Nếu như bạn có thiện chí chia sẽ giúp bạn hãy vào diễn đàn cổ nhạc việt nam trang học đàn với nhac sĩ Văn Sơn sẽ thấy mục tìm hiểu chữ đàn nâng cao trong đó sẽ thấy kí âm sáu câu vọng cổ của danh cầm Năm Cơ.
Còn bài đàn vào trang đọc tấu.
Thưa anh thaydat,
Theo hướng dẫn của anh, em đã vào trang anh chỉ; đã nghe audio nhạc sĩ Nam Cơ đàn kìm dây Hò Tư bản Vọng cổ (đào) nhịp 32, và cũng đã xem qua phần ký âm của nick Mây Trời thì đúng là tại nhịp trường canh thứ 4 của câu 2 (chỗ em chỉ mũi tên) nhạc sĩ Năm Cơ đàn chữ LIU.
Phần nầy em xin giải thích như sau:
Lúc bản Vọng cổ nhịp 32 thịnh hành thì cây đàn ghi ta (phím lõm) đang sử dụng dây Rạch Giá. Các danh cầm tài tử lúc đó đàn các câu chầu (mà nhiều người gọi là láy) thường đi luôn 8 nhịp chứ không phân ra 2 khuôn riêng biệt. Thậm chí tại nhịp thứ 4 rất nhiều nhạc sĩ đàn chẻ bảy rưỡi (ký âm tân nhạc là dấu lặng), mà đàn chẻ thì tại nhịp thứ 4 đâu có chữ đàn gì (dấu lặng). Trong bản đàn kìm này, nhạc sĩ Năm Cơ đã đàn theo cách đó tức là đi luôn một hơi 8 nhịp cho tới nhịp thứ 8 là chữ XANG mà không ghé về XỀ tại nhịp thứ 4.
Nếu anh thaydat (và các anh chị) có nghe lại những bản đàn Vọng cổ độc tấu của nhạc sĩ Văn Vĩ (và một số bài ca 6 câu Vọng cổ) thời thập niên 60-70 thì sẽ nghe rất nhiều bản đàn mà các nhạc sĩ đàn câu chầu đi luôn một hơi 8 nhịp, thậm chí đàn chẻ tại nhịp thứ 4.
Ví dụ như bản Vọng cổ Tarzan Nổi Giận (Văn Hường ca), Tựa Tuồng Sân Khấu (Văn Hường ca), Võ Đông Sơ (Minh Cảnh ca)... nhiều lắm, em không nhớ hết.
Ba bản Vọng cổ này nghe ở câu chầu của câu 5, nhạc sĩ Văn Vĩ đàn luôn một hơi 8 nhịp, không ghé về XỀ ở nhịp thứ 4.
Có nhiều câu chầu của câu 2, nhạc sĩ Văn Còn (danh cầm dây Rạch Giá), Năm Cơ, Văn Vĩ... cũng đàn luôn một hơi 8 nhịp, không ghé về XỀ tại nhịp thứ 4. Bất chợt em không nhớ ra bản Vọng cổ nào do nghệ sĩ nào ca để dẫn chứng ra đây. Anh thaydat (và các anh chị) có thể tìm nghe những bài ca bài đàn thời thập niên 60-70 (như đã nói trên) sẽ rõ.
Hình như bản Vọng cổ Võ Đông Sơ (Minh Cảnh ca, Văn Vĩ đọc tấu ghi ta điện), câu chầu của câu 2 cũng đàn luôn một hơi 8 nhịp, không ghé về XỀ tại nhịp thứ 4.
Ghi chú: giới tài tử gọi câu đàn từ dứt câu trước chuyển qua câu kế tiếp là
CÂU CHẦU (chầu có nghĩa là ở trước). Cũng có nhiều người gọi là
LÁY, vì đoạn đó người nhạc sĩ thường biểu diễn luyến
LÁY, tiết tấu, chạy ngón nghe cho hay, do đoạn đó không có ca nên đàn mắc mỏ nhịp độc cũng không ảnh hưởng đến người ca. Khi vô lòng câu ca thì đàn khuôn trở lại cho người ca ít bị rớt nhịp (trừ trường hợp nhạc sĩ muốn phá người ca).
Không biết cách giải thích của em có (những) điểm nào chưa rõ ?