Cái này mà giải thích chắc cả ngày
Anh Koala của em nói gì cũng đúng hết đó. Nhưng chưa chắc giải thích cả ngày mà đã đủ.
Ngày xưa, khi chưa có cải lương, bài ca tài tử không có nói lối (và dĩ nhiên không có ca gác), vì vậy tất cả bài bản tài tử (sau này kể cả bài vọng cổ) khi chơi thì luôn luôn dàn đờn rao xong rồi trỗi song lan và vô trước, người ca canh nhịp đầu tiên mà vô ca. Bài ca tài tử luôn luôn câu đầu tiên đặt lời rất ngắn (mới vô ca kịp đờn).
Vì vậy mà đờn ca tài tử luôn luôn dàn đờn vô trước, người ca bắt nhịp đầu tiên ca theo sau.
Sau này, khi cải lương ra đời thì đặt ra phần nói lối (sau này nữa là ca gác), để người ca không bị đâm hơi. Và, cải lương thì người ca luôn luôn vô trước, dàn đờn bắt theo nhịp đầu tiên của lời ca mà đờn tiếp theo.
Để ý bài ca tài tử thì không khi nào câu đầu tiên mà lời ca dài cả. Ngược lại, bài ca cải lương thì câu vô thường đặt lời dài (có khi quá dài, gọi là "dài 100 chữ").
Người chơi tài tử (chính hiệu), trình độ cao hơn người chơi cải lương rất xa.
Tài tử là thầy của cải lương, vì tài tử đã khai sinh ra cải lương.
Đờn tài tử thì nhịp độc, chữ đờn mắc mỏ, khó ca.
Đờn cải lương thì nhịp "hiền", chữ đờn "hiền", rất dễ ca.