Trang 1/5 1 2 3 4 5 CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    VỌNG CỔ DÂY HÒ NHỨT
    (nhịp 32, viết cho đờn kìm)

    Câu 1.
    E
    . o Lìu (LÌU) xán xan xự
    xản xan xư (XỀ) liu cộng xề xề la liu xự (XẢN) xản xan xư xề liu xán xề (LIU)
    F. Xứ xề liu xán xề (LIU) xừ ú líu công xệ công líu cống (XÊ) cống xạng xê cống xảng xang xư (HÒ) là hò xự xự xang xể xế (XÊ) <--song lang
    G. Xê xề cống xê xang xừ (XÊ) tồn xừ líu công xệ công líu cống (XÊ) cống xạng xê cống xê xế xang xư (HÒ) là hò xư xế xảng, xư xề (XANG)
    H. Xang o xảng xang xư (HÒ) tàn xê xứ liu liu xán xư (XỀ) tàn xê xự liu xê xang hò xự (HÒ) là hò xự xang xê cống líu (CỐNG) <--dứt câu 1

    Câu 2.
    A. Xứ, u, liu (CÔNG) công công xừ (CỒNG), xang xê (CỐNG) cống cống xê xự xang hò xề xê (XANG) xề liu la liu la liu xán xư (XỀ)
    B. o Xế xản xán (U) liu phạn liu ú xừ ú liu công líu (XÊ) cống xạng xê cống cống cống xê xang (HÒ) tàn xừ cống cống xê xừ, (XANG)
    C. Xang xang xang, xảng xang (XỀ) công công xừ líu cống công líu (XÊ) là hò xư xế xư xề xáng (LIU) liu, la liu xư cồng xề (XAN)
    D. Cồng liu ú cồng cống xê (XAN) xư lìu xư xế xản xan xư (XỀ) tàn xang xừ liu công công líu (XÊ) xừ xừ xê cống líu xang (HÒ)
    E. Xề o xứ liu la (LIU) lìu lìu cống xự xản xan xư (XỀ) liu cộng xề xề la liu xự (XẢN) xản xan xư xề xan xư xản xan (LÌU)
    F. Liu o liu xàng xừ (LIU) xừ ú líu công công công cống líu (XÊ) cống xạng xê cống xê xang xư (HÒ) là hò cống xự xang xể xế (XÊ) <--song lang
    G. Công líu công xê xạng xừ (XÊ) là hò xự xang hò cống xê xạng (XÊ) tồn, la liu la liu xán xứ (XỀ) cộng xề la liu tồn xan xê cống (XÊ)
    H. Xê xề xứ u liu (CÔNG) liu ú liu công công công líu cống (XÊ) xừ xang xê cống xê xang xư (HÒ) là hò xư cống xê xừ, (XANG) <---dứt câu 2, [xang o xang, xang (XẢNG) xang o xang xảng (-) <--- nhồi thêm để đưa hơi]

    Ghi chú: các chữ A, B... E, F, G, H là khuông đờn vọng cổ nhịp 32. Mỗi câu có 8 khuông (từ A đến H), mỗi khuông có 4 nhịp trường canh. Khuông F là song lang, khuông H là dứt câu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (07-06-2016), MEM (30-05-2016), romeo (13-03-2016), thaydat (13-03-2016)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bây giờ nhịp 28 câu 2 có người ta đàn chữ nhạc xang. Bản của NP về chữ nhạc xê . Từ đâu mà có người về xang có người về xê? Cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (13-03-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bây giờ nhịp 28 câu 2 có người ta đàn chữ nhạc xang. Bản của NP về chữ nhạc xê . Từ đâu mà có người về xang có người về xê? Cảm ơn.
    Đầu tiên, khi mở nhịp bản vọng cổ ra nhịp 32, tất cả các câu (ở đây chỉ nói trong 6 câu thôi, vì 14 câu sau hiện nay coi như không còn sử dụng nữa) ở nhịp thứ 28 đều về chữ XANG (trừ câu 6 là về XỀ).
    Cho đến khoảng giữa thập niên 60, người ta thấy nếu nhịp 28 câu 2 về XANG thì người ca trên sân khấu vì bận diễn xuất quên chú ý tưởng đâu đó là dứt câu 2 (vì chữ XANG), nên bị lính quýnh dễ rớt nhịp. Do đó nhạc giới đổi lại là nhịp thứ 28 nên về XÊ để người ca biết đó là còn 4 nhịp nữa mới dứt câu 2. Từ đó đến nay tất cả nhạc giới đều đờn về XÊ ở nhịp thứ 28 câu 2.
    Sau năm 1975, các nhạc sĩ trong rừng về thành vì không biết ở miền nam (Saigon) đã đổi như nói trên, nên vẫn còn đờn theo xưa là nhịp thứ 28 câu 2 về XANG (ông Nguyễn Vĩnh Bảo cũng theo xưa đờn chỗ này chữ XANG).
    Tương tự như vậy, ngày xưa nhịp thứ 28 câu 6 về XỀ (người ta gọi là XỀ giả vì không có gõ song lang). Cũng sau đó các nghệ sĩ trên sân khấu lo diễn xuất không chú ý nghe XỀ tưởng là mới tới song lang (có khi không nghe tiếng song lang do không chú ý) nghĩa là còn 8 nhịp nữa mới dứt câu 6 nên ca bị rớt. Do đó nhạc giới sửa lại là chỗ nhịp thứ 28 câu 6 nên về XÊ để tránh sự nhầm lẫn như đã nói trên. Từ đó đến nay tất cả nhạc sĩ đều đờn về XÊ tại nhịp thứ 28 câu 6.
    Sau năm 1975, các nhạc sĩ trong rừng về thành không biết miền nam (Saigon) đã đổi nên họ vẫn đờn theo xưa là về XỀ tại nhịp thứ 28 câu 6. Nhưng bây giờ thì đã sửa lại như Saigon rồi.
    Tóm lại, hơn nửa thế kỷ nay, nhạc giới miền nam (Saigon) đều đờn nhịp thứ 28 câu 2 và câu 6 về XÊ. Chỉ còn một số rất ít không chịu sửa đổi, vẫn cứ đờn theo xưa, dễ gây nhầm lẫn cho người ca và người đờn chung.
    Tuy nhiên đờn như vậy cũng không phải là sai, vì đó là cấu trúc nguyên thủy của bản vọng cổ nhịp 32.
    Cũng như hồi xưa bản vọng cổ nhịp 32, tất cả các nhịp thứ 24 (song lang - trừ câu 6) đều về CỐNG, đến giữa thập niên 60, người ta thấy về CỐNG nghe hơi dựng xốc lên nên sửa lại là XÊ cho êm và ngọt. Từ đó đến nay đều đờn XÊ (nhưng ông Bảy Bá thì vẫn đờn CỐNG).
    Bản vọng cổ (6 câu) là phổ biến nhất, thông dụng nhất, bất cứ ai biết chơi tài tử, cải lương cũng đều "rành" bản này, vậy mà lòng bản (cấu trúc) cũng chưa đồng nhất thì thử hỏi những bài bản khác (so ra ít phổ biến ít thông dụng hơn) làm sao có sự đồng nhất được.
    Tháng 11 năm 1976, về mặt chính trị, người ta tuyên bố nước Việt Nam đã thống nhất hai miền nam bắc (vì đã khai tử không kèn không trống cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, tức là Mặt Trận Giải Phóng bù nhìn của Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát), nhưng về lòng người thì cho tới nay vẫn không thống nhất được. Ngay cả trong bộ môn đờn ca tài tử và cải lương cũng không thống nhất, do mấy ông cố nội trong rừng trong bưng về muốn làm cha, cứ cho của mình là đúng, không chịu theo căn bản cấu trúc bài bản của "ngụy" Saigon. Kẻ chiến thắng có bao giờ chịu "học" theo cái của người chiến bại đâu.
    Hồi trước 75 tuy phương tiện truyền thông đại chúng (internet) không có, vậy mà bài bản thống nhất, vì có sự hội họp bàn luận thống nhất giữa hai khối nhạc sư nhạc sĩ miền đông và miền tây nam phần để thành lập Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon (1956), nên đi đâu chơi cũng không có sự lọt chọt. Bây giờ, sau hơn nửa thế kỷ rồi mà từ sự thống nhất bài bản lại trở về sự bất nhất, mạnh ai nấy đờn theo cách của mình, đi chơi chung bị lọt chọt, không ra làm sao cả.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (13-03-2016), thaydat (13-03-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Từ nay trở đi, chú thaydat nên tập trung chuyên luyện bản vọng cổ cho vững vàng để đi chơi, vì bản vọng cổ ngày nay thông dụng nhất phổ biến nhất trong các cuộc chơi đờn ca và trình diễn từ tài tử cho đến cải lương. Người ta "đánh giá, bình phẩm" các nhạc sĩ, các tay đờn cũng từ ngón đờn của bản vọng cổ này mà ra.
    NP sẽ dành thời gian cố gắng hoàn tất cho chú ba bản vọng cổ của ba dây chính hiện nay là Hò Nhứt, Hò Nhì và Hò Tư để chú có mà luyện tập.
    Trên căn bản là NP sẽ viết bản đờn ở trình độ trên trung bình (không phải vỡ lòng, sơ cấp như người mới học) để ra đi chơi được ngay mà không thua kém người khác bao nhiêu. Và rồi "nghề dạy nghề, thuốc dạy thầy cây dạy thợ", từ từ sẽ "rút kinh nghiệm" tôi luyện càng càng tiến hơn (các nhạc sĩ khác cũng vậy).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Mekong (20-01-2017), romeo (13-03-2016), thaydat (13-03-2016)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi Hiện nay, ở quê mình, nhiều người không nắm vững cấu trúc này lắm ngay cả mình vì học lóm như đã nói trước đây.Tôi đã có dịp nghe Năm Mấy và ông bạn của mình hòa đàn cho người khác ca rồi. Nhiều khi Năm Mấy về Xang nhưng ông bạn mình về xê nhưng nghe cũng không chỏi. Luc trước tôi có đọc bài viết của NS Minh Nhựt nói khi đàn quen nghe tới nhịp thứ 3 của các khuông biết là về xê hay xang liền. NP có thể nói căn cứ vào đâu không?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (13-03-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Bởi vậy học đờn không có thầy như đi rừng ban đêm, không biết đâu mà mò...
    Đúng là về XANG hay XÊ gì cũng không bị chỏi, nhưng nên đờn cách thống nhất (là XÊ) thì cũng vẫn tốt hơn, vì cách này đã "chỉnh chu" hơn nửa thế kỷ nay rồi.
    Nói như ông Minh Nhựt là theo ý riêng của ông mà thôi, chứ thật ra cách nói đó không phải là nguyên tắc cũng không phải quy luật.
    Nếu đờn theo xưa (lúc bản vọng cổ nhịp 32 còn sơ khai) thì nhịp thứ 3 trước khi về khuông xang và xê, người ta thường ghé về chữ HÒ/LÌU, gọi là "đờn khuông" chân phương từng nhịp. Nhưng khoảng hơn 30 năm nay người ta đờn 4 nhịp đi luôn mà không phân ra từng nhịp chân phương nữa, do đó tại nhịp thứ 3 không có chữ đờn nhất định thì lấy gì nghe để đoán biết như ông Minh Nhưt nói.
    Bởi vậy, bây giờ người ta chỉ nói cấu trúc bản vọng cổ, chứ đâu có ai nói lòng bản vọng cổ nữa.
    Cấu trúc là nói về khuông đờn, một câu có 8 khuông, chữ dứt cuối khuông là gì, chỉ cần chữ dứt cuối khuông mà thôi, 3 nhịp trước đờn sao cũng được.
    Lòng bản là nói rõ từng nhịp đờn trong mỗi khuông, tương tự như bài bản.
    Cho nên bản vọng cổ thì nói cấu trúc, các bài bản thì nói lòng bản là vậy.
    Do luận điểm trên mà tại nhịp thứ 3 mỗi khuông không có ấn định chữ đờn nào cố định, nên không có đặc điểm gì để nhận biết như ông Minh Nhựt nói.
    Đờn vọng cổ là chỉ cần thuộc khuông mà thôi (giống như đờn bài bản cần thuộc lòng bản vậy).
    Nhưng mà, khi đã là "dân chơi" thì bản đờn thuộc như cháo rồi, cần gì để ý tới chuyện đó nữa.
    Cũng như trình độ đại học, có ai thắc mắc làm sao nhớ bản cửu chương bao giờ.
    Học đờn cũng như học toán là phải thuộc làu (cấu trúc) lòng bản y như thuộc công thức toán vậy.
    Không thuộc công thức thì không làm toán được, không thuộc (cấu trúc) lòng bản thì không đờn được.
    (Giống như học nghề võ phải thuộc câu thiệu của đường thảo để phân miếng, không thuộc thiệu thì chỉ múa may như tập thể dục cho vui mà thôi).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Mekong (26-03-2019), romeo (13-03-2016)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Theo mình nếu để tập trung chuyên luyện bản vọng cổ và để cho nhanh và hay thì NP viết chủ yếu các láy đan chầu các câu cho thật hay vì theo mình người nghe tới chỗ này là chỗ người ta rất chú ý và phần lớn người ta dựa vào đây để đánh giá mình đàn có hây hay không.
    Như NP nói đàn vọng cổ chẳn qua là lắp ghép các khuông. Mà được các láy đàn chầu hay của các câu thì lắp qua lắp lại mình sẽ đàn được 6 câu hay.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (13-03-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Đúng là đờn vọng cổ là chỉ tráo qua tráo lại các khuông cho thích hợp.
    Không những tráo các khuông mà tráo luôn cả các "láy" đờn trong khuông nữa. Bởi vậy phải thuộc lòng "cấu trúc" như cháo (để tráo).
    Cũng giống như đầu bếp, cũng chỉ bao nhiêu vật liệu đó mà chế biến có khẩu vị khác nhau.
    Hay dở là ở chỗ đó, ở chỗ "xào nấu", chế biến... càng khéo tay... chế biến thì càng giỏi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (13-03-2016)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hồi xưa (thập niên 60) lúc bản vọng cổ còn đờn nhịp 32 thúc, khi ra khỏi lòng câu ca, các danh cầm thường đờn đi luôn 8 nhịp (không về xề tại nhịp thứ 4 khuông A). Họ sắp chữ đờn độc, mắc mỏ mà hay để "biểu diễn". Ông Văn Vĩ, ông Năm Cơ và ông Bảy Bà (guitar) thường làm vậy. Mỗi năm ông Văn vĩ đều cho "ra lò" bản vọng cổ độc tấu mới với các câu chầu độc đáo, mắc mỏ nghe rất hay. Cho tới bây giờ vẫn chưa có ai làm được như vậy.
    Ngày nay, bản vọng cổ đờn nhịp 32 lơi, các nhạc sĩ đều đờn khuông (về xề tại nhịp thứ 4 khuông A), mà đờn khuông thì trong câu hay ngoài câu (tức câu chầu) gì thì cũng giống như nhau thôi. Ngay cả chính ông Ba Tu cũng đờn theo cách vừa nói (đờn khuông).
    Chỉ có điều là ngoài câu (ca) thì nên trau chuốt chữ đờn cho khá hơn trong lòng câu một chút.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Mekong (20-01-2017), romeo (15-03-2016), thaydat (14-03-2016)

  19. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bản độc tấu dây hò nhứt của ông Ba Tu khuông chầu câu 2 ông ấy về chữ nhạc xê NP ơi. Không biết ở khuông này xê và xề thì có vấn đề gì không?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (15-03-2016)

Trang 1/5 1 2 3 4 5 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL