Bài này hơi Ai gì Anh Phúc?
Hơi Ai thường được hiểu là giống hơi của bài Nam Ai.
Chuồn Chuồn, Nặng Tình Xưa cũng thuộc loại hơi này.
Bản nhịp tư mà buồn người ta gọi hơi Ai. Nhưng cũng bản buồn mà nhịp tám thì người ta gọi hơi Oán. Ai là buồn man mác, Oán là buồn thê thảm. Cũng là buồn nhưng nhịp tám kéo hơi dài nên nghe thê thảm.
Có người gọi bản Xuân Nữ là hơi Ai, có nguyên nhân của nó. Ngày xưa hát bội tới đoạn buồn thì Hát Nam (Ai), dàn đờn đờn bản Nam Chạy (Nam Ai Tẩu Mã). Sau này có bản Xuân Nữ ra đời thì tới chỗ buồn người ta đờn Xuân Nữ. Nhưng quen miệng vẫn nói Hát Nam (Ai) mặc dù đờn Xuân Nữ.
Cho nên trong hát bội có phân biệt Hát Nam (Nam Ai) và Hát Nam (Xuân Nữ).
Hát bội Xuân Nữ thì chúng ta nghe rồi, Hát Nam Chạy thì nghe tuồng Ngũ Vân Thiệu Bị Vây, đoạn vừa cỡi ngựa vừa chạy vừa than đó.
Nam Chạy (nhạc lễ - hát bội) như sau:
1. Xang xừ (xang) cống (xê)
hò xự (-) xế xừ (xang)
2. Xế (xang) xư lìu (-)
xề liu (cồng) xề xang (-)
3. Hò xự (xang) xê cống (xê)
hò xự (-) xế xang xư (lìu)
vân vân...
Đờn cà giựt cà giựt như tiếng ngựa chạy (nên gọi tẩu mã).
Để ý nghe nhạc lễ và hát bội đờn nhịp chẻ, nhịp chinh, cà giựt cà giựt chớ không suông như đờn cải lương.