1. MEM
    Avatar của MEM
    Kim Chung, cải lương Bắc giữa Sài Gòn

    Với người Hà Nội, rạp Chuông Vàng trên phố Tạ Hiện – Hàng Bạc đã quá quen thuộc. Nó đã hiện diện ở đấy khi Hà Nội trở thành thủ phủ hành chính của xứ bảo hộ thuộc người Pháp. Nhưng phải mất đến hơn 30 năm tôi mới được nhìn thấy nó trong lần thứ nhì ra thủ đô (1995). Chỉ là một rạp tuồng, nó không phải là di tích lịch sử, nhưng với người Sài Gòn gốc Bắc, một đoàn cải lương xứ Bắc đã gióng những “hồi chuông vàng” với slogan thời ấy như một thương hiệu: “Kim Chung – Tiếng chuông vàng Thủ đô”. Đoàn cải lương Kim Chung đóng quân ở rạp Olympic (nay là số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM). Những danh tài xứ Bắc: Kim Chung, Bích Hợp, Ngọc Toàn, Huỳnh Thái, hề Ba Hội… nhanh chóng không chỉ đứng vững trên vùng đất phía Nam, nơi khai sinh nghệ thuật cải lương mà còn nhanh chóng chiếm lĩnh tình cảm khán giả khi ấy là cả ba miền, những cư dân nhiều nơi đến lập nghiệp tại Sài Gòn.


    Bích Hợp, đệ nhất đào thương miền Bắc và Huỳnh Thái
    trên sân khấu Kim Chung – 1950

    Nếu nghệ sĩ tài năng của mọi thời đại cải lương và tuồng cổ – cô Bảy Phùng Há chuyên đóng những vai giả trai, dũng tướng của tuồng cổ miền Nam thì nghệ sĩ Kim Chung cũng rất thành công với những vai “cải nam trang” trong các vở tuồng màu sắc diễm tình như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Mạnh Lệ Quân.

    Nếu báo giới Sài Gòn phong tặng nghệ sĩ Út Bạch Lan là Sầu nữ hay Đệ nhất đào thương miền Nam… thì danh hiệu Đệ nhất đào thương miền Bắc thuộc về nữ nghệ sĩ Bích Hợp. Nếu Thành Được là kép đẹp điển trai hạng nhất thời ấy, thì trên sân khấu Kim Chung, nghệ sĩ Ngọc Toàn cũng được xiển dương là Tống Ngọc của Tiếng chuông vàng Thủ đô. Đoàn Kim Chung lừng lẫy không thua kém đại ban nào của miền Nam cùng thời. Và người Hà Nội lưu lạc tận Sài Gòn mỗi cuối tuần lại được nghe những làn điệu cải lương rất… miền Bắc.


    Kim Chung (trái), Ngọc Toàn trong vở Mạnh Lệ Quân kỳ nữ – 1950

    Người miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng có mặt ở Sài Gòn cũng thuộc nhiều thành phần khác nhau. Trí thức, công chức, bình dân… Cuối tuần tuỳ theo sở thích và hoàn cảnh kinh tế mà đi giải trí, tôi – người viết chỉ lên năm lên mười, thỉnh thoảng được theo mẹ đi xem cải lương đoàn Kim Chung (dù trẻ con thích coi xinê hơn, lại nữa, đi xem cải lương chỉ vào buổi tối không có cái thú nhảy xe thổ mộ vì xe ngựa không chạy ban đêm). Rạp Olympic thay cho nỗi nhớ nhung rạp Chuông Vàng trên phố Tạ Hiện bây giờ.

    Sài Gòn – Hà Nội. Trong nỗi thăng trầm của lịch sử, lịch sử cũng chở theo những dòng chảy văn hoá khác của hai miền để hôm nay (hay từ lâu) đã nhập vào làm một. Một nền nghệ thuật chung có tên: văn hoá Việt.


    Mai Mai
    Ảnh Huỳnh công Minh
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    10Cuong (21-02-2013), DOHOANG (22-02-2013), phong8579 (15-03-2013), romeo (29-01-2013)

  3. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Đoàn Kim Chung hay Tiếng Chuông Vàng Bắc Việt


    Khoảng gần cuối năm 1954, nghĩa là sau khi Hiệp Ðịnh Genève ký kết, người ở Thủ Ðô Sài Gòn, nhứt là khán giả ái mộ cải lương bổng thấy một đoàn hát mới từ miền Bắc xuất hiện tại Hòn Ngọc Viễn Ðông



    Nghệ sĩ Kim Chung (bìa phải)

    Ðó là đoàn Kim Chung theo làn sóng di cư của gần một triệu đồng bào xuôi về miền Nam Việt Nam. Thoạt đầu, đoàn Kim Chung vẫn lưu diễn nơi nay nơi nọ, nhưng sau một thời gian rồi về rạp Trung Ương Hí Viện Aristo (về sau là nhà hàng Lê Lai) hát thường trực tại đây.


    Ðây chỉ là lần “đóng đô” thứ nhứt của đoàn Kim chung, vì sau đó năm 1968 đoàn lại dời đô lần nữa về rạp Olympic ở đường Hồng Thập Tự và “trụ bộ” ở đây cho đến ngày rã gánh (1975). Cũng nên biết lúc đầu mới vào Nam đoàn “Tiếng Chuông Vàng Bắc Việt” hơi kén khách. Vì sao? Phải nhìn nhận rằng khán thính giả ở miền Nam đi xem cải lương phần đông đều ưa thích nghe bản vọng cổ, một bản ca nhạc bình dân xuất xứ từ nơi đồng áng nông thôn thuộc miền Nam, sông Hậu. Chính cha đẻ của bản nhạc này là người ở Bạc Liêu, nên bản nhạc còn có tên gốc rễ là “Vọng Cổ Bạc Liêu,” là một bản ca nhạc độc tôn ngự trị trong lòng khán thính giả miền Nam hàng chục năm qua, hiện tại và trong tương lai lâu dài nữa.

    Trong khi đó thì các nam nữ nghệ sĩ dưới bảng hiệu kim Chung lúc bấy giờ toàn là người miền Bắc, cố nhiên, không thể nào sử dụng được bản vọng cổ có âm hưởng du dương đúng mức đi sâu vào tâm hồn khán thính giả như nghệ sĩ miền Nam được. Vì như đã nói, bản nầy ra đời tại miền Nam, dường như chỉ đặc biệt dành cho người miền này sử dụng. Chính nghệ sĩ đoàn Kim Chung cũng nhận rõ điều đó nên về sau các cô Kim Chung, Bích Hợp, Bích Sơn v.v... đều cố gắng ca vọng cổ theo giọng Nam.

    Vậy có thể nói sở dĩ lúc đầu bảng hiệu Kim Chung hay Tiếng Chuông vàng Bắc Việt hơi kén khán giả (miền Nam) là do chưa ca được bản vọng cổ đúng giọng miền Nam vậy.

    Thế nhưng, nhờ đâu Kim Chung được đông khách tại rạp Aristo? Ðây là một sự ngẫu nhiên, vì như ai nấy đều biết, sau khi Hiệp Ðịnh Genève được ký kết tại Thụy Sĩ thì hàng loạt đồng bào từ miền Bắc di cư vào Nam. Mỗi ngày có hàng ngàn người với mọi phương tiện thủy, bộ và hàng không đổ về miền Nam tản mát khắp nơi, nhứt là vùng Sài Gòn phải tiếp nhận đông đảo đồng bào di cư nhiều hơn hết. Cho đến đỗi không đủ nơi cho đồng bào tạm trú, vì lúc đó chưa có những khu dinh điền dành cho đồng bào tị nạn, nhiều nơi trong thành phố và ngay cả các công thự cơ sở của chánh phủ lúc ấy, cũng được đồng bào chiếu cố làm chỗ ăn ở tạm thời. Quang cảnh Thủ Ðô Sài Gòn lúc bấy giờ chẳng khác gì các tỉnh lỵ miền Nam đã tiếp đồng bào tạm cư vào những năm chiến tranh trước 1975.

    Dĩ nhiên, tất cả đồng bào di cư hồi ấy đều “thất nghiệp 100/100” cứ ăn rồi đi “bát phố,” song đi mãi thì cũng mỏi chân mà mắt nhìn phố phường riết rồi cũng chán. Người ta liền nghĩ đến chuyện vào rạp hát để vừa nghỉ chân vừa đưa mắt lên sân khấu xem hát cho đỡ buồn. Bảng hiệu Kim Chung được đồng bào di cư kéo đến ủng hộ đông đảo hằng đêm tại Trung Ương Hí Viện là như thế.

    Theo Ngành Mai
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 7 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:

    10Cuong (21-02-2013), DOHOANG (22-02-2013), MEM (02-12-2012), phong8579 (15-03-2013), romeo (29-01-2013)

  5. nhinho85
    Avatar của nhinho85
    bài rất hay
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to nhinho85 For This Useful Post:

    romeo (29-01-2013), Thanh Hậu (25-10-2012)

  7. hunggiay
    Avatar của hunggiay
    bài rất hay...tìm google mà ít thông tin quá

    hung giay | hunggiay | giay converse | giay converse nam | giày converse | giày converse nam | giày vans | giay vans | giày lacoste | giay lacoste | lacoste |
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL