Trang 1/4 1 2 3 4 CuốiCuối
  1. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Nghệ sĩ nhân dân - Tỷ lệ nào cho tài năng và sự tận hiến?

    Con số thì cũng nằm trong tay con người. Liệu tỷ lệ 10% hay cả 90% kia có cân đo đong đếm được hết tài năng, những đắng cay tận tụy và cống hiến cho biết bao thế hệ khán giả?
    Đến hẹn lại lên, mùa xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lại rộn lên những mong đợi ở người này, ngậm ngùi cho người kia. Và một lần nữa, những lá phiếu vô tri lại không hề vô tình khi gạt ra ngoài những cái tên mà sự chứng thực về tài năng, về sức đóng góp, về độ thu hút khán giả của họ đã được chính người trong giới, công luận, công chúng thán phục, công nhận.
    Đâu là sự công bằng cho những cống hiến không ngừng nghỉ của nghệ sĩ?
    Đâu là sự danh giá cho những danh hiệu mà hồn vía của nó lại không thuộc về nhân dân?

    Các thế hệ nghệ sĩ cùng tề tựu trên sân khấu trong vở diễn Đời cô Lựu - Ảnh: T.T.
    Chiều 2/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) công bố danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) đã vượt qua Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước, trong số 77 ứng viên không có tên các NSƯT Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu. Lý do, như lời ông vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ VH-TT-DL) Phùng Huy Cẩn giải thích thì các nghệ sĩ không đạt 90% số phiếu bình chọn; và ông vụ trưởng cho biết “không có gì tiếc nuối”.
    Tôi đồ rằng, trong hơn 10% số phiếu gạch ấy, hẳn là 3 nghệ sĩ chưa có đủ huy chương, lại càng không có đủ “2 giải vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu NSƯT” như khoản 4, điều 8, Nghị định 89/2014 quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Cái lý do “muôn năm cũ”, cái tiêu chuẩn có thể dễ dàng cho khu vực sân khấu phía Bắc nhưng luôn bị vướng với khu vực sân khấu phía Nam - chủ yếu hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tư nhân - hầu như ít có điều kiện (kinh phí) để tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn. Đó là chưa nói đến các vai diễn trung tâm đều tập trung cho nhân vật - diễn viên trẻ, cơ hội huy chương vàng càng không thể đến với những nghệ sĩ gạo cội.
    Rõ ràng, nghị định ràng buộc thực tế hay một nửa thực tế đang nằm ngoài nghị định, chỉ biết, trong trường hợp này, nó là lực cản xám xịt.
    Thử đặt cái tỷ lệ 10% còn lại ấy bên cạnh ba cuộc đời đều đã trên dưới 70 tuổi, với hơn 40 năm theo nghề, làm nghề; hiện nay họ vẫn tiếp tục bám nghề mới thấy sự nghiệt ngã của những con số. Con số thì cũng nằm trong tay con người. Liệu tỷ lệ 10% hay cả 90% kia có cân đo đong đếm được hết tài năng, những đắng cay tận tụy và cống hiến cho biết bao thế hệ khán giả?
    Khi một Võ Minh Luân - Minh Vương cất lời trong bản Văn Thiên tường(lớp dựng) - vở Đời cô Lựu (tác giả: Trần Hữu Trang), chỉ vỏn vẹn: “ba hỡi… ba” [oan], cả sàn diễn và khán phòng hoàn toàn thuộc về ông, về chất giọng cao, quãng hơi lớn, nó cho phép người nghệ sĩ đuổi bắt đến tận cùng cái khả năng biểu đạt cảm xúc cho nhân vật và tình huống kịch. Chỉ với 3 chữ, trong đó chữ thứ ba mới vô dây đờn (oan) đã thể hiện tài năng diễn trong ca bậc thầy của NSƯT Minh Vương.

    NSƯT Minh Vương và NSND Bạch Tuyết trong vở Đời Cô Lựu

    Đó cũng là lý do khi ông ngồi ở vị trí giám khảo của hầu hết các cuộc thi về cải lương sau này, những cú bắt về nhịp, về cách xử lý hơi cho từng bài bản bao giờ cũng tuyệt đối chính xác. Cải lương đẹp đâu chỉ bài vọng cổ, đâu chỉ một tiếng xuống hò ngọt ngào mà từng đường nét ra - vào, thăng - giáng, nội - ngoại… trong nhịp, trong cách ém hơi, nhả chữ của từng lòng bản trong mỗi bài bản.
    Khi NSƯT Thanh Tuấn xuống hò, kể cả những cuộc dạo chơi bất tận của ông trên vùng thảo nguyên âm nhạc, làn hơi, quãng giọng và độ luyến láy của ông là vô đối. Chả thế mà ông gần như là danh ca duy nhất sản sinh hậu bối nhiều nhất lấy theo nghệ danh của ông: Ngân Tuấn, Chiêu Tuấn, Linh Tuấn, Minh Tuấn, Hiển Tuấn, Hoài Tuấn, Thanh Thanh Tuấn… Tại Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000, NSƯT Thanh Tuấn trong vai kép hát Châu Tuấn (vở Khúc ly hương - tác giả: Thanh Kim Huệ), ở cảnh cuối, ông xuất hiện từ… trong cánh gà nhưng cất giọng ca bài Đoản khúc Lam giang, lập tức toàn bộ khán giả - vốn là nghệ sĩ của hai miền Nam - Bắc - đều đồng loạt đứng dậy vỗ tay tán thưởng. Không chỉ là chất giọng trời cho, không dễ là sự mài giũa qua hai người thầy đầu tiên là Út Trọn và Bảy Trạch, đó còn là cộng hưởng của một trải nghiệm làm nghề khổ luyện, thấu cảm đến tận cùng.

    Vì thế trên “ghế nóng” Chuông vàng vọng cổ lần thứ 12 - 2017, NSƯT Thanh Tuấn đã cho thấy uy lực của nghề. Bộ ba Bạch Tuyết - Minh Vương - Thanh Tuấn, họ đâu chỉ chấm điểm bằng mỗi con số, họ điểm danh nghệ thuật cải lương bằng chính tài năng, sự tinh tường, tận tụy qua cả nửa thế kỷ làm nghề; và đặc biệt họ là những nghệ sĩ bậc thầy đang truyền trao vốn nghề cho lớp nghệ sĩ kế cận.
    Và cho đến giờ này, chỉ với vai Trùm Sò (vở Nghêu Sò Ốc Hến - tác giả: Nguyễn Thành Châu), NSƯT Giang Châu đặt để tên tuổi mình vào thể loại ca diễn cải lương hài lẳng độc nhất vô nhị. Xử lý làn hơi, tạo chất giọng trên nền tiếng đờn cò, tiếng kèn lá trong phân cảnh quan huyện xử án là một sáng tạo độc đáo của Giang Châu, tạo tiếng cười hoạt kê trong nỗi chua chát chốn quan trường.
    Có khá nhiều ý kiến đòi hỏi áp dụng yếu tố “đặc cách” với các nghệ sĩ. Ông vụ trưởng khẳng định dứt khoát không có chuyện đặc cách cho bất cứ ai vì Nghị định 89/2014 không có quy định về đặc cách. Và quả thật, với 3 nghệ sĩ Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu, tôi nghĩ họ không cần phải xem xét để được đặc cách mà tài năng, sự đóng góp của họ, sức cống hiến nghệ thuật trong cả cuộc đời họ xứng đáng được Nhà nước - thông qua Bộ VH-TT-DL tự giác đặc cách, phong tặng, tôn vinh. Bốn nữ NSƯT Kim Cương, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy đã từng được đặc cách phong tặng danh hiệu NSND năm 2012 bởi chính tài năng, cống hiến của họ cho công chúng nước nhà, bởi chính tư cách và trách nhiệm công dân mà họ đã chọn lựa, tạo dựng từ sau ngày 30/4/1975.

    Đòi hỏi con số huy chương và cách tính lũy tiến cơ học số năm làm nghề với các nghệ sĩ kịch hát dân tộc, có thể là không sai - với Nghị định 89, nhưng không đúng, không công bằng, thậm chí có phần bất nhẫn với cả một cuộc đời - nghiệp dĩ của họ. Bởi ngay cả khi đã được phong tặng, thì danh hiệu NSND, NSƯT cũng không mang lại cho họ bất cứ quyền lợi vật chất nào, có chăng chỉ là “danh hiệu” - lại cũng là một chữ danh gắn cả cái nghề, cái nghiệp của họ - mà thôi.
    Trở lại với ba nghệ sĩ, dù tôi không muốn so sánh họ với bất cứ ai, nhất là những người đã lọt vào danh sách 77 ứng cử viên của Hội đồng Nhà nước, nhưng nếu đặt để độ dày về tài năng, về sức đóng góp, về uy tín nghề nghiệp trong giới của họ bên… dưới một số tên tuổi ứng viên (sẽ là) NSND, đặt họ bên cạnh những nghệ sĩ (sẽ là) NSƯT thì cái chua chát thuộc về nghệ sĩ, cái nực cười thuộc về… danh hiệu.

    Tôi vẫn nhớ đêm công diễn Đời cô Lựu ở Tân Châu, An Giang. Từ sân khấu châu Âu tráng lệ, những tên tuổi của sân khấu 2-84 ngày nào là ông hội đồng Thăng (NSND Diệp Lang), là cô Lựu (NSND Bạch Tuyết), Bảy cán vá (NSND Ngọc Giàu), Kim Anh (NSND Lệ Thủy), Võ Minh Thành (cố NSND Thanh Tòng) và Võ Minh Luân (NSƯT Minh Vương)… đã về miệt vườn cù lao, sân khấu được chèo chống giữa bãi đất trống, gió quần quật tứ bề, lấy trăng sao làm luôn đạo cụ, họ ca diễn như thể lần cuối cùng được đứng trên sân khấu. Khán giả đốt đuốc chèo ghe về coi cải lương, mê mệt.
    Một thế hệ vàng của sân khấu cải lương, nay người còn kẻ mất, nhưng một khi còn hiện diện, họ vẫn hát vẫn ca, vẫn miệt mài theo từng cuộc thi cốt chỉ mong truyền nghề, giữ nghề. Còn danh tiếng, họ đã chất chồng bấy nhiêu năm tháng.
    Dưng không, bẽ bàng, tủi hổ cho cái tỷ lệ bé mọn kia...
    Lê Huyền Ái Mỹ
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 7 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), Giang Tiên (10-07-2018), linhhueforever (04-07-2018), MEM (05-07-2018), Thanh Hien (05-07-2018)

  3. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Nghệ sĩ Chí Linh: 'Bất hợp lý trong xét tặng khiến những danh hiệu trở nên vô nghĩa'

    Cho đến kỳ xét tuyển này, NSƯT Minh Vương - người được nhiều thế hệ nghệ sĩ xem như đàn anh, sư phụ trong nghề - vẫn bị loại khỏi danh sách xét tặng danh hiệu NSND. Sự bất hợp lý này chỉ vì tiêu chí xét tuyển dựa trên huy chương, quá cứng nhắc, suốt bao năm vẫn chưa thay đổi.
    Tôi cứ thắc mắc vì sao một nghệ sĩ tài năng, có nhiều cống hiến cho sân khấu cải lương như NSƯT Minh Vương, được khán giả lẫn giới làm nghề cả nước công nhận là nghệ sĩ của nhân dân mà Nhà nước lại không công nhận? Vì sao những người có trách nhiệm, những nhà quản lý lại cứ nhắm mắt làm ngơ, không lắng nghe ý kiến từ số đông công chúng và người làm nghề?
    Cái nghịch lý còn ở chỗ: một người có thừa tài năng, có hơn 50 năm gắn bó với cải lương lại không thể bằng một người trẻ, đi sau đến hơn nửa chặng đường. Chưa kể yếu tố cần nhìn nhận lại một cách chính xác là tài năng, thông qua các vai diễn và sự tin cậy, yêu mến của công chúng. Sự bất hợp lý này không chỉ làm dư luận bức xúc mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người làm nghề.

    Sân khấu cải lương vốn đã quá khó khăn, nếu những nghệ sĩ gạo cội không còn đủ niềm tin và đam mê để tiếp tục cống hiến thì lấy đâu ra những mẫu mực cho thế hệ trẻ học hỏi để làm nghề? Những bất hợp lý đến mức phi lý trong việc xét tặng danh hiệu ngày càng khiến những danh hiệu Nhà nước trao tặng cho nghệ sĩ trở nên vô nghĩa và mài mòn niềm tin của công chúng.
    Nghệ sĩ Chí Linh
    Huỳnh Minh Em (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
    Đọc danh sách những NSND được xét duyệt thông qua đợt này, tôi rất bất ngờ, chính xác hơn là khá bất bình. Không hiểu hội đồng xét duyệt dựa trên tiêu chí nào để xét duyệt hồ sơ. Tài năng và sự cống hiến của nghệ sĩ được trả lời bằng tình yêu, sự ái mộ của khán giả dành cho họ. Đây là thước đo chính xác nhất. Nhưng có vẻ như hội đồng xét duyệt và những nhà quản lý không biết hoặc đã quên mất.
    Điều gì khiến một nghệ sĩ đã cống hiến cả cuộc đời cho sân khấu cải lương và thành danh từ những năm 1960 của thế kỷ trước, với những vai diễn, thành tích được cả khán giả lẫn giới làm nghề thừa nhận lại không được phong tặng danh hiệu NSND?

    Không lẽ một nghệ sĩ đã được bầu gánh mở riêng một đoàn hát để đáp ứng sự yêu mến của khán giả từ cách đây nửa thế kỷ lại không bằng một nghệ sĩ trẻ chỉ mới bắt đầu được biết đến từ thập niên 1990 và từ đó đến nay cũng không có dấu ấn gì nổi bật, ngoại trừ việc tham gia liên hoan, hội diễn để có đủ huy chương?
    So sánh những cái tên, nhìn nhận lại quá trình phấn đấu, cống hiến cho sân khấu của các nghệ sĩ, ai cũng nhìn ra ngay sự khập khiễng đến lạ kỳ. Có bao giờ những người làm công việc xét duyệt hồ sơ tự nhìn nhận lại hoặc lắng nghe ý kiến của công chúng để nhận ra mình đã vô lý đến mức nào?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 7 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), Giang Tiên (10-07-2018), linhhueforever (04-07-2018), MEM (05-07-2018), Thanh Hien (05-07-2018)

  5. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    NSND Kim Cương: 'NSƯT Minh Vương xứng đáng được trao tặng danh hiệu NSND hơn cả tôi'

    Sự cống hiến, lao động nghệ thuật của một đời nghệ sĩ không thể đo bằng những chiếc huy chương. Nếu NSƯT Minh Vương bị loại khỏi danh sách được phong tặng NSND chỉ vì thiếu huy chương thì đó là điều rất phi lý. Chưa kể, do tính chất hoạt động, rất nhiều nghệ sĩ miền Nam thuộc thế hệ của tôi và NSƯT Minh Vương rất ít có cơ hội tham gia liên hoan, hội diễn để có huy chương, đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn tặng danh hiệu theo quy định.
    Nhìn nhận một cách công bằng, NSƯT Minh Vương xứng đáng được trao tặng danh hiệu NSND hơn cả tôi. Vậy mà anh đã không có tên trong danh sách từ sáu năm trước. Tôi được cả gia đình nâng đỡ vào con đường nghệ thuật, nhưng lại không đủ sự bền bỉ để gắn với sân khấu suốt cuộc đời như anh Minh Vương. Anh đã phải tự thân vận động, tự học hỏi, rèn luyện để tìm cho mình một vị trí trên sân khấu, rồi tiếp tục khẳng định tên tuổi qua từng vai diễn và cho đến giờ phút này, khi không ít nghệ sĩ đi sau đã bỏ nghề thì NSƯT Minh Vương vẫn gắn bó với sân khấu.
    Hơn 50 năm gắn với cải lương, NSƯT Minh Vương vẫn là tên tuổi được khán giả cả nước yêu thương, mến mộ. Nhiều nhà tổ chức vẫn cần tên anh trên bảng quảng cáo để thu hút khán giả đến mua vé. Những lần ra nước ngoài, tôi vẫn thường nghe nhiều kiều bào tâm sự, họ luôn nhớ quê hương da diết, mong được trở về nhà mỗi khi nghe giọng ca của NSƯT Minh Vương. Điều này giá trị và ý nghĩa hơn tất cả những tấm huy chương, giải thưởng đang được dùng làm thước đo để xét duyệt danh hiệu.
    Về tư cách đạo đức, NSƯT Minh Vương là người sống rất chan hòa. Anh luôn được bạn bè, đồng nghiệp yêu thương, quý mến. Với tất cả những điều đó, NSƯT Minh Vương quá đủ điều kiện để trở thành nghệ sĩ của nhân dân.
    NSND Kim Cương

    Dương Tố Như (thành viên sáng lập trang web cailuongso.com)
    Tôi thực sự không muốn phải so sánh, nhưng tôi cảm thấy khó hiểu khi có những cái tên NSƯT được chọn xét tặng danh hiệu NSND trong khi NSƯT Minh Vương và NSƯT Thanh Tuấn thì không. Minh Vương, Thanh Tuấn thua kém người khác ở điểm nào, ngoài việc không có đủ huy chương như quy định? Về tài năng, NSƯT Minh Vương từng đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ từ năm 14 tuổi. Từ đó đến nay, ông vẫn là cái tên “bảo chứng” cho doanh thu của phòng vé, vậy thì không thể nói ông là người không có tài năng.

    Cũng không thể nói nghệ sĩ không có đủ huy chương là người thiếu tài năng, bởi đâu phải nghệ sĩ nào cũng có điều kiện hoặc nhu cầu tham gia mấy kỳ liên hoan để kiếm huy chương. Rất nhiều nghệ sĩ, nhất là thế hệ nghệ sĩ vàng, không hề có huy chương, nhưng nhắc đến tên, khán giả sẽ kể vanh vách từng vai diễn để đời của họ. Đó mới là tài năng, là sự cống hiến cho nghệ thuật và giá trị của nghệ sĩ.
    Riêng tôi và rất nhiều bạn bè đều tin rằng, sự yêu mến của khán giả dành cho một số nghệ sĩ bị loại khỏi danh sách NSND lần này cao hơn nhiều lần so với một vài cái tên nằm trong danh sách. Khi đó, với khán giả, danh hiệu không còn nhiều ý nghĩa, cũng không chứng minh hoặc phủ nhận tài năng, sự cống hiến của các nghệ sĩ.

    Võ Viết Hưng (Nghệ nhân đàn kìm H.Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long)
    Xét về tài năng và sự cống hiến của NSƯT Minh Vương cho sân khấu cải lương, tôi tin rằng, anh không thua kém bất kỳ ai vừa được xét duyệt. Tôi có đọc một số phát biểu của những người có trách nhiệm ở Bộ VH-TT-DL, nói tiêu chí về huy chương, giải thưởng chỉ là một trong những yếu tố để xét tặng danh hiệu. Nhưng thực tế, tôi cảm nhận rất rõ huy chương, giải thưởng là yếu tố quyết định.
    Không có huy chương, nhưng khán giả vẫn có thể kể tên vanh vách từng vai diễn, bài vọng cổ đã ghi dấu ấn NSƯT Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu.
    Danh hiệu là sự tôn vinh cả cuộc đời làm nghề, cống hiến của nghệ sĩ. Nếu chỉ lấy huy chương để đo tài năng và sự cống hiến thì đó là sự bất công, thiệt thòi cho những nghệ sĩ tài danh.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 7 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), Giang Tiên (10-07-2018), linhhueforever (04-07-2018), MEM (05-07-2018), Thanh Hien (05-07-2018)

  7. pika
    Avatar của pika
    Pika không biết luật lệ như thế nào trong việc xét NSND .


    Chỉ cảm thấy các NS MV, TT, GC đã được công chúng công nhận tài năng . Vậy thì hà cớ gì họ lại chạy theo xin được duyệt xét để mang cái danh NSND cho phiền vậy .


    Nếu như danh hiệu NSND sẽ mang đến cho các NS nầy những ưu tiên đặc biệt như được trợ cấp tiền hàng tháng hoặc những ưu điểm gì khác nữa thì cũng nên đeo đuổi .


    3 NS ( TT, GC, MV) đều có cuộc sống kinh tế sung túc chỉ cần họ được khán giả đón nhận khi cất lên tiếng ca là phải thấy đủ rồi chứ .


    Xin được duyệt xét là do tự họ mong muốn có thêm danh xưng NSND . Còn cho hay không thì tuỳ thuộc vào uỷ ban duyệt xét . Họ không nên lên báo than van vì mình như vầy ... như kia mà tại sao không được . Pika đọc bài viết mà cảm thấy buồn vì cuối cùng các NS mà Pika yêu thích cũng ham danh hiệu NSND và chạy theo danh hiệu đó . Họ không thoả mản với những gì đạt được trong sự thương yêu khán giả trong bao nhiêu năm qua . Có lẻ với họ thì danh hiệu NSND là tốt hơn so với được sự ái mộ thật sự từ công chúng .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 7 Users Say Thank You to pika For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), còng gió (05-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), linhhueforever (04-07-2018), MEM (05-07-2018), Thanh Hien (05-07-2018)

  9. linhhueforever
    Avatar của linhhueforever
    2 A E Huỳnh Minh Em, Dương Tố Như bình luận lun kìa, vô trang nào vậy Như?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to linhhueforever For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), MEM (05-07-2018)

  11. MEM
    Avatar của MEM
    Kỳ này nhìn vào danh sách 77 nghệ sĩ được xét thấy quá đáng thiệt. Ko muốn nói cũng ko được. hic

    Trong đây là loạt bài nè Quệ:
    http://phunuonline.com.vn/van-hoa-gi...n-hien-133191/
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), linhhueforever (05-07-2018)

  13. chuongvang
    Avatar của chuongvang
    hahahha, im lặng là viên kim cương nhen quý vị
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to chuongvang For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), linhhueforever (05-07-2018), MEM (05-07-2018)

  15. linhhueforever
    Avatar của linhhueforever
    Nguyên văn bởi MEM
    Kỳ này nhìn vào danh sách 77 nghệ sĩ được xét thấy quá đáng thiệt. Ko muốn nói cũng ko được. hic

    Trong đây là loạt bài nè Quệ:
    http://phunuonline.com.vn/van-hoa-gi...n-hien-133191/
    Vô trang này có thấy danh sách 77 NS được xét duyệt gì đâu? Đọc cái bài than thở thấy mệt.

    Nói thật như NS Phượng Liên, Hồng Nga, Tuấn Thanh còn chưa có NSUT nữa.... có thấy than thở và ham mê mấy cái danh này đâu, cũng cống hiến cả đời đó.

    Thôi thì cứ vui vẻ sống trong lòng khán giả còn hơn cả cái danh hiệu của mấy ông bà nội NN phong tặng nữa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 4 Users Say Thank You to linhhueforever For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), MEM (05-07-2018)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM
    Ko muốn nói cũng ko được. hic

    Trong đây là loạt bài:
    http://phunuonline.com.vn/van-hoa-gi...n-hien-133191/
    Hic... hong muốn nói cũng hong được... hic
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), MEM (05-07-2018)

  19. MEM
    Avatar của MEM
    BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
    _________________________________
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ______________________________________

    DANH SÁCH 1
    Các hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét, đủ điều kiện
    trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”
    (Ban hành theo Công văn số 2853 /BVHTTDL-TĐKT ngày 02 tháng 7 năm 2018
    của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
    _______________________________________


    I. LĨNH VỰC ÂM NHẠC
    NSƯT. Phó Thị Đức
    (Kim Đức)
    Diễn viên hát,
    Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam
    NSƯT. Lê Văn Hà Đạo diễn Opera,
    Cục Nghệ thuật biểu diễn,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Đoàn Anh Tuấn Diễn viên nhạc (nghệ sĩ biểu diễn đàn Bầu)
    Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Tô Lan Phương Diễn viên hát,
    Thành phố Hồ Chí Minh
    NSƯT. Bùi Thanh Hải Chỉ huy dàn nhạc,
    Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Sao Biển Phú Yên
    NSƯT. Nguyễn Xuân Bắc Đạo diễn Chương trình, diễn viên nhạc
    Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội,
    Bộ Quốc phòng
    NSƯT. Cao Hữu Nhạc Đạo diễn Chương trình CMN, Chỉ đạo nghệ thuật
    Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Sao Biển, tỉnh Phú Yên
    NSƯT. Triệu Thủy Tiên Diễn viên hát,
    Đoàn Nghệ thuật Lạng Sơn
    NSƯT. Doãn Hùng Tiến
    (Doãn Tiến)
    Chỉ huy dàn nhạc,
    Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Lương Hùng Việt Diễn viên nhạc (nghệ sĩ biểu diễn Sáo dân tộc)
    Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội,
    Bộ Quốc phòng
    NSƯT. Nông Trung Bộ Chỉ đạo nghệ thuật,
    Đoàn Văn công Quân khu I, Bộ Quốc phòng
    NSƯT Phạm Quang Huy Diễn viên hát,
    Cục Nghệ thuật biểu diễn,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Nguyễn Châu Sơn Diễn viên nhạc (nghệ sĩ biểu diễn Violon)
    Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Tạ Minh Tâm Diễn viên hát,
    Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Rơ Chăm Phiang Diễn viên hát,
    Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội,
    Bộ Quốc phòng
    NSƯT. Phan Hợp Muôn
    (Phan Muôn)
    Diễn viên hát,
    Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam
    NSƯT. Nguyễn Thị
    Huyền Phin
    Diễn viên hát,
    Đoàn Ca Múa Kịch Thái Bình
    NSƯT. Đỗ Mạnh Hà Diễn viên hát,
    Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Đỗ Quốc Hưng Diễn viên hát,
    Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    II. LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH
    NSƯT. Đường Tuấn Ba Nguyên Quay phim Hãng phim Giải phóng
    (nay là Công ty Cổ phần phim Giải phóng)
    NSƯT. Nguyễn Thuỵ Vân Nguyên Diễn viên,
    Hãng phim Truyện Việt Nam
    NSƯT. Đỗ Thị Đức
    (Minh Đức)
    Nguyên Diễn viên
    Hãng phim Truyện Việt Nam
    NSƯT. Đỗ Phương Toàn
    (Đoàn Quốc)
    Quay phim
    Xưởng phim Nguyễn Đình Chiểu thành phố Hồ Chí Minh
    NSƯT. Nguyễn Văn Nẫm
    (Lê Mai Phong)
    Nguyên Quay phim
    Cty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương, Bộ VHTT&DL
    NSƯT. Bùi Văn Cường
    (Bùi Cường)
    Nguyên Đạo diễn
    Hãng phim Truyện Việt Nam
    NSƯT. Trần Mạnh Cường Diễn viên
    Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học, Nghệ thuật,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Phạm Ngọc Tuấn Đạo diễn
    Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam
    NSƯT. Nguyễn Dân Nam Hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật,
    Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển phim Truyện Việt Nam
    NSƯT. Vũ Quốc Tuấn Quay phim,
    Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển phim Truyện Việt Nam
    NSƯT Châu Thị Kim Xuân Diễn viên,
    Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
    III LĨNH VỰC MÚA
    NSƯT. Nguyễn Hồng Phong Biên đạo Múa,
    Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Trần Thị Thu Vân Biên đạo múa,
    Nhà hát Ca Múa Nhạc Biển Xanh, tỉnh Bình Thuận
    IV. LĨNH VỰC PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH
    NSƯT. Nguyễn Trọng Trinh Đạo diễn,
    Trung tâm sản xuất phim truyền hình,
    Đài Truyền hình Việt Nam
    NSƯT. Lê Thị Bằng Hương
    (Việt Hương)
    Đạo diễn,
    Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam
    NSƯT. Nguyễn Hoàng Lâm Đạo diễn,
    Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự,
    Đài Truyền hình Việt Nam
    NSƯT. Huỳnh Văn Hùng
    (Huỳnh Hùng)
    Đạo diễn,
    Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng
    V. LĨNH VỰC SÂN KHẤU
    NSƯT. Trần Ngọc Hạnh
    (Trần Hạnh)
    Nguyên Diễn viên
    Nhà hát Kịch Hà Nội
    NSƯT. Trần Minh Ngọc Diễn viên
    Thành phố Hồ Chí Minh
    NSƯT. Trần Thị Thanh Vy Diễn viên
    Thành phố Hồ Chí Minh
    NSƯT. Nguyễn Thị
    Thúy Hiền
    Nguyên Diễn viên
    Nhà hát Chèo Thái Bình
    NSƯT. Hoàng Minh Khánh Đạo diễn
    Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, Bộ VHTT&DL
    NSƯT. Nguyễn Công Bẩy Diễn viên, Đạo diễn
    Đoàn Kịch nói Công an nhân dân, Bộ Công an
    NSƯT. Nguyễn Thị
    Hoàng Yến
    Diễn viên
    Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh, Bộ VHTT&DL
    NSƯT. Phạm Huy Tầm Nguyên Diễn viên
    Đoàn Ca, Múa, Kịch Thái Bình
    NSƯT. Đào Văn Trung Chỉ huy dàn nhạc, Nhạc công
    Nhà hát Cải lương Hà Nội
    NSƯT. Đồng Thị Thu Hà Diễn viên
    Nhà hát Kịch Hà Nội
    NSƯT. Tống Toàn Thắng Đạo diễn
    Liên đoàn Xiếc Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Bùi Trung Anh Diễn viên
    Nhà hát Kịch Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Nguyễn Xuân Vinh Chỉ đạo nghệ thuật
    Nhà hát Cải lương Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Lê Sơn Hoạ sĩ
    Nhà hát Kịch Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Nguyễn Thị
    Thúy Hiền
    Diễn viên
    Đoàn Kịch nói Công an nhân dân, Bộ Công an
    NSƯT. Nguyễn Thị
    Minh Hằng
    Diễn viên
    Nhà hát Tuổi trẻ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Triệu Trung Kiên Đạo diễn
    Nhà hát Cải lương Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Nguyễn Ngọc Thư Diễn viên
    Đoàn Kịch nói Quân đội, Tổng cục Chính trị,
    Bộ Quốc phòng
    NSƯT. Phùng Thị Bình
    (Thanh Bình)
    Nguyên Diễn viên
    Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hoà
    NSƯT. Trần Quang Hùng Đạo diễn, Chỉ đạo nghệ thuật
    Nhà hát Cải lương Hà Nội
    NSƯT. Nguyễn Công Lý Diễn viên
    Nhà hát Kịch Hà Nội
    NSƯT. Nguyễn Đăng Toàn Nguyên Diễn viên
    Đoàn Cải lương Hải Phòng
    NSƯT. Nguyễn Việt Thắng Diễn viên
    Nhà hát Kịch Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Nguyễn Thị
    Minh Thu
    Nguyên Diễn viên
    Nhà hát Chèo Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Nguyễn Thị Ngà
    (Thanh Ngân)
    Diễn viên
    Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang thành phố Hồ Chí Minh
    NSƯT. Nguyễn Văn Hải
    (Nguyễn Hải)
    Diễn viên, Chỉ đạo nghệ thuật
    Đoàn Kịch nói Công an nhân dân, Bộ Công an
    NSƯT. Đoàn Thanh Bình Nguyên Diễn viên
    Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Nguyễn Thị Bích Ngoan
    (Thanh Ngoan)
    Chỉ đạo nghệ thuật, Đạo diễn
    Nhà hát Chèo Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Phạm Hoàng Nam Diễn viên,
    Đoàn Cải lương nhân dân Kiên Giang
    NSƯT. Phạm Đức Nhân
    (Hạnh Nhân)
    Chỉ huy dàn nhạc
    Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Trần Thị Quyền
    (Vân Quyền)
    Diễn viên
    Nhà hát Chèo Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Nguyễn Thị Thúy Mơ Nguyên Diễn viên
    Nhà hát Chèo Hải Dương
    NSƯT. Vũ Thuý Ngần
    Diễn viên, Đạo diễn
    Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Nguyễn Văn Liêm
    (Việt Anh)
    Diễn viên
    Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh
    NSƯT. Nguyễn Thị Ngọc Hoa
    (Thoại Miêu)
    Diễn viên
    Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang thành phố Hồ Chí Minh
    NSƯT. Nguyễn Khắc Tư Nguyên Diễn viên
    Nhà hát Chèo Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Trần Minh Tuệ Diễn viên
    Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Di sản dân ca Nghệ An
    NSƯT. Trần Văn Giỏi Nhạc công
    Thành phố Hồ Chí Minh
    NSƯT. Nguyễn Văn Thuỷ Diễn viên
    Nhà hát Tuồng Việt Nam,
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    NSƯT. Trịnh Ngọc Thái Nguyên Diễn viên
    Trung tâm Nghệ thuật và tổ chức biểu diễn Hải Dương
    NSƯT. Vũ Ngọc Cải
    (Vũ Cải)
    Diễn viên
    Nhà hát Chèo Thái Bình
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 6 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), Giang Tiên (10-07-2018), linhhueforever (05-07-2018), Thanh Hien (05-07-2018)

Trang 1/4 1 2 3 4 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL