Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. trieuton
    Avatar của trieuton
    Sáng nay, lúc 5 giờ 30 phút, 1-11, soạn giả Nhị Kiều, người đã viết kịch bản Mùa thu lá bay, Truyền thuyết tình yêu, Lỡ chuyến đò thương… đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà, thọ 90 tuổi.Thông tin bà bệnh nặng nhập viện cấp cứu hơn một tháng qua đã làm cho giới sân khấu cải lương lo lắng.

    Dẫu biết bà khó có thể vượt qua vì tuổi cao sức yếu, nhưng tin bà ra đi đã để lại trong lòng khán giả mộ điệu và các thế hệ nghệ sĩ cải lương niềm thương xót.

    Có thể nói trong giới sân khấu cải lương, có hai nữ soạn giả đã góp cho đời nhiều kịch bản xuất sắc, đó là NSND Bảy Nam và soạn giả Nhị Kiều.


    Soạn giả Nhị Kiều trong những ngày cuối đời vẫn là việc thiện

    Nếu NSND Bảy Nam được xem là nữ soạn giả đầu tiên của sân khấu Việt Nam thì soạn giả Nhị Kiều được xem là nữ soạn giả sáng tác nhiều kịch bản nhất.

    Những ngày đầu đến với nghệ thuật cải lương bà viết kịch bản với nghệ danh là Cô Nguyệt, Hoàng Thị Nguyệt và sau cùng là Nhị Kiều.

    Năm 1954, Đoàn hát Việt Kịch Năm Châu xuống tỉnh Bến Tre biểu diễn, lúc đó bà đã 33 tuổi. Đem lòng ái mộ NS Tám Vân (người đóng vai Duy Bạt trong tuồng Gió ngược chiều) bà quyết định sánh duyên cùng ông, theo ông trên khắp nẻo đường lưu diễn.

    Yêu chồng và đam mê sân khấu, bà học cách soạn tuồng, học viết và học ca cổ.

    Văn chương của soạn giả Nhị Kiều nhiều nữ tính, nhẹ nhàng, ngay trong những đoạn gay cấn thì lời văn của bà vẫn mộc mạc, chân chất. Chuyện tuồng phần lớn được xây dụng một mạch có đầu có kết, như thể loại kể chuyện, ảnh hưởng nhiều từ tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

    Ban đầu phần lớn tác phẩm của bà đều hợp soạn, trong thời gian từ năm 1963 đến năm 1972, bà đã viết chung với các soạn giả nhiều kịch bản hay như: Đợi ánh bình minh, Chiếc lá giữa dòng, Phụng Kiều Lý Đáng, Hoa đồng cỏ nội (với Nguyễn Phương),.Hương lúa tình quê, Trăng rụng bến Từ Châu, Kim Hồ Điệp, Lỗi tình cố nhân (với Anh Tuyến), Khói sóng Tiêu Tương (với soạn giả Hà Triều Hoa Phượng), Những đứa con lai (với Thanh Cao), Mùa sen trắng nở, Mạnh Lệ Quân, Thạch phá thiên, Đường về Vạn Kiếp (với Nguyên Đạt), Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Sở Vân, Đường nào lên thiên thai (với Hoàng Lan), Qua cầu đắng cay, Tâm sự cha tôi, Thanh Xà Bạch Xà, Anh Bảy Chà, Mùa thu lá bay, Cánh chim bạt gió (với Thế Châu)…

    Khi đã khẳng định tên tuổi, bà đã phóng tác theo tiểu thuyết của nhà văn Ngọc Linh thành kịch bản Nắng sớm mưa chiều, và tiểu thuyết của nhà văn Trang Thế Hy thành kịch bản Vầng trăng bên kia sông.

    Sau năm 1975, bà đã sáng tác các kịch bản: Hoa cẩm chướng, Huyền thoại một chuyện tình, Giọt mưa thu, Lỡ chuyến đò thương, Vết thương kỷ niệm, Vị đắng lá sầu đâu, Trăng nước Lạc Dương Thành, Người khách thương hồ, Nửa đêm chợt tỉnh, Lòng người bạc đen, Truyền thuyết tình yêu…

    Kịch bản Mùa thu lá bay và Truyền thuyết tình yêu là hai tác phẩm nổi tiếng của Nhị Kiều, đưa tên tuổi NSƯT Bạch Tuyết (vai Hàn Ni), cố NSƯT Minh Phụng (vai Văn Lâu), NSƯT Vũ Linh (Phi Cát), NSƯT Thanh Thanh Tâm, NS Kiều Phượng Loan, Thanh Hằng (vai nữ vương) lên đỉnh cao nghệ thuật ca diễn.

    NSƯT Vũ Linh tâm sự: “Chúng tôi gọi bà là má, vì ông bà luôn xem chúng tôi như con cháu, chỉ dẫn tận tình. Trong đời tôi mang ơn NS Tám Vân và soạn giả Nhị Kiều, vì ông bà đã cho tôi vai Phi Cát rất hay”.

    NSƯT Lệ Thủy cho biết: “Bà là tấm gương của sức lao động nghệ thuật bền bỉ. Từ những năm qua, khi Sân khấu Vàng của chúng tôi hoạt động, bà thường xuyên liên lạc để giới thiệu những kịch bản mới nhằm đóng góp thêm cho việc xây dựng nhà tình thương trao tặng đồng bào nghèo. Nghĩa cử của bà đối với sự nghiệp sân khấu và công tác từ thiện rất lớn. Tin bà mất là nỗi đau lớn của giới sân khấu chúng tôi”.

    Ở tuổi 89, bà vẫn miệt mài sáng tác dù bệnh tim đã khiến bà ngã quỵ nhiều lần và phải điều trị tại Bệnh viện Bình Dương. Vĩnh biệt soạn giả Nhị Kiều, tác phẩm của bà vẫn mãi mãi sống trong lòng công chúng yêu sân khấu dân tộc.

    Soạn giả Nhị Kiều tên thật là Quản Thị Minh Nguyệt (SN 1921, tại làng An Thạnh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre).

    Tang lễ của bà tổ chức tại 93 B1, ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, Bình Dương. Lễ động quan lúc 7 giờ 30 ngày 5-11 sau đó an táng tại Nghĩa trang Bình Dương.
    Tin, ảnh: Thanh Hiệp
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 8 Users Say Thank You to trieuton For This Useful Post:


  3. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Thành kính phân ưu !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Hồng Phượng For This Useful Post:


  5. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Thành kính phân ưu cụ soạn giả Nhị Kiều !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. MEM
    Avatar của MEM
    Thật khâm phục tài viết của bà vì yêu chồng mà từ tay ngang học viết lách rồi trở thành soạn giả nổi tiếng và giữ kỷ lục nữ soạn giả viết nhiều nhất VN. Nhiều tuồng nghe thích mà giờ mới biết của soạn giả Nhị Kiều.

    Thành kính phân ưu cùng gia quyến!

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  8. Koala
    Avatar của Koala
    Xin chia buồn...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following User Says Thank You to Koala For This Useful Post:


  10. NGOC MINH
    Avatar của NGOC MINH
    hôm mộ những tác phẩm của bà quá , thành kính chia buồn cùng gia quyến!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. The Following User Says Thank You to NGOC MINH For This Useful Post:


  12. mylehang
    Avatar của mylehang
    Người có tài sao trời ko cho sống lâu trăm tuổi há.
    Vô cùng thuơng tiếc soạn giả Nhị Kiều.!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. trieuton
    Avatar của trieuton
    Giờ thì hẳn soạn giả Nhị Kiều đã về bên chồng cùng hòa trọn bản tình ca như bà mong muốn và trong sự thương yêu của những ai biết đến tình yêu son sắt, bền chặt của bà.

    1. Lúc 5 giờ 30 sáng 1-11, soạn giả cải lương Nhị Kiều đã qua đời, để lại nhiều tiếc thương và lòng mến yêu vì đến phút cuối cuộc đời bà vẫn sống chết với cải lương và tình yêu sắt son dành cho người chồng nghệ sĩ.

    Nói đến soạn giả Nhị Kiều, không ai trong giới cải lương lại không nhắc luôn tên chồng bà thành một: Nhị Kiều - Tám Vân. Bởi từ năm 1954, khi chạy loạn từ Mỏ Cày, Bến Tre lên Sài Gòn, cô gái nhà quê Quản Thị Minh Nguyệt đã gặp anh kép hát Tám Vân qua vở tuồng Gió ngược chiều để yêu thương mà theo đuổi, gắn bó đến hết đời. Chính nghệ sĩ Tám Vân là người thầy đầu tiên và kéo dài đến suốt cả đời đã dạy cho vợ bài bản cải lương và truyền cho bà tình yêu bộ môn này để thành soạn giả nổi tiếng. Ký giả kịch trường Tần Nguyên cho biết bà Minh Nguyệt còn có một người chị Quản Thị Trúc Mai là vợ chủ báo Tiếng Chuông nổi tiếng. Cả hai chị em đều là nữ trí thức, học thức cao đương thời, cùng tham gia sáng tác thơ, tiểu thuyết trên các báo nên bà Minh Nguyệt dựa vào câu thơ chữ Hán “Đồng tước chung thân tỏa nhị kiều” nói đến hai nữ nhân nổi tiếng xinh đẹp thời Tam quốc làm bút danh Nhị Kiều.

    Được chồng hướng dẫn vào nghề viết tuồng cải lương, Nhị Kiều còn nổi tiếng với các các bút hiệu khác: Cô Nguyệt, Hoàng Thị Nguyệt. Năm 1959, bà được nghệ sĩ Phùng Há giới thiệu với bà bầu Thơ và trở thành một trong những soạn giả viết chính cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga lúc ấy. Tác phẩm của bà còn được nhiều đoàn cải lương đại bang và những ban kịch tên tuổi như Dạ Lý Hương, Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng… ưa chuộng sử dụng. Theo soạn giả Nguyễn Phương: “Văn chương của soạn giả Nhị Kiều nhiều nữ tính, nhẹ nhàng. Ngay cả trong những đoạn gay cấn nhất, cần có những lời nói cay độc, hung hăng để đẩy kịch tính lên cao trào thì lời văn của Nhị Kiều vẫn nhẹ nhàng, nói như một lời trách móc. Bù lại, những đoạn tả tình của vai nữ đối với người yêu thì đúng là giọng nói, cách nói của một cô gái đang yêu, khao khát tình yêu. Chuyện tuồng phần lớn được xây dựng một mạch, có đầu có đuôi như tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh”.

    Soạn giả Hoàng Song Việt (bìa trái) và nghệ sĩ Út Bạch Lan (bìa phải) đến thăm vợ chồng soạn giả Nhị Kiều và nghệ sĩ Tám Vân lúc còn sinh thời. (Ảnh do gia đình cung cấp)


    2. Cả đời bà sống và nuôi gia đình bằng nghề viết nên có đến cả trăm vở tuồng. Song sự nghiệp của bà lại có đặc điểm là thường viết chung kịch bản với các soạn giả khác (phần đông là những tên tuổi lớn), còn nếu viết riêng thì bà phóng tác theo tiểu thuyết hay chuyển thể tác phẩm của tác giả khác. Chỉ ở thập niên 1990, bà mới bắt đầu sáng tác độc lập nhiều. Giai đoạn này nhiều đoàn cải lương khắp miền Nam, cả các hãng băng đĩa video cải lương trong và ngoài nước đều trông cậy vào bà để có nguồn kịch bản mới cho hoạt động của họ.

    ?i?m l?i nh?ng v? tu?ng ???c kh?n gi? nh? v? y?u th?ch h?ng m?y m??i n?m, v?i so?n gi? Hoa Ph??ng, b? vi?t chung: Điểm lại những vở tuồng được khán giả nhớ và yêu thích hàng mấy mươi năm, với soạn giả Hoa Phượng, bà viết chung: Khói sóng tiêu tương, Tấm lòng của biển… Với soạn giả Nguyễn Phương: Hoa đồng cỏ nội, Phụng Kiều Lý Đáng, Đợi ánh bình minh… Với soạn giả Thế Châu: Qua cầu đắng cay, Mùa thu lá bay, Tình anh Bảy Chà, Cánh chim bạt gió… Với Nguyên Đạt: Đường về Vạn Kiếp, Mạnh Lệ Quân… Với Hoàng Lan: Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Sở Vân… Những tác phẩm bà chuyển thể, phóng tác nổi tiếng gồm: Nắng sớm mưa chiều, Trắng hoa mai, Truyền thuyết tình yêu, Thương nhớ một mình, Bảy mùa mai nở…

    3. Sự nghiệp và tên tuổi như thế, song vào cuối đời gia đình bà không tránh khỏi cảnh sống khó khăn. Một mình bà, dù đã ở tuổi hơn 80 vẫn dùng ngòi viết (viết tuồng, chập cải lương ngắn, bài ca cổ… theo đơn đặt hàng) để mưu sinh, lo cho cả gia đình và chăm cho nghệ sĩ Tám Vân đã lâm cơn bệnh nặng nằm một chỗ. Chỉ có 2-3 tháng nay, khi đã ở tuổi 90 và suy yếu phải nhập viện, bà mới buông bút. Vậy nhưng có lúc để có tiền lo cho bệnh tình của chồng, bà phải tìm đến nghệ sĩ Thanh Sang vì biết ông ham đọc sách, đánh tiếng bán chỗ sách vở quý là gia sản cuối cùng sót lại. Nhớ lại chuyện này, giọng nghệ sĩ Thanh Sang ngậm ngùi: “Tôi quý ông bà là người có tiếng, có công với cải lương nên khi có thể thì giúp đỡ chứ đâu nỡ lấy sách làm gì. Chỉ thương cho nhiều nghệ sĩ tài năng, cả một đời sống chết với nghề, cuối đời phải sống khổ”.

    Riêng nghệ sĩ Bạch Tuyết, người luôn xem nghệ sĩ Tám Vân như người thầy của mình và vẫn thường gắn bó, quan tâm đến vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân - Nhị Kiều, đã là nghệ sĩ đầu tiên có mặt khi nghe tin soạn giả Nhị Kiều mất. Nghệ sĩ Bạch Tuyết xúc động: “Ông bà là hai người đặc biệt của cải lương. Ông là người nghệ sĩ rành bài bản cải lương nhất. Bà không chỉ là phụ nữ trí thức, viết tuồng giỏi mà còn là một phụ nữ sống hết mình vì tình yêu. Ông bà là hai người bạn đời mà cũng là một đôi tri âm tri kỷ đẹp đẽ của cải lương. Tôi không thể nào quên ấn tượng về bài thơ bà làm khi ông mất”.

    Bài thơ của soạn giả Nhị Kiều làm cho chồng mà nghệ sĩ Bạch Tuyết nhắc đến có đoạn: “Ngồi bên mồ tôi gọi mãi tên anh. Tám Vân ơi! Hãy theo em về nơi tổ ấm. Người và ma sẽ cùng nhau chung sống. Sẽ cùng nhau viết trọn bản tình ca”. Giờ thì hẳn soạn giả Nhị Kiều đã về bên chồng cùng hòa trọn bản tình ca như bà mong muốn và trong sự thương yêu của những ai biết đến tình yêu son sắt, bền chặt của bà.

    HÒA BÌNH
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to trieuton For This Useful Post:


  15. linhhueforever
    Avatar của linhhueforever
    Dù biết tuổi già sức yếu thì cũng có ngày phải quy tiên, nhưng sao lòng vẫn thấy xót xa khi hay tin, xin chia buồn cùng gia đình soạn giả Nhị Kiều!!!! Thành kính phân ưu!!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. lamhuutang
    Avatar của lamhuutang
    Xin chia buồn cùng gia quyến. Lại một người nữa ra đi!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL