Trong khi chúng ta đang bàn về xã hội hóa các hoạt động văn hóa thì từ nhiều năm trước, có những nghệ sỹ, những nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật đã tự mình chèo chống trong nền kinh tế thị trường và có người đã thành danh, để lại những sáng tạo có giá trị cho đến ngày nay, út Trà Ôn là một thí dụ.
Sáu mươi năm trước, anh thanh niên Nguyễn Thành út - thường gọi là Mười út - từ giã quê hương Trà ôn (Vĩnh Long), theo ghe hàng, đem giọng ca đi lập nghiệp ở Sài Gòn hoa lệ. Sau mấy năm lăn lộn hát rong ở các xóm lao động, quán cơm bình dân, nhàhàng, giọng ca ngọt, ấm của anh được nhiều người mến mộ. Tiếng đồn lan xa, anh được hãng đĩa hát Asia mời thu vọng cổ, và từ đó cái nghệ danh út Trà ôn ra đời, gắn liền với những bài vọng cổ như: Tôn Tẫn giả điên, Sầu vương biên ải, Tình anh bán chiếu, Gánh nước đêm trăng...
"Hồi ấy, cải lương đang thời hưng thịnh - ông út Trà Ôn nhớ lại - nhiều gánh hát được lập ra. Ðào, kép nổi tiếng được săn đón, chìu chuộng, được trả thù lao hậu hĩnh. Nhưng cũng cần nhớ là hồi ấy, làm contract (giao - hợp đồng) kỹ lắm, ít ai dám vi phạm".
Ngoài khoản tiền hợp đồng, các nghệ sỹ còn hưởng thù lao từng xuất diễn. Và ở các đại ban làm ăn khấm khá, tiền thù lao được trả ngay sau xuất diễn. Cứ mỗi xuất diễn, ông nhận thù lao hơn một lượng vàng, còn giao kèo mỗi năm tính cả vài trăm lượng. Là ngôi sao đắt giá của sân khấu cải lương mấy chục năm liền, ông cũng là giọng ca vàng của các hãng đĩa hát thời ấy với hàng ngàn đĩa đã thu.
Gắn với sự hưng thịnh của sân khấu cải lương, kỹ nghệ sản xuất đĩa hát cải lương hồi ấy cũng hốt bạc nhờ các giọng ca vàng. Các hãng đĩa Asia, Hương Sơn, Việt Nam... lần lượt tung ra loại đĩa 78 và sau này thêm các loại 45, 33 vòng thu các bài vọng cổ, những vở tuồng ăn khách.
út Trà ôn là một trong những giọng ca dẫn đầu về thu đĩa. Ông kể: "Thường thì sau khi vãn tuồng thì bắt đầu thu đĩa, có khi thu từ khuya cho đến sáng hôm sau. Những ngày không tập tuồng, nghỉ diễn thì thu suốt ngày". Hàng ngàn đĩa như vậy (mỗi đĩa phát hành 50.000 - 70.000 bản) đã đưa ra thị trường, trong đó hẳn nhiên có nhiều đĩa ghi những vở tuồng nổi tiếng do út Trà Ôn đóng vai chính: Tuyệt tình ca, Thái tử lưng gù, Thuyền ra cửa biển, Mắt em là bể oan cừu, Lỡ bước sang ngang... Ông cho biết, có ngày tiền thu đĩa, ông nhận được cả trăm ngàn đồng"...
Có thể nói, với những nguồn thu vào loại kỷ lục từ biểu diễn, thu đĩa, danh ca út Trà ôn đã sống rất "vương giả". Có điều , như bà Bích Thủy - người bạn đời của ông, thì "Tiền làm ra như nước, nhưng nghệ sỹ lúc ấy phần lớn ham vui, tiêu xài thoải mái, đâu có nghĩ gì đến chuyện dành dụm, đầu tư sinh lợi. Cho nên có đó rồi hết đó. Cũng may là tôi mua được căn nhàđể ở từ đó đến giờ".
Sau ngày giải phóng, út Trà Ôn tiếp tục ca diễn, đóng góp cho sân khấu cải lương ở các đoàn Sài Gòn 1, Trần Hữu Trang và các nhóm nghệ sỹ khác. Vai Tám Khỏe trong vở "Người ven đô" do ông thủ diễn đến nay vẫn được mọi người ca ngợi.
Tháng 3-1997, út Trà Ôn vinh dự được phong tặng Nghệ sỹ Nhân dân cùng những nghệ sỹ có đóng góp lớn cho nền nghệ thuật Việt Nam. (Một trong hàng ngàn đĩa thu giọng ca vàng út Trà Ôn)
Em là sống ở bình thuận,gốc là quảng nam.đã mê cải lương lúc 7 tuổi.và biết được bài tình anh bán chiếu qua 1 đoạn hát quảng cáo kẹo kéo của những người đi bán rong.rồi mê luôn từ đó