Lá Sầu Riêng
Kịch Bản: Hoàng Dũng(Kim Cương)
Chuyển Thể Cải Lương: Hà Triều
Kim Cương vai Diệu
Thành Được vai Hoàng
Ngọc Giàu vai Bà Tư
Thanh Sang vai Cậu Út
Năm Sa Đéc vai Bà Hội Đồng
Bạch Tuyết vai Cô Ba
Kim Ngọc vai Nga
Út Hiền vai Sang(lớn)
bé Chí Thông vai Sang(nhỏ)
Một số diên viên vai phụ
Vào khoảng thập niên 70, vở kịch bản Lá Sầu Riêng của nghệ sĩ Kim Cương đã lấy đi nước mắt biết bao khán giả mộ điệu. Vào khoảng đầu năm, nghệ sĩ Kim Cương đưa kịch bản cho soạn giả Hà Triều viết ra cải lương cũng đã được khán giả đón nghe nồng nhiệt, rất xúc động và đau lòng. Nghệ sĩ Kim Cương đã lấy đi nước mắt khán giả từ kịch trường đến Cải Lương.
Vở tuồng viết lên một chuyện tình đẹp giửa Hoàng và Diệu. Nhưng vì bận học trên tỉnh nên Hoàng từ giã người yêu với bao nhiêu lời thề. Nhưng hỡi ôi, nghịch cảnh trớ trêu khi bà Hội Đồng bắt cô Diệu phải gả cho con trai bà nếu không bà sẽ bắt Bà Tư là mẹ Diệu và siếc nhà lại do thế lực của đồng tiền và địa vị.
8 năm trôi qua, chồng Diệu chết, cô phải chiệu sự cực khổ do sự khắc nghiệt của mẹ và em chồng là Cô Ba. Do thương con mà không được nhìn con nên cô gắng ở lại nhà chồng mà không về quê khi mãn tang chồng. Bà Tư lên thắm con cũng phải trở về mang theo nỗi lòng đau xót vô cùng. Khi Cô Ba rước thầy về dạy học cho Sang là con Diệu thì ngỡ ngàng khi biết là Hoàng ngày xưa. Anh hẹn tối bỏ đi với anh, thoát khỏi cảnh cơ cực. Nhưng vì con Diệu quyết định không ra đi. Hoàng trở về và xây dựng cuộc đời.
12 năm dài đăng đẳng lại trôi qua, Sang đã lớn và là một ông Bác Sĩ, có người yêu là Nga, nhưng anh lại không dám nhìn mẹ vì sợ cuộc hôn nhân không thành. Nhưng rồi lòng hiếu thảo, tình yêu không siết được lòng hiếu thảo, anh nói ra sự thật. Với lòng không quan niệm đồng tiền, Nga vẫn nguyện theo Sang và thương mẹ chồng như mẹ ruột. Giống như trời định, cha của Nga là ông Hoàng năm xưa đã xậy dựng gia đình, nhưng giờ đây là sui gia, mọi chuyện đau khổ đã qua. Hai ông bà lại kể về câu chuyện của ngày xưa với cái lá sầu riêng là kỉ niệm để đời.