Chào cả nhà,
Song song với bài vọng cổ chính thống, trước đây nổi lên một nhánh vọng cổ hài với một số tên tuổi nổi danh. Dù lượng bài hát và nghệ sĩ trình bày không quá nhiều nhưng Vọng cổ hài cũng đã để lại một dấu son trong lòng người mộ điệu.
Nay trang nhà lập topic này để nói qua hoàn cảnh ra đời, tập hợp những soạn giả, nghệ sĩ cũng như bài hát để anh em yêu thích cùng chia sẻ và thưởng thức.
Theo soạn giả Nguyễn Phương, Vọng cổ hài là bài vọng cổ sử dụng hình thức châm biếm, hài hước nhẹ nhàng để đã phá những thói hư tật xấu trong dân chúng, bảo vệ thuần phong mỹ tục, góp phần đề cao văn hóa dân tộc. Bất kể là thường dân hay viên chức chánh quyền, quân đội nếu vướng những thói hư tật xấu vì sa vào tệ nạn tứ đổ tường hay mê tín dị đoan, hoặc ỷ thế hiếp cô, lường tiền, gạt tình đều bị phê phán qua các bài vọng cổ hài mang nội dung xây dựng chống các tệ đoan vừa kể trên. Người vướng vào những tệ nạn bị phê phán trong bài ca vọng cổ hài, nghe ca vẫn cười nhưng sẽ thấm thía vì khuyết điểm của mình và âm thầm sửa đổi. Người ca châm biếm không bị người nghe ghét giận hay ỷ quyền trừng phạt.
Xuất xứ của bài ca Vọng cổ hài
Có tài liệu ghi: trong các bài ca cổ nhạc Đờn Ca Tài Tử có bài ca vui về Bùi Kiệm thi rớt trở về, lấy từ cốt truyện Lục Vân Tiên. Đờn ca tài tử thành ra Ca Ra Bộ, rồi được thể hiện dưới hình thức tuồng cải lương. Đầu thập niên 30, hãng dĩa Péka và dĩa hát Pathé của Thầy Năm Tú có tuồng San Hậu, nghệ sĩ hài Tư Xe trong vai Lôi Nhược, ca bài vọng cổ giọng cà lăm, nhõng nhẽo ngăn chị Ba ( Tam cung Nguyệt Kiểu) đừng xuất gia đầu Phật vì Tam Cung Nguyệt Kiểu chán đời, phản đối các anh em Tạ Thiên Lăng, Tạ Ôn Đình phản triều đình, cướp ngôi vua. Cách ca vọng cổ cà lăm của hề Tư Xe là bài vọng cổ hài trong nhiều bài hài mà khán giả thập niên 30 được biết. Ngoài ra có nghệ sĩ Tám Bằng, cũng trong một dĩa tuồng
San Hậu, Tám Bằng ca vọng cổ hài qua vai hòa thượng Giả Ngu, ca khi tròng ghẹo Tam Cung Nguyệt Kiểu.
Hãng dĩa Asia phát hành năm 1937, bài vọng cổ hài: Cộp…cộp, bonjour thầy Ba… nghệ sĩ Hồng Châu ca câu 1 như sau:
«Cộp…cộp…Kìa ai gỏ cửa, mầy chạy ra coi ai ? Coi chừng con chó nó sủa, rồi nó cắn người ta. Thằng sao mà ở mấy tháng trường mà cái mặt còn bơ bơ. Kìa, bonjour thầy Ba…ơ ơ mạnh giỏi?»
Nghệ sĩ Hồng Châu với giọng trầm ấm, ca chắc nhịp, thỉnh thoảng ca cà lăm:
con chó mực… s..s..s.. sủa cái… cái… cái thằng s..s…s… sao mà mấy tháng tr..tr..r..rường mà…, lối ca này gây cười cho thính giả. Trước đó chỉ có ca vọng cổ mùi, ca vọng cổ cà lăm là một hình thức mới rất được thính giả ưa thích.
Nghệ sĩ Tám Bằng ca bài Coi Chỉ Tay, hãng dĩaPathé. Nghệ sĩ Năm Bé ca hài trong bộ dĩa Tào Tháo thất Xích Bích trên đài phát thanh Pháp Á.
Hề Lập được khán giả hoan nghênh trong lớp vọng cổ ca cà lăm tuồng Lý Chơn Tâm cởi củi khi anh đóng vai tiều phu tỏ tình với Công chúa Thủy Tề.
Năm 1956, Hề Minh xuất thân một lượt với Hữu Phước trên sân khấu đoàn Kim Thoa, Hề Minh nổi tiếng với các bài ca vọng cổ hài
«Pháp sư giải nghệ», «Vợ tôi nhảy Mambô» trên sân khấu Hương Mùa Thu.
Năm 1960, soạn giả Viễn Châu gặp nghệ sĩ Văn Hường ca vọng cổ trong Quán Lệ Liễu ở Giải Trí Trường Thị Nghè, anh thấy Văn Hường ca rất chắc nhịp, giọng ca lạ nên mời Văn Hường ký hợp đồng với hãng dĩa Asia của thầy Năm Mạnh. Viễn Châu sáng tác bài vọng cổ hài đầu tiên cho Văn Hường ca «Đêm tân hôn» Với giọng ca đặc biệt, cách vô chữ Ự…Ự… (thay cho chữ ơ ơ trước khi vô vọng cổ), Văn Hường được thính giả nhiệt liệt hoan nghinh qua bài
«Đêm Tân Hôn». Viễn Châu viết thêm các bài vọng cổ hài
«Tư Ếch đi Sài gòn», «Văn Hường đại chiến với Tư Ếch», «Ba râu đi Chợ Lớn»…
Để có bài vọng cổ hài hay?
Những bài ca vọng cổ hài viết về những trái khoáy trong xã hội, từ chuyện vợ chồng, những tệ đoan tứ đổ tường, chuyện mê tín dị đoan, những chuyện lường gat mất tín nghĩa, những suy thoái trong cuộc sống vi phạm đến đạo đức cổ truyền của dân tộc đều được đưa vào nội dung bài vọng cổ hài để nhắc nhở nhau qua rất nhiều giọng ca của các danh hài như Văn Hường, Hề Minh, Văn Chung, Hề Sa, hề Qưới, hề Vui, Hề Tư Rọm, hề Giang Tâm, hề Tám Lắm, hề Bảy Xê, hề Châu Hí, hề Kim Quang, hề Lí lắc, hề Vũ Đức… tất cả các danh hề đó mỗi người một sắc thái, một giọng ca dễ thương đem niềm vui đến cho khán, thính giả qua lối ca giọng cổ hài, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng tự tình dân tộc, tình nghĩa làng xóm.
Cần ghi nhận một điều là phải có tự do sáng tác thì mới có những bài vọng cổ hài, cũng như phải có tự do sáng tác thì mới có những tác phẩm hay, những công trình lớn trong văn học nghệ thuật.
Ngoài điều kiện quan trọng là phải được tự do sáng tác, người viết bài vọng cổ hài phải có cái nhìn sự việc độc đáo và biết sử dụng ngôn ngữ hài. Nhìn sự việc độc đáo là nhìn ra được khía cạnh nào để châm biếm, chọc cười người nghe mà có một nội dung phê phán việc xấu, người xấu, những hủ tục cần đả phá và phải dùng lời văn nhẹ nhàng, duyên dáng, gây cười khiến cho người nghe dù là người bị châm biếm, họ cũng cười và thắm thía, tán thành lối châm biếm đó.
------------------------
DANH SÁCH SOẠN GIẢ VIẾT VỌNG CỔ HÀI:- Viễn Châu
- Yên Sơn
- Văn Giai
- Nguyễn Phương
- Hoàng Việt
- ...
DANH SÁCH NGHỆ SĨ CA VỌNG CỔ HÀI:- Văn Hường
- Hề Minh
- Hề Sa
- Thanh Nam
- ...
DANH SÁCH VỌNG CỔ HÀI:
VĂN HƯỜNG- ......
- ......
HỀ MINH
STT |
Bài hát |
Soạn giả |
Trình bày |
1 |
Tiên ông thọ nạn |
Viễn Châu |
Hề Minh |
2 |
Ba chàng rể quý |
Viễn Châu |
Hề Minh |
3 |
Vợ tôi quá xá |
Viễn Châu |
Hề Minh |
4 |
Mèo lại hoàn mèo |
Viễn Châu |
Hề Minh & Bảy Xê |
5 |
Tào Tháo kể ơn |
Viễn Châu |
Hề Minh |
6 |
Đạo khòm đạo vuốt |
Thu An |
Hề Minh, Văn Hường, Kim Quang, Mai Hoa, Bobo Hoàng |
7 |
Đôi trâu cò |
Thu An |
Hề Minh, Văn Hường, Ngọc Giàu, Mai Hoa |
8 |
Ớt không cay |
Viễn Châu |
Hề Minh |
9 |
Bức thư tình |
P.Anh, Yên Trang |
Hề Minh |
10 |
Tôi mến làng tôi |
Viễn Châu |
Hề Minh |
11 |
Khi nàng tỉnh mộng |
Viễn Châu |
Hề Minh, Thành Được, Minh Cảnh, Thanh Thanh Hoa |
HỀ SA- ......
- ......
THANH NAM- ......
- ......