ sĩ thành tài danh trước năm 1975 như:Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bích Hạnh, Thanh Kim Huệ, Thành Được, Hữu Phước, Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Tuấn, Minh Phụng,Tài Bửu Bửu,Chí Tâm, Út Hiền...

    Có lẽ, thể loại Tân cổ giao duyên xưa nay khó có ai sánh kịp Loan Thảo, biết rằng mỗi người có thế mạnh và cái hay riêng, nhưng nét độc đáo của Loan Thảo là nổi trội hơn hết về bút pháp, ca từ. Bởi do sự nhạy bén của ông về đề tài và thể loại rất phong phú, những chi tiết đơn giản ở đời thường, khi ông đưa vào tác phẩm qua sự trau chuốt thành những ngôn từ văn chương bóng bẩy và hàm súc. Ông viết lời Vọng cổ cho Tân cổ giao duyên luôn quyện chặt nội dung giữa tân và cổ, không có nghĩa là lời tân một nơi, lời cổ một nẻo như một số bài của một số tác giả khác sau 1975. Ca từ của ông bám sát trạng thái tâm lý của chủ thể, ngôn từ thích nghi với từng hoàn cảnh, vừa mộc mạc, vừa trữ tình sâu lắng, có tính triết lí nhân sinh… Đơn cử chỉ một đoạn trong bài “Con gái của mẹ” cũng là bài nổi bật của NSND Lệ Thủy và NS Phượng Liên trước 1975:“Mẹ ơi, phận gái 12 bến nước biết bến nào trong, biết sông nào đục,biết rủi hay may một ngày xuất giá theo… chồng. Mẹ đã nuôi con nên vóc, nên hình. Mười mấy năm mẹ cưu mang, quản dưỡng,chưa một ngày đền tạ nghĩa ân. Mai mốt đây, con về làm dâu thiên hạ là cả cuộc đời trao trọn cho người ta,để mẹ cô đơn khi bóng xế tuổi già,ai hầu hạ, chăm lo từng bát cơm chén nước… Nuôi con khôn lớn mẹ đâu mong gì con nuôi lại mẹ,chỉ mong sao chuyện nợ duyên của con suôn sẻ, tròn đạo dâu con, vẹn phận vợ hiền. Bấy nhiêu thôi là mẹ đủ vui mừng…”.Còn nội dung dí dỏm, ca từ đối đáp trữ tình, duyên dáng mà chân chất mượt mà như bài “Bánh bông lan”, bài mà NSND Lệ Thủy và NSƯT Minh Vương chiếm cảm tình công chúng nhất: “ (nam) Cô Hai ơi! cái bông lan nhụy vàng cánh trắng, còn cái bánh bông lan thì (thì làm sao?) nhụy vàng mà cánh cũng vàng luôn. Vậy đó mà hễ vắng lâu là trong dạ thấy buồn, chắc là mai mốt tui về tui ở luôn... dưới... này. Ủa, sao mà cô Hai nín thinh không nói một lời. Ông bà ta có bảo: “hễ có ăn thì phải có nói”, sao cô Hai hà tiện với tui từng lời ăn tiếng nói vậy cô Hai? (nữ)Dạ phải rồi đó anh Ba, ông bà mình nói đúng “hễ có ăn thì có nói” nhưng từ sáng tới giờ tui bán chứ hổng có ăn. (nam)Ủa, nói vậy từ sáng tới giờ tui ních gần cả chục cái bánh bông lan rồi hả? Thôi, cái điệu này chắc là tui phải ở đây nói hoài nói luôn cho tới sáng…”. Ngoài ra, Loan Thảo còn sáng tạo đưa hò Huế vào Tân cổ giao duyên để “đi ni đóng giày” cho NS Minh Cảnh đi vào lòng người những bài như: Mười thương, Mưa trên phố Huế…; ông còn kết hợp những ca khúc vui nhộn trữ tình, mang tính dân gian qua các bài Lý: Lý quạ kêu, Lý chim quyên, Lý ru con… Hàng loạt tác phẩm Tân cổ giao duyên chuyên chở nội dung phong phú ở nhiều đề tài rất thực tế với đời sống tâm lý xã hội, nhất là trạng thái tâm lý về tình yêu đôi lứa; và điều này, tác giả Loan Thảo đã thay mặt cho biết bao tình nhân để bày tỏ nỗi niềm trắc ẩn của họ. Có thể thấy qua một số tác phẩm của ông nói lên điều đó như:Yêu lầm, Bìm bịp kêu,Thà trắng thà đen, Lý Quạ Kêu,Tựa cánh bèo trôi, Thà như giọt mưa , Phút cuối, Dòng lệ thương đau, Giòng tâm sự,Bao nhiêu ngân lệ, Bao giờ em quên, Điệp khúc thương đau, Đò tình lỡ chuyến, Đôi lời tâm sự, Nếu, Nếu anh đừng hẹn, Nếu chúng mình cách trở, Nếu duyên không thành, Nếu ta đừng quen nhau,Thiệp hồng báo tin… Ở đề tài về mẹ, ông cũng có tác phẩm miêu tả tình cảm, tâm trạng người mẹ như: Con gái của mẹ, Bông hồng cài aó, Lòng mẹ,Mùa xuân của mẹ, Xuân này con không về... và bài “Xuân này con không về” đã được xem như trong trong những bài nổi bật của NSƯT Thanh Tuấn trước 1975. Ca từ giàu tính xúc cảm và biểu hiện, thấm đẫm tình mẫu tử sâu sắc: “Chiều nay én liệng trời cao, hoa mai đào vàng trên rẫy, nẻo quê hương mù sa diệu diễn, mẹ ơi, xuân năm nay chắc con sẽ không… về. Chắc mẹ giờ đây còn tựa của đợi chờ. Ngày ra đi con có hẹn rằng sẽ trở lại, khi mai đào rụng cánh đầy sân. Trời bây giờ trời đã sang xuân mà con mẹ vẫnđôi đường cách trở, nhớ mẹ nhiều con không thể về thăm, chắc nỗi chờ mong tóc mẹ nhuộm màu sương tuyết…”.

    Cố soạn giả Loan Thảo là một trong những soạn giả Cải lương và tác giả viết Tân cổ giao duyên hiếm hoi trong làng Cải lương Nam bộ, nhưng rất tiếc ông ra đi về với Tổ nghiệp quá sớm (1942 - 1982). Dù vậy, nhưng tài năng nghệ thuật sáng tạo của ông chắc hẳn trong giới và những ai mộ điệu, thì Loan Thảo vẫn xứng đáng để cho hậu thế truyền tụng và sống trong sự kính nể của bao người.

    Đỗ Dũng / Hội NSSKVN

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL