1. xuanphu
    Avatar của xuanphu
    Tình cờ gặp một clip "Tống tửu Đơn Hùng Tín" trong đó có nghệ sỹ Hề Sa và nghệ sỹ ưu tú Thanh Phú.....nghe hai ông hát và "tung hứng" với nhau mà cảm giác thật là ...đã...mình nhớ hồi còn nhỏ đã nghe rất nhiều giọng hát của ông....nếu mình không nhầm là trong vở "Đêm lạnh chùa hoang"....



    Diễn đàn có thông tin về nghệ sỹ ưu tú Thanh Phú xin post lên nhé !

    Xin cảm ơn !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to xuanphu For This Useful Post:

    Giang Tiên (24-03-2013), Hoàng Hải Minh (24-03-2013), linhhueforever (25-03-2013), MEM (24-03-2013), romeo (25-03-2013), Thanh Hậu (24-03-2013)

  3. Koala
    Avatar của Koala
    a Ú có nhầm ko, co tuồng "Đâm lạnh chùa hoang" nữa hả?

    Chắc mai mốt kêu GT diễn lại tuồng này quá ^^
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 6 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:

    Hoàng Hải Minh (24-03-2013), linhhueforever (25-03-2013), MEM (24-03-2013), romeo (25-03-2013), Thanh Hậu (24-03-2013), xuanphu (25-03-2013)

  5. xuanphu
    Avatar của xuanphu
    Chịu khó search 1 tí ..rồi cũng ra .....mời các bạc đọc...(xin mạn phép trích dẫn từ link gốc của cailuongvietnam.vn)

    nguồn :http://cailuongvietnam.vn/news/Hau-t...c-Phan-2-7581/

    NS THANH PHÚ - LAN HƯƠNG: Âu cũng là phước đức!




    I. MỘT THỜI GIAN KHÓ....

    Năm mười ba tuổi Thanh Phú được Hùng Anh - một người bạn học cùng lớp, là con của nghệ sĩ Minh Chí cùng dẫn xuống đoàn cải lương xem hát. Và cứ mỗi dịp hè về, nghệ sĩ Thanh Phú theo đoàn đi lưu diễn. Thế rồi tình yêu sân khấu cứ ngấm dần và đến năm 1962 nghệ sĩ Thanh Phú chính thức xin vào nghề hát ở ban Trường Xuân với các nghệ sĩ Xuân Hải, Xuân Sơn, Xuân Sương... lúc này chỉ được diễn những trò ảo thuật trên sân khấu.
    Năm 1963 Thanh Phú xin vào học hát ở đoàn Đồng Ấu Minh Tơ cùng với các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bửu Truyện, Thanh Loan, Xuân Yến, Trường Sơn, Thanh Thế, Bạch Lê, Công Minh... Tại đây nghệ sĩ Thanh Phú đã rất may mắn được nghệ sĩ Minh Tơ tận tình chỉ dạy không những về những kỹ năng nghề nghiệp mà òn cả đạo đức làm nghề. Nghệ sĩ Thanh Phú đã hát qua những vở Triệu Tử đoạt Ấu chúa vai Tướng Đông Ngô, vở Phương Thế Ngọc đả lôi đài vai Tào Hưu... Năm 1964 đoàn Đồng Ấu Minh Tơ không còn hoạt động, Thanh Phú đầu quân về đoàn Kim Chung với các nghệ sĩ Minh Cảnh, Bích Hợp, Hoàng Ghi, Huỳnh Thái..., trong đoàn nghệ sĩ Thanh Phú chủ yếu nhắc tuồng hay làm quân sĩ.
    Từ 1964 đến năm 1970, Thanh Phú diễn qua các đoàn Kim Chung 1, 2, 3, 4 với rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Minh Phụng, Lệ Thủy, Minh Vương, Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Bích Hạnh, An Danh... và hát qua nhiều vai như Dư Hải Long trong vở Xin một lần yêu nhau, vai Bạt Đức trong vở Người tình trên chiến trận, vai Xích Long trong vở Bão biển, vai Hàn Phong Trần trong vở Mùa xuân ngủ trong đêm, vai Phi Đằng trong vở Manh áo quê nghèo và đặc biệt là vai Qủy Bảo được nghệ sĩ Diệp Lang tận tình hướng dẫn.
    Trong thời gian ở sân khấu đại bang Kim Chung, Thanh Phú được làm việc trong môi trường rất chuyên nghiệp. Nhưng may mắn vẫn không mỉm cười mặc dù có rất nhiều cơ hội đến với Thanh Phú như có lần thế vai Ô Xích Cáp cho Tấn Đạt trong vở Lạnh hoàng hôn hát chung với nghệ sĩ Út Bạch Lan, hay thế vai Hắc Y Đạo cho nghệ sĩ Thanh Hải trong vở Bẻ kiếm bên trời. Các vai diễn này Thanh Phú đều diễn rất thành công, tạo được uy tín trong giới và đặc biệt là chiếm được rất nhiều cảm tình của khán giả.
    Khi đoàn Kim Chung đi lưu diễn ở miền Trung, Thanh Phú còn cộng tác với đoàn Trưng Vương của bà bầu Tuý Nguyệt ở Đà Nẵng. Về lại Sài gòn năm 1970, và gia nhập đòan hát Hương Dạ Thảo với nhiệm vụ chủ yếu là trông nom sân khấu, Thành phần nghệ sĩ trong đòan lúc này có các nghệ sĩ Út Trà Ôn, Phương Bình, Thanh Hải, Bạch Lê, Phương Dung, Quốc Trầm... NS Thanh Phú đã hát các vai độc lẵng trong các vở tuồng của đoàn.
    Tiếp thời gian sau đó, Thanh Phú tham gia rất nhiều đòan hát như đoàn Du Sĩ Ca của nghệ sĩ Quốc trầm - Phương Dung (1972), đoàn Tiếng hát dân tộc, đoàn Kim Chung 5, đoàn Minh Cảnh (1973), đoàn Kiên Giang của bầu Hoàng Mật, đoàn Mây Tần của bầu Trương Vũ, đoàn Kim Chưởng, đoàn Tiếng Ca Sông Cửu được diễn chung với rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Minh Cảnh, Kiều My, Kim Phương, Ngọc Hương, Hoàng Giang, Kim Giác, Đức Lợi, Trường Xuân, Lan Hương, Kim Hương, Quốc Trầm, Phương Dung, Hoàng Ấn, Hồng Thủy, Thành Chiến...và đã diễn qua rất nhiều vai như Bạch Vạn Sơn trong vở Trinh nữ lầu xanh, Mộng Kha trong Người tình trên chiến trận, Trọng Nghĩa trong vở Bóng ma trong cửa Phật, Thoại Khanh Châu Tuấn, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn... Và thay thế nghệ sĩ Hà Bửu Tân hát chánh với nghệ sĩ Ngọc Hương khi cộng tác với đoàn Hương Mùa Thu qua các vở Sài Gòn thác bạc, Sài Gòn tuổi mộng, Bình Lan Xuân, Bà chúa ăn mày...
    Năm 1977, nghệ sĩ Thanh Phú và nghệ sĩ Lan Hương cùng về nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. NS Thanh Phú đã hát qua các vở Đêm phán xét vai Trung tá Đông, vai Hớn Minh trong vở Kiều Nguyệt Nga, vai Nguyễn Bặc trong vở Thái hậu Dương Vân Nga, vai Vua trong vở Truyện cổ Bát Tràng... Trong thời gian này nghệ sĩ Thanh Phú cùng vợ là nghệ sĩ Lan Hương cùng chăm lo cho nhóm "Đồng Ấu" của nhà hát gồm có các nghệ sĩ như Kim Tử Long, Thiên Kim (đã định cư ở Mỹ), Lê Giang, Minh Cường, Bảo Ngọc, Bảo Châu... Nghệ sĩ Lan Hương chia sẻ: Hồi còn ở nhà hát hai vợ chồng không có hộ khẩu ở thành phố, cuộc sống vô cùng khốn khó, thiếu ăn thiếu mặc, mỗi lần đóng tiền học cho con phải vay mượn khắp nơi... Được chú Bảy giám đốc nhà hát thương tình tạo điều kiện giúp đỡ rất nhiều, bảo với ban đời sống ưu tiên cho vợ chồng Thanh Phú, gạo muối đường... đều được hai suất để nuôi con.
    Cộng tác với nhà hát cải lương Trần Hữu Trang được mười năm, NS Thanh Phú về đoàn Phước Chung, rồi Câu lạc bộ cải lương của Hội Sân Khấu TP HCM hát chung với các nghệ sĩ Bạch Tuyết, Thanh Sang, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Hồng Nga, Mỹ Châu... qua các vở Hoa Mộc Lan, Nắm cơm chan máu... rồi về lại đoàn Hương Mùa Thu vào năm 1994.
    NS Thanh Phú rồi sân khấu năm 1995 sau 36 năm hoạt động nghệ thuật, thỉnh thoảng cũng tham gia vài vai diễn khi có lời mời.
    Như gợi lại nỗi buồn, chú tâm sự: "Mặc dù đã được hát chánh trên sân khấu lớn, được người trong nghề khen ngợi và khán giả biết đến nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thay thế. Mặc khác do tình hình chiến tranh nên con đường đi hát cứ bị gián đoạn, vì vậy Thanh Phú chưa gặp nhiều may mắn trên con đường sự nghiệp. Nên suốt thời gian đó chú chỉ hát những vai nhỏ và kiêm luôn nhiệm vụ nhắc tuồng mà thôi, đối với khán giả ấn tượng nhất có lẽ là biệt danh của chú - Vua thế tuồng".
    Nghệ sĩ Lan Hương là con gái của nhạc sĩ tài danh Văn Ký, nên từ nhỏ cô đã được làm quen với sân khấu. Từ thuở lên mười đã tham gia nhóm Đồng Ấu Điều Viên - Long Hoa, rồi lên hát đào chánh khi tuổi đời còn rất trẻ. Cô bật mí, lúc đó cô là đào chánh, nghệ sĩ Thanh Phú còn đang làm quân sĩ. Nổi tiếng với những vai đào võ với biệt danh "Nữ thần Mỵ Lan Hương" mỗi khi xuất hiện trên sân khấu khán giả đều vỗ tay rần rần vì những màn phi thân, đấu kiếm và múa trống...
    Trong thời gian đi hát, NS Lan Hương đã cộng tác với rất nhiều đoàn như Kim Chung, Hương Mùa Thu... và có những vai diễn rất hay mà hầu hết là những vai lẵng độc trong các vở Bóng ma trong cổ miếu, vai bà Tám Salem chuyên hút thuốc trong vở Theo chồng về Mỹ, vai Thần Phi trong vở Rạng Ngọc Côn Sơn chia vai với NS Lê Thiện, vai Bà chủ trại hòm Phước Thọ trong vở Đêm phán xét và đặc biệt là vai Dương Phi trong vở Bình Lan Xuân nổi tếing với màn múa trông đã "hớp hồn" rất nhiều khán giả lúc bấy giờ. Có nhiều khi đoàn Kim Chung 5 yêu cầu NS Lan Hương qua đoàn Kim Chung 2 hát tăng cường vì những vai diễn của cô quá ấn tượng rất khó tìm người thay thế.
    Khoảng thời gian sau khi lập gia đình và sinh con thì cô bị mất giọng, mặc khác hoàn cảnh gia đình nghèo quá nên cô nghĩ hát tìm việc khác để mưu sinh và dành thời gian chăm sóc gia đình mặc dù vẫn còn rất yêu nghề. Mỗi khi nhớ sân khấu quá cô lại tháp tùng theo chú, hai con là nghệ sĩ Bảo Ngọc, Bảo Châu để xem hát hay tập tuồng cho đỡ nhớ nghề. Lần đó nghệ sĩ Thanh Phú hát một vai lão trong tuồng “Lạnh hoàng hôn” ở rạp Quốc Thái, bất ngờ nghệ sĩ Tấn Đạt diễn vai Ô Xích Cáp nghĩ hát nên Trưởng đoàn Văn Ba đôn nghệ sĩ Thanh Phú lên hát thế. Vào hậu trường khi vừa hát xong màn đầu đã bị nghệ sĩ Tấn Đạt xông vào đánh hai tát tai vì cái tội dám thay vai. Khi đoàn Kim Chung 4 khai trương tuồng “Bẻ kiếm bên trời” ở rạp Cây Gõ, “Vua Tao Đàn - Thanh Hải” bị bệnh không hát được, nghệ sĩ Thanh Phú Được hát chung với nghệ sĩ danh tiếng Út Bạch Lan. Thành công với vai diễn trên, nghệ sĩ Thanh Phú được tăng lương từ 60 đồng lên 150 đồng một tháng. Nhưng may mắn vẫn không đến với nghệ sĩ Thanh Phú trong những năm sau đó, ông chỉ dừng lại ở những vai phụ mà thôi.
    Còn với nghệ sĩ Lan Hương, biệt danh “Nữ thần Mỵ Lan Hương” mà báo chí Sài Gòn phong tặng cho cô vì biệt tài vũ đạo, múa trống và đặc biệt là tài phi thân bay lượn trên sân khấu.
    Năm 18 tuổi, khi đoàn Hương Mùa Thu diễn tại Phan Rang nghệ sĩ Lan Hương đóng vai Dương Phi trong tuồng “Bình Lan Xuân”. Lớp diễn nghệ sĩ Lan Hương múa trống chầu được khán giả đứng lên nhiệt liệt hoan hô, làm sập cả giàn ghế hạng 3 (phía trước sân khấu được kê ghế, những hàng phía sau được kê giàn cao hơn để khán giả ngồi cho dễ thấy) Một lần khác khi cùng đoàn Kim Chung 2 diễn ở Bình Thuận, nghệ sĩ Lan Hương diễn vai bà mẹ của nhân vật do Minh Vương, Thanh Tuấn thủ vai trong vở “Bóng ma trong cổ miếu”. Vì hận quân thù giết chồng, bắt con nên bà luyện chưởng “xuất quỷ nhập thần”. Khi cô bay ra từ ngôi cổ miếu lượn vòng ra hàng ghế khán giả thì trẻ em rất sợ và khóc, còn với khán giả lớn tuổi thì họ đứng lên và cổ vũ nhiệt liệt, kết quả là cũng sập giàn hạng 3. Cả hai lần sập giàn, có nhiều khán giả cũng bị thương. Đó là những dấu ấn đặc biệt trong nghề mà nghệ sĩ Thanh Phú – Lan Hương không bao giờ quên.
    II. ĐẦM ẤM MỘT GIA ĐÌNH
    Nghệ sĩ Thanh Phú và Lan Hương kết hôn năm 1968 khi cùng đi đoàn Hương Mùa Thu sinh được sáu người con nhưng chỉ còn lại năm: Nghệ sĩ Bảo Ngọc, nghệ sĩ Bảo Châu, nhạc công Bảo Quý và chị Thanh Lan, anh Thanh Hùng không theo nghề sân khấu. Cho đến hôm nay đã hơn bốn mươi năm, cô và chú vẫn dành trọn tình yêu thương và sự trân trọng lẫn nhau. Cô cười vui chia sẻ: Hồi đó chú còn trẻ cũng đẹp trai và là nghệ sĩ làm sao tránh khỏi những tìm cảm ái mộ của nhiều người. Nhưng với cô thì luôn tôn trọng quyền tự do và đặt trọn niềm tin vào chú. Cô chỉ tâm nguyện một điều chú có bỏ cô thì cô chịu chứ không bao giờ cô bỏ chú. Còn chú chỉ tủm tỉm cười và bảo rằng vợ là trên hết. Không giấu được sự xúc động khi chia sẻ về các con, đặc biệt là đối với nghệ sĩ Bảo Ngọc và nghệ sĩ Bảo Châu. Hai chị đã tiếp nối niềm đam mê sân khấu, vận vào mình nghiệp cầm ca lắm hào quang nhưng cũng nhiều cay đắng mà cô chú đã trót vương mang.
    Nghệ sĩ Bảo Châu khi lên sáu đã được gọi là “Ấu quân bé Trầm” vì chị đã làm khán giả rất bất ngờ với vai diễn Ấu Quân trong vở Thái Hậu Dương Vân Nga trong lần ra Bắc biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng. Nghệ sĩ Lan Hương cho biết cái tên Bảo Châu do NSND – Tiến sĩ Bạch Tuyết đặt cho trong lần đi biểu diễn đó và còn nhận Bảo Châu làm con đỡ đầu. Tấm ảnh rất đẹp của của nghệ sĩ Bảo Châu – “Ấu quân bé Trầm” dõng dạc oai nghi trên sân khấu được cô chú giữ rất kỷ cho đến hôm nay.
    Nghệ sĩ Bảo Ngọc bước vào nghề từ khi mười tuổi ở đoàn Đồng ấu Trần Hữu Trang. Mười sáu tuổi chị đã phải nghĩ học đi hát kiếm tiền giúp cha mẹ lo cho các em ăn học. Trong thập niên những năm 90 chị đã hát chánh và rất nổi tiếng trên các sân khấu đoàn tỉnh và thành phố. Trân sân khấu Minh Tơ, Huỳnh Long, Sông Bé 2, Sài Gòn 3… mặc dù còn rất trẻ nhưng chị vẫn bật sáng một cách lạ lùng bên cạnh các nghệ sĩ tên tuổi trong các vai Đông Phi trong vở Chung Vô Diệm, Thần Nữ trong vở Hỏa Sơn Thần Nữ, Như Cơ trong vở Nàng Như Cơ và chiếc hổ phù… và đặc biệt chị luôn thành công những vai đào võ, đào tính cách như mẹ chị - nghệ sĩ Lan Hương. Đang trong giai đoạn rực rỡ nhất thì nghệ sĩ Bảo Ngọc chia tay sân khấu để lại cho khán giả rất nhiều luyến tiếc.
    Hiện nay, cuộc sống của nghệ sĩ Thanh Phú – Lan Hương rất an nhàn đầy đủ trong sự yêu thương chăm sóc và lo toan của con cái. Cô và chú không còn phải vướng bận đến chuyện cơm áo gạo tiền vì các con nay đều đã thành đạt trong sự nghiệp. Nghệ sĩ Bảo Ngọc cùng chồng kinh doanh khu du lịch Thiên Ý ở Mũi Né. Cô chú đang sống cùng vợ chồng Bảo Châu – Trần Thiện kinh doanh khách sạn Bạn Tôi và nhà hàng Thiên Phúc ở quận 5 – TPHCM. Có lẽ chính vì niềm hạnh phúc đó mà sức khỏe của cô chú vẫn rất tốt, nên cô vẫn thỉnh thoảng chạy show ra Mũi Né để trông nôm giúp công việc cho nghệ sĩ Bảo Ngọc, còn chú vẫn đi diễn, quay phim nếu có lời mời. Vừa qua, chú vừa quay vở cải lương “Xin một lần yêu nhau” chú vào vai Hồ Thiên Trúc với các nghệ sĩ Chiêu Hùng, Ngọc Trắng, Giang Bích Phượng… Và quay vở “Mùa thu trên Bạch Mã Sơn” vai Chu Thiên Mãn cùng với NSƯT Trọng Phúc, Giang Bích Phượng… cho hãng phim Hoàng Anh Tú. NS Thanh Phú cũng vừa hoàn thành vai Quan khâm sai trong hai suất diễn ở Dinh Thầy Thím (Phan Thiết) trong vở “Sự tích Dinh Thầy Thím” cùng với NSƯT Phượng Loan, NS Tuấn Thanh, NS Tuấn Phương… nhân lễ vía Dinh Thầy Thím. Ngoài ra chú còn tham gia diễn trích đoạn, ca cổ trên sân khấu ở các tụ điểm mỗi khi nghệ sĩ Hồng Tơ, một người em trong nghề rất thân thiết rủ rê. Tuy phải đi xa để quay hình hay lưu diễn dài ngày nhưng chú rất vui vì được gặp lại khán giả tri âm, và cũng đã quen với đời nghệ sĩ rày đây mai đó nên cũng không còn biết mệt.
    Là những nghệ sĩ đã trãi qua thời hoàng kim của sân khấu, từng chứng kiến bao thăng trầm của sân khấu nên cô chú cũng có nhữhng ưu tư. Ngày xưa đi hát vô vàn những cay đắng và khổ cực, nhưng thế hệ nghệ sĩ ngày ấy vẫn cố gắng vượt qua và làm rạng danh nền sân khấu. Thế hệ nghệ sĩ trẻ bây giờ sắc vóc đẹp, ca rất hay và được làm nghề trong những điều kiện hết sức thuận lợi nên cô và chú mong muốn lắm sân khấu cải lương sẽ có nhiều khởi sắc hơn nữa trong tình hình hiện nay và vẫn giữ được cái “cốt” nguyên chất của cải lương.
    Cả cuộc đời dành trọn tình yêu cho sân khấu, gia tài lớn nhất của cô chú về nghề nghiệp chính là những hoài niệm xa xưa, như cô là người hóa trang cho nSƯT Kim Tử Long trong lần đầu ra sân khấu, còn chú được hóa trang cho NSƯT Minh Vương… Những hình ảnh, bài báo hay tờ bướm quảng cáo có tên mình cô và chú đều lưu giữ lại. Mỗi lúc buồn vì nhớ nghề cô chú đem ra xem để tìm về những kỷ niệm trong quá khứ để mà nhớ đến những vai diễn trên sân khấu, để mà thương những đồng nghiệp cùng thời nay người còn người mất, để mà tri ân những tấm chân tình mà khán giả đã dành cho mình trong suốt ngần ấy năm qua. Cô chú vẫn luôn an ủi nhau rằng dù chưa may mắn để chạm tới những vinh quang cao nhất trong nghề nghiệp, nhưng đến tuổi về gia được sống đầy đủ và bình yên trong tình yêu thương chăm sóc của các con là một niềm hạnh phúc rất lớn lao, âu đó cũng là phước đức…
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 8 Users Say Thank You to xuanphu For This Useful Post:

    DOHOANG (24-03-2013), Hoàng Hải Minh (24-03-2013), huongle (24-03-2013), Koala (24-03-2013), linhhueforever (25-03-2013), MEM (24-03-2013), romeo (25-03-2013), Thanh Hậu (24-03-2013)

  7. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Nghệ sĩ Thanh Phú hình như là chưa được phong tặng danh hiệu NSƯT, Xuân Phú ơi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    linhhueforever (25-03-2013), romeo (25-03-2013), Thanh Hậu (24-03-2013), xuanphu (24-03-2013)

  9. xuanphu
    Avatar của xuanphu
    Oh ! Em xem trên Clip thấy tác giả post clip ghi như thế......nên cứ thế mà "serach"....đó anh ! Mới xem clip lần đầu mà em rất thích giọng ca...cũng như lời thoại của ông....rất khỏe khoắn, xem tuồng Tàu mà được ông biến hóa lời thoại rất là tặt ri Nam bộ...ông mà vào các vai tướng, kép độc thì phải nói là "cứng khừ"....
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to xuanphu For This Useful Post:

    romeo (25-03-2013), Thanh Hậu (25-03-2013)

ANH EM CHANNEL