Những điều này Scarlet suy nghĩ lâu lắm rồi nhưng hôm nay tự dưng có hứng nên ngồi viết ra một mặt.
Chia sẻ vào trang nhà cho vui.
THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT
Tham gia CA HÁT và TÌM HIỂU về NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG được hơn 3 năm rồi.
Một trong những điều mà tôi quan sát thấy mỗi ngày đó là sự đa dạng trong việc cảm nhận một vai diễn, một trích đoạn, một vở tuồng, v.v...
Tại sao những ý kiến trái chiều, những cảm nhận khác nhau là điều luôn luôn hiện diện và nó đưa đến rất nhiều mâu thuẫn, thậm chí những tranh luận gay gắt. Ranh giới giữa cái hay và cái dở, cái đẹp và cái xấu rất mong manh. Điều đó xảy ra giữa khán giả với khán giả, giới chuyên môn với giới chuyên môn và cả khán giả với giới chuyên môn ???
Cải Lương trong mắt nhiều người là một bộ môn nghệ thuật truyền thống mang tính bác học và nhân văn sâu sắc.
Cải Lương cũng trong mắt nhiều người là bộ môn nghệ thuật lỗi thời, sến và dành cho giới bình dân.
Khán giả cải lương có rất nhiều những người dân buôn gánh bán bưng ngoài chợ mà tôi vẫn hay nghe là hàng tôm hàng cá, những bác nông dân, những người nơi quê mùa thôn dã...(Số lượng này luôn chiếm số đông dù ở thời điểm nào)
Khán giả cải lương cũng có rất nhiều những người có tri thức, có trình độ đại học, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, v.v...(Nhưng thật sự thì số lượng này hiện nay tôi thấy rất ít so với thời xưa và ngày càng giảm thiểu)
Nếu như trước đây, cải lương rất thịnh ở Sài Gòn, thì bây giờ người Sài Gòn không còn được bao nhiêu người còn yêu thích cải lương mà hầu hết là khán giả miền Tây.
Khán giả cải lương đủ mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng cải lương chỉ dành cho người già, có tuổi hoặc người xa quê.
THEO QUAN ĐIỂM CỦA RIÊNG TÔI, TÔI TẠM THỜI LÝ GIẢI NHƯ THẾ NÀY:
Thưởng thức nghệ thuật cũng như thưởng thức một món ăn vậy. Sự thưởng thức sẽ phân theo cấp độ...
- Hoặc ngon dở gì cũng nuốt đánh ực ...(Điều này thường xảy ra ở những kẻ Phàm Phu kiểu như Trư Bát Giới mà thưởng thức đào tiên vậy)
- Hoặc chỉ có thể cảm nhận là ngon hay dở theo cảm tính của mình mà không cảm giác được vị ngon đến từ đâu, lý do vì sao dở...(Đaị đa số là những người Thông Thường như vậy, bằng chứng là cùng 1 món ăn sẽ có người thì khen ngon khi hợp gu của họ, người thì chê dở khi không phải món khoái khẩu của họ, có người ăn thì cho là ngọt, người thì cho là lạt, kẻ lại cho mặn,...)
- Rất ít người khi ăn một món ăn biết thưởng thức từ tốn và tinh tế, phân biệt được những hương vị khác nhau của món ăn, cảm nhận được vị ngon do những nguyên liệu gì, cảm nhận được vị dở do thiếu nguyên liệu gì. Họ biết thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau, cho dù có không phải món hợp khẩu họ vẫn có thể biết được thế nào là vị chuẩn, thế nào là chưa chuẩn. Những người này thông thường là những người có đam mê và tìm hiểu sâu về ẩm thực, đáng liệt vào danh sách của những người Sành Điệu về ẩm thực.
- Số người cực kỳ hiếm, đó là những người khi thưởng một món ăn có thể tìm ra công thức chế biến của món ăn đó, hoặc thậm chí có khả năng sáng tạo những món ăn mới dựa trên những nguyên tắc nấu ăn cơ bản và thông thường. Những người này sẽ được liệt kê vào danh sách các Chuyên Gia Ẩm Thực kiểu như YAN JAN COOK.
Nếu như trong ẨM THỰC một số nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về "Thẩm Mỹ Ăn Uống" của những người thưởng thức là Điều Kiện về Vật Chất, một chút Năng Khiếu - Sự Đam Mê Tìm Tòi
thì
Trong NGHỆ THUẬT lý do có nhiều mức độ cảm nhận khác nhau là do cả một quá trình cảm thụ từ bé đến lớn. Thẩm mỹ về NGHỆ THUẬT bị chi phối bởi sự tiếp cận với loại hình nghệ thuật đó thế nào, kinh nghiệm sống, năng khiếu, trình độ Văn Hóa, Kiến thức - Sự Đam Mê Học Hỏi
Cùng giống như nhau ở chỗ...Sự Đam Mê, Học Hỏi rất quan trọng, tuy nhiên nếu như trong ẨM THỰC nó không đòi hỏi quá cao về Kinh Nghiệm Sống và Trình độ VH, KT thì trong Nghệ Thuật 2 điều này đặc biệt QUAN TRỌNG vì nó là nguyên nhân chính để dẫn đến sự phân tầng nhận thức và cảm nhận, phân tầng Trình độ Thẩm Mỹ của mỗi người.
Tại sao có sự khác nhau này...
Rất đơn giản:
Cảm nhận THỨC ĂN thì Cảm Nhận của Vị Giác là Chính...Sự phân tích của Trí não chỉ là yếu tố phụ...
Cảm nhận NGHỆ THUẬT lại là cảm nhận chính của Trí Não...Cao cấp hơn là sự cảm nhận của TÂM HỒN.
Có một điều cũng rất THÚ VỊ đó là trong ẨM THỰC và NGHỆ THUẬT thì Đứa con tinh thần do mình tạo ra luôn là Số 1.
Tại sao?
Vì khi nấu ăn hay khi làm Nghệ Thuật (tôi đang nói về việc làm Nghệ Thuật Thuần Túy từ Đam Mê chứ không phải về việc làm Nghệ Thuật chạy theo thị hiếu) thì người đẻ ra đứa con tinh thần là những người đang đứng ở vị trí của họ, ở trình độ cảm thụ của họ để làm ra một sản phẩm theo ý của họ cho nên dĩ nhiên họ phải cảm nhận nó tốt nhất rồi.
Điều đó không có gì là không tốt và không có gì sai nếu như người ta không quá CẢM TÍNH, DỄ DÃI với chính bản thân họ và đặc biệt là không CỰC ĐOAN, cần phải biết LẮNG NGHE GÓP Ý một cách CHẮT LỌC để HOÀN THIỆN BẢN THÂN.
Bởi vậy, làm NGHỆ THUẬT mà không có cái TÔI thì rất khó vững LẬP TRƯỜNG khi mà có quá nhiều sự phân tầng trong việc thưởng thức và đánh giá. Điều này thì không khó vì lẽ thông thường thì con người ai cũng có cái TÔI rất lớn.
Nhưng cái khó là cái TÔI đó cần phải kết hợp với một TÂM HỒN rộng mở và khoáng đạt (cái này cũng là một phần quan trọng cần có trong MÁU NGHỆ SĨ) để có thể cảm nhận cuộc sống, cảm nhận vai diễn và lắng nghe những góp ý chân tình và quý báu để hoàn thiện bản thân trong Nghệ Thuật.
Những điều này tôi viết ra không dành riêng cho ai mà là cho tất cả những người có lòng đam mê nghệ thuật chân chính.
Hình như lâu lắm rồi mới thấy nhỏ ghé vào nhà ???!!!
Mà khi về thì đem theo một đống chữ nghĩa, đọc muốn say sẫm....!!!
Nói đơn giản để chia sẻ chút nè : Đúng, tự tay mình nấu ăn, là món ăn do tự tay mình làm thì "cái Tôi" đầu tiên là thấy nó ngon tuyệt rồi! Ok, cứ thưởng thức vì mình nấu mà!
Nhưng, khi đã nấu cho người khác ăn hay hay biễu diễn nghệ thuật cho người ta thì cần phải si nghĩ lại à nghen, vì mình cứ đinh ninh "cái Tôi" rằng nó Ngon nó hay thì quả là Tự tin quá mức đến nỗi sẽ Tự Phụ đó ! Nên việc một món ăn hay...hoặc ...bất cứ điều gì khi đưa lên công chúng là ko tránh khỏi những nhận xét và...đánh giá, cũng tùy theo mức độ nữa, người ko am hiểu nhiều thì họ đánh giá qua cảm nghĩ vì họ có đôi mắt để thấy và lỗ tai để nghe. Còn người có am hiểu thì sẽ đánh giá theo chuyên môn hơn...
Hay, dở ko quan trọng, quan trọng là biết mình đang làm gì, hết lòng chưa...
Mà thôi, hỏng viết nữa, lây bệnh à ! Nếu là sân chơi thì cứ zui là chính, đừng để ý dư luận nhiều quá, ca hát để xã tress chứ hổng phải để si nghĩ...đa đoan quá, mệt!!!
Chị Đào không hiểu được ý em trong bài viết này rồi. Em không ám chỉ cụ thể vào bất cứ ai, bất cứ chuyện gì, cũng không phải viết từ tâm trạng cá nhân.Em xưng tôi trong bài viết này, em có mục đích vì nếu em viết cho anh/chị/em và những người em quen biết thì em sẽ dùng danh xưng quen thuộc là Xuân như mọi khi. Bài viết này em đang luyện kỹ năng phân tích, bình luận, viết lách chứ ko phải để tâm sự hay bộc bạch những khúc mắc gì trong lòng cả.Em nghĩ nếu suy nghĩ để mà phân tích, nghiên cứu sâu vào những vấn đề để học lý luận thì cũng rất tốt chứ, nó tạo cho mình thói quen tìm tòi, phát triển ngôn ngữ và khả năng phân tích của bản thân.Nói chung bài này em đúc kết từ sự quan sát qua thời gian, qua rất rất nhiều sự việc, con người để tự tìm cho mình một cách phân tích vấn đề và học cách viết luận thôi, không nhằm ám chỉ cá nhân 1 người nào cả chị Đào ơi. Viết văn, làm thơ, phân tích, lý luận đó cũng là một cách xả stress.
Công Minh ơi, cứ tự nhiên nhé ! Scarlet lập ra chủ đề này để thảo luận những quan điểm cá nhân để tất cả mọi người bày tỏ sự hiểu biết, tình cảm của mình dành cho nghệ thuật cải lương đó.
Rất vui nếu được cùng chia sẻ điều này với bạn, và nếu thích viết những bài luận ngắn thì Công Minh cứ viết nhé!
Chị Xuân chịu khó ngồi suy ngẫm mà viết ra cả bài dài chỉnh chu thế này cũng là kỳ công lắm rồi. Tặng chị tràng pháo tay (sao cái biểu tượng vỗ tay trong này tếu quá đi mất).
Đâu có sao, vậy mới vui hihihihi...Với lại dù không viết từ cá nhân hay chuyện cụ thể nhưng tất cả mọi người yêu thích, xem cải lương đều là đối tượng của bài viết mà.
Em hay đọc mấy bài bình luận trên báo nên tập viết theo nhưng khi xem lại thì thấy khả năng của mình cũng mới dừng ở mức hoặc cao hơn "Cảm nhận bạn đọc" một chút xíu thôi, chưa thể được xem là 1 người viết báo nghiệp dư được.