Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. huynhminhloc
    Avatar của huynhminhloc
    Chúc mừng anh Phan Nhân vừa được giải 3 (không có giải nhất) cuộc thi phóng sự do Báo Bình Thuận tổ chức diễn ra từ 21/06/2011 đến 21/06/2012.

    “Tìm lại… cải lương”

    Kỳ 1: Đờn ca vỉa hè
    Phóng sự dự thi: QUANG NHÂN


    BT- Bờ kè Phạm Văn Đồng, tối thứ sáu ở góc Mũi Tàu (phường Hưng Long, Tp. Phan Thiết), nước sông Cà Ty cạn. Tàu đánh cá nằm san sát, một bóng đèn compact được kéo dây từ nhà chú Bảy Khanh ra tận phía vỉa hè. Nó được đặt trên một cây tre khẳng khiu, ánh sáng yếu ớt. Hai chiếc bàn nhựa, vài ly trà, vài cái bánh ngọt để bắt đầu cho một buổi sinh hoạt: đờn ca tài tử…

    NIỀM VUI XẾ CHIỀU

    Dàn âm ly cũ, một chiếc micro đi theo ông Bảy Khanh nhiều năm nay được lắp vào âm ly. Mọi người trong nhóm đờn ca tài tử của ông Bảy lục đục đến đầy đủ. Hai thầy đờn trẻ nhất nhóm ông Bảy khảy điệu Kim Lang để bắt đầu cho một buổi văn nghệ dã chiến. Ngoài hai thầy đờn trẻ tuổi, còn lại là những cô chú lớn tuổi quây quần. Tôi biết ông Bảy Khanh trong một lần tình cờ lai rai tại nhà ông. Quán nhậu do các cô gái con ông Bảy mở, khi con đường này giải tỏa làm bờ kè. Đang ngồi nhậu, tôi nghe rõ tiếng réo rắt của đàn nhị, tiếng gõ phách, xuống xề của những bài ca cổ một thời nức lòng người mộ điệu.



    Vốn có máu văn nghệ, và đang chơi trong câu lạc bộ yêu cổ nhạc của một nhóm bạn trẻ tứ xứ. Lân la bắt chuyện, nghe tôi nói huyên thuyên về đờn ca tài tử, ông Bảy Khanh vui vẻ: “Thứ sáu nào cũng vậy, nhóm chú đều tập trung ở đây ca hát, tập tành sau ngày lao động, tuổi già mà có gì làm vui đâu con”. Nhóm của ông Bảy ra đời, vì không còn niềm vui nào khác ngoài chuyện thích được hát vọng cổ, ngân nga điệu lý, câu hò, hay những bản, đoạn trích của những vở cải lương có từ mấy chục năm qua. “Mày hát được bữa nào xuống chơi cho vui” - ông Bảy chân tình. Như đã hẹn, tôi xuống sân khấu của nhóm ông Bảy vào tối thứ sáu. Mọi người đã đông đủ, ca hát từ lúc nào không rõ. Khi đó, ông Tư đang hát câu 5, câu 6 trong bản Hàn Mặc Tử. Ông Tư hơn 60 tuổi, giọng vẫn khỏe, vẫn xuống xề ngọt ngào… như thuở còn trai tráng. Đam mê đờn ca tài tử, cải lương nhưng thời trẻ trung đâu ai rảnh rang mà vui chơi, mà tụ hợp. Chuyện làm ăn, vợ con mọi thứ xoay chuyển để tuổi già mới thảnh thơi đôi chút. Mọi người trong nhóm ông Bảy Khanh đều lớn tuổi, có người đã lên chức ông nội, bà ngoại hết rồi, nhưng hễ nghe bàn đến hát, đến ca là máu văn nghệ cứ sôi sùng sục.

    Ông Bảy Khanh chơi nhạc cổ từ khi còn tham gia kháng chiến ở Khu Lê, cả đơn vị chỉ có mình ông biết đờn, biết ca. Ông cũng là người viết lời cho rất nhiều bản cải lương, cổ động tinh thần đấu tranh. Bây giờ, già nhớ nghề, nhớ ngón đờn, nhớ từng làn điệu “cóng, cóng, xê, sàng..” nên quy tụ anh em về với đờn ca tài tử. Vợ ông Bảy không hát được, nhưng lại là người lăng xăng trà, nước mỗi khi nhóm ông sinh hoạt. Hôm trời mưa, cả nhóm lại kéo vào hiên nhà, lại đờn, lại hát.. Dứt câu vọng cổ, tiếng vỗ tay phát ra từ quán nhậu, thì ra khách nhậu, khách qua đường cũng ghiền “món” tinh thần đờn ca tài tử. Hôm tôi ghé, một vị khách thích ghiền hát quá, xin ông Bảy cho ca 2 câu trong bài Võ Đông Sơ của cố soạn giả Viễn Châu mới chịu ra về.

    VỀ ĐÂU TÀI TỬ CẢI LƯƠNG


    Cả thành phố Phan Thiết có ít nhất 6 nhóm đờn ca tài tử, thủ lĩnh của những nhóm hát là những người chơi nhạc cổ từ thời trẻ đến giờ. Như anh Đặng Ngọc Long (Đức Long), anh Vinh (nhóm Ánh Sáng), anh Minh (Phong Nẫm), anh Quang Vũ (bên tượng đài Chiến Thắng), nhóm anh Ly, nhóm chú Bảy Khanh (bờ kè phường Hưng Long). Nhóm anh Quang Vũ, vốn dĩ anh Vũ là thợ sửa xe, vá ép nhưng tối nào cũng thế, cái tiệm bé tí nằm ở góc đường trung tâm thành phố. Không thấy khách sửa xe, chỉ thấy những con người ngồi say sưa ôm đàn và ngân nga vọng cổ. Nhóm anh Vinh cứ mỗi thứ sáu thì lại về tập trung ở khu Văn Thánh 3, tiệm hớt tóc Trung Chánh. Anh Vinh, chia sẻ: “Giờ tuổi trẻ không bao giờ tìm hiểu về loại hình này, tuổi 30 trở xuống càng hiếm. Trong 70 người, chỉ khoảng 3 người trẻ, xem chừng cũng chỉ 5% là biết đến cải lương, yêu cổ nhạc”.

    Vậy là họ không thích?!

    Không hẳn không thích, nhưng không có điều kiện phát triển, giới trẻ không có nhiều điều kiện tiếp cận.

    Nhóm đờn ca tài tử của anh Vinh, ngoài chuyện hát để anh em sinh hoạt với nhau, cũng nhận show đi hát đám đình, đám chay. Hát ở chùa vào những dịp lễ. Còn cả tỉnh thì cũng có nhiều nhóm, có CLB, nhưng một năm anh em nghệ sĩ không chuyên chỉ gặp nhau vào dịp giỗ tổ (12/8 âm lịch). Gặp nhau, tay bắt mặt mừng để chia sẻ, để hát những điệu buồn cho đời thêm ngọt ngào. Theo anh Vinh, thời điểm lúc còn trẻ cũng gom được vài chục anh em, có bầu Ban chủ nhiệm hẳn hoi dưới dạng “tự phát và tự túc” nên không có chế tài, cuối cùng cũng không vào quy cũ. Ở tỉnh thì 5 năm tổ chức 2 lần hội thi đờn ca tài tử - cải lương, như là cách để giữ lửa cho bộ môn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Sắp tới, trong số hơn 20 tỉnh, thành (trong đó có Bình Thuận) đang được Bộ VHTTDL đề nghị tổ chức UNESCO công nhận vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hy vọng, sẽ là hướng mở để đờn ca tài tử - cải lương có thêm sức sống.

    Có đến với những nhóm hát đờn ca tài tử - cải lương vào những đêm sinh hoạt định kỳ của những con người đã đi qua gần hết một đời người mới thấy họ đam mê, hết mình với nó. Tuổi trẻ bây giờ không còn mặn mà với đờn ca tài tử - cải lương. Sự du nhập văn hóa, sự bùng phát của những phương tiện nghe nhìn hiện đại, cùng với dance, hiphop, với những ca khúc mà lời hát rỗng tuếch đã kéo dần khoảng cách văn hóa dân tộc ra khỏi tầm với của giới trẻ.

    Tất cả nhóm hát đờn ca tài tử - cải lương mà tôi có dịp đến thưởng thức người trẻ nhất cũng bước vào tuổi 30. Những thầy đờn trẻ tuổi nhất đã tìm đến với đờn cò như Văn Hiếu, như Nô… là quá ít ỏi bên những giọng ca mà ban ngày họ là những người lao động biển, là thợ hồ, là những ông bà nội, bà ngoại… đang cố gắng từng ngày để đờn ca tài tử - cải lương đến gần với lớp trẻ dù muộn màng và không nhiều tương lai.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 18 Users Say Thank You to huynhminhloc For This Useful Post:

    bachlong (26-06-2012), chuvoicon (26-06-2012), danhmat (26-06-2012), DOHOANG (26-06-2012), Duongtonhu (26-06-2012), Giang Tiên (26-06-2012), huongle (26-06-2012), kimhong (19-08-2013), Koala (26-06-2012), mecailuong (26-06-2012), MEM (26-06-2012), minhle (26-06-2012), ngocdiep1912 (26-06-2012), Nguyễn Ngọc Điệp (26-06-2012), Thanh Hậu (26-06-2012), Thanh Hien (26-06-2012), Thuong Tran (26-06-2012), zzztienzzz (26-06-2012)

  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Khao đêêêêêêêêêêêêêêêêêêêêêêêê êêêêêêêêêê.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Giang Tiên (26-06-2012), Thanh Hậu (26-06-2012)

  5. huynhminhloc
    Avatar của huynhminhloc
    Kỳ 2: Nhạn trắng… bay rồi

    BT - Năm 1987, tỉnh Thuận Hải cũ có một đoàn cải lương mang tên Nhạn Trắng. Đang hoạt động ngon trớn… Được 7 năm, khi chuyến lưu diễn ở miền Trung chưa dứt, cả đoàn bất ngờ khi nhận được tin về để sắp xếp lại… thực ra là giải thể. Những nghệ sĩ - những con “nhạn trắng” của ngày xưa tung bay tứ xứ. Người thành đạt, người sống trong chật vật... Nhạn Trắng chỉ còn trong ký ức của những ai đã từng yêu thích...

    Một thời nhạn trắng

    Đoàn Cải lương Nhạn Trắng thành lập vào năm 1987. Nhạn Trắng đã trình diễn được nhiều vở tuồng gây tiếng vang trong lòng công chúng những tỉnh bạn là nôi cải lương. Đó là các vở: “Lan và Điệp”, “Lôi Vũ”, “Tướng cướp Mỹ Hoàng”, “Người tình trên chiến trận”, “Chiếc bóng oan khiên”... Nghệ sĩ của đoàn không nhiều, nhưng tiếng hát của họ làm nhiều người nhớ. Rất nhiều người còn nhớ anh kép chính Trường Linh Trúc, người ở xã Phước Thể (Tuy Phong), hay cô đào chính xinh đẹp Phương Hoài Thương (Bắc Bình), Thy Hồng Ngọc (Liên Hương, Tuy Phong), đào độc Xuân Như Được, kép độc Lâm Trung, rồi những giọng ca Hà Thu, Nhật Lũy.
    Anh Lũy bây giờ an phận với công việc của một “nghệ nhân” cây cảnh...



    “Năm 1994, lãnh đạo Đoàn Cải lương Nhạn Trắng được mời họp để thông báo đoàn phải ngưng hoạt động để sắp xếp. “Sắp xếp” chỉ là một mỹ từ chứ thật ra là giải thể. Tôi đau lắm, anh em nghệ sĩ hụt hẫng. Mà đâu phải đoàn không đi diễn, diễn nhiều nữa là khác. Từ Quảng Nam, Bình Định, rồi Phú Yên... được ủng hộ lắm” - ông Nguyễn Văn Cơ (nguyên Phó Đoàn Cải lương Nhạn Trắng), nhớ lại. Tuy hoạt động sôi nổi hơn Đoàn Dân ca liên khu 5, nhưng Đoàn Cải lương Nhạn Trắng vẫn không thoát khỏi một quy luật “thu không đủ chi”. Nhà nước bao cấp không nổi, nên đành để “đàn chim nhạn” tung bay tứ xứ. Có người còn bám trụ với quê hương, có người bỏ xứ lập nghiệp, có người thành danh trên xứ người...

    Giờ họ không còn sống với ánh đèn, với sân khấu nhưng trong lòng lại âm ỉ nỗi nhớ.

    Nghệ sĩ thành “nghệ nhân”

    Giải thể, mỗi người chọn cho mình hướng đi riêng. Như nghệ sĩ Phương Hoài Thương sau đó lập gia đình theo chồng về Huế sinh sống bằng việc kinh doanh. Nghệ sĩ Hà Thu vẫn không thể bỏ được ánh đèn, cũng lập gia đình theo đuổi nghiệp hát. Và cũng không phải ai cũng may mắn. Nghệ sĩ Xuân Như Được, sau khi ly hôn đã sống trong căn phòng trọ nuôi con. Chị chia sẻ: “Sau khi đoàn tan, chị tìm về đầu quân cho Đoàn Cải lương Đồng Tháp, nhưng cuộc sống miệt sông nước, khó khăn quá. Phải về lại Phan Thiết”.

    Một ngày bình thường, công việc của anh Lũy tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh là tưới cây, chăm sóc cây cảnh. Từ khi Đoàn Nhạn Trắng không còn, anh Lũy được phân về đây, không còn hát, không còn được trải lòng ở những vai diễn. Anh Lũy an phận là công nhân viên quốc phòng. Thi thoảng tham gia chương trình văn nghệ quần chúng của đơn vị. “Giờ là nghệ nhân cây cảnh, chứ không phải nghệ sĩ” - câu nói đùa nhưng chua chát của người nghệ sĩ đã từng gắn bó với nghiệp ca diễn sau khi đi bộ đội trở về, khiến tôi có cảm giác anh đang nhớ nghề.

    Những thầy đờn của Đoàn Nhạn Trắng như anh Vinh, anh Long cũng an phận trong kiếp con tằm nhả từng tiếng tơ ai oán, buồn thương da diết của phận đời nghệ sĩ. Như anh Long, một thời gian dài gắn bó với phong trào văn nghệ quần chúng, giờ tìm thú vui cuối đời để truyền nghề cho lớp trẻ theo từng ngón đàn. Anh Vinh may mắn, còn làm việc tại Trung tâm Văn hóa thành phố, cũng nhờ vậy mà anh Vinh truyền lửa cho hàng chục học trò có tuổi gần bằng với mình, đó xem như là một cách để giữ nghề, mà ngày xưa anh từng theo cha học từ lúc 8, 9 tuổi. “Thời đó hát chay, tập chay nhưng yêu lắm cái không khí tập tuồng, yêu lắm bữa cơm đạm bạc của tình anh em nghệ sĩ với nhau” - chị Được bộc bạch. Ký ức về đoàn hát nhỏ bé ở quê tôi, chỉ còn như vậy... Ít ỏi! Nhưng ít ra, quê tôi cũng đáng tự hào vì có cải lương, để bây giờ cải lương trở thành cái nôi của đờn ca tài tử, của những nhóm hát tự phát mọc lên ở vỉa hè, ở dinh vạn và bờ kè.

    “Chúng tôi chấp hành quyết định của tổ chức, đó là nguyên tắc...”. Câu nói của ông Cơ có điều gì đó vương vấn nỗi buồn, sự hối tiếc, khi cả ông và những người lãnh đạo đoàn đã không giữ được Nhạn Trắng, đã chấp nhận nhìn những anh em nghệ sĩ ra đi mỗi người một phương.
    Phóng sự của QUANG NHÂN
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 14 Users Say Thank You to huynhminhloc For This Useful Post:

    bachlong (26-06-2012), chuvoicon (26-06-2012), danhmat (26-06-2012), DOHOANG (26-06-2012), Duongtonhu (26-06-2012), Giang Tiên (26-06-2012), huongle (26-06-2012), Koala (26-06-2012), mecailuong (26-06-2012), MEM (26-06-2012), Nguyễn Ngọc Điệp (26-06-2012), Thanh Hậu (26-06-2012), Thanh Hien (26-06-2012), zzztienzzz (26-06-2012)

  7. Nguyễn Ngọc Điệp
    Avatar của Nguyễn Ngọc Điệp
    Nguyên văn bởi huynhminhloc
    ...
    Vốn có máu văn nghệ, và đang chơi trong câu lạc bộ yêu cổ nhạc của một nhóm bạn trẻ tứ xứ...
    .....
    Không hẳn không thích, nhưng không có điều kiện phát triển, giới trẻ không có nhiều điều kiện tiếp cận.
    ....
    Tất cả nhóm hát đờn ca tài tử - cải lương mà tôi có dịp đến thưởng thức người trẻ nhất cũng bước vào tuổi 30. ..

    Từ 3 chi tiết này làm Điệp liên tưởng đến Thanh Hậu, sao Anh Nhân không lăng xê E nó tí ta ^!^
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to Nguyễn Ngọc Điệp For This Useful Post:

    Giang Tiên (26-06-2012), huongle (26-06-2012), Thanh Hậu (26-06-2012)

  9. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Chúc mừng anh Nhân. Biết trễ quá, không thì hôm chủ nhật đã... đè ảnh khao rồi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Thanh Hậu (26-06-2012)

  11. MEM
    Avatar của MEM
    Bữa gặp vụ từ thiện anh Nhân đã báo rồi mà ta?! Giờ chúc mừng anh trai lần nữa hén! Còn khao thì chắc rồi, có điều đang "si nghĩ" coi khao gì đây! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (26-06-2012), huongle (26-06-2012), Thanh Hậu (26-06-2012), Thuong Tran (26-06-2012)

  13. phannhan
    Avatar của phannhan
    Nguyên văn bởi Nguyễn Ngọc Điệp
    Từ 3 chi tiết này làm Điệp liên tưởng đến Thanh Hậu, sao Anh Nhân không lăng xê E nó tí ta ^!^
    Lúc anh vào với Anh em, sau đó thực hiện thì Hâu nhi còn đang thai nghén ở đâu đó..chứ không là có rồi..
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to phannhan For This Useful Post:

    Giang Tiên (26-06-2012), Thanh Hậu (26-06-2012)

  15. phannhan
    Avatar của phannhan
    Nguyên văn bởi Giang Tiên
    Chúc mừng anh Nhân. Biết trễ quá, không thì hôm chủ nhật đã... đè ảnh khao rồi.
    Khao thì bữa nào anh mời đi ăn kem...chứ đừng có đè anh, em mà đè...em cũng biết hậu qảu mà, phải không?!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 4 Users Say Thank You to phannhan For This Useful Post:

    Giang Tiên (26-06-2012), huongle (26-06-2012), Thanh Hậu (26-06-2012), Thuong Tran (26-06-2012)

  17. phannhan
    Avatar của phannhan
    Cảm ơn Lộc đã đưa thông tin nhé. Thanks trai.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to phannhan For This Useful Post:

    Giang Tiên (26-06-2012), Thanh Hậu (26-06-2012), Thuong Tran (26-06-2012)

  19. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi phannhan
    Khao thì bữa nào anh mời đi ăn kem...chứ đừng có đè anh, em mà đè...em cũng biết hậu qảu mà, phải không?!
    Không... em không ăn kem đâu. Ốc giác gỏi xoài coi bộ được hơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Thanh Hậu (26-06-2012)

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL