Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Danh ca Minh Cảnh: Một bước trở thành kép chánh

    Trong thập niên 60, 70, nhiều nghệ sĩ trẻ thinh sắc lưỡng toàn được tuyển chọn để tặng huy chương vàng giải Thanh Tâm. Có những nghệ sĩ khác cũng có thực tài, ca hay diễn giỏi mà không được trao giải thưởng Thanh Tâm không? Có những nghệ sĩ tài danh như Minh Cảnh, Minh Vương, Minh Phụng, Phương Trúc Bình, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm … có giọng ca và kỹ thuật ca thật hay, về diễn xuất cũng có khả năng độc đáo nhưng không được chọn để tặng giải thưởng Thanh Tâm vì do điều kiện tuổi không đúng theo quy định của Ban phát giải hoặc là vì giải thưởng Thanh Tâm ngưng hoạt động năm 1968 nên nhiều nghệ sĩ ca hay hát giỏi không có cơ hội được nhận tặng thưởng.

    Trong số các giọng ca vàng của thập niên 1960, nghệ sĩ Minh Cảnh có một số phận cực kỳ may mắn và cũng rất khác với các bạn nghệ sĩ đồng thời. Năm 1960, nghệ sĩ Minh Cảnh được báo chí kịch trường gọi là thần đồng Minh Cảnh. Ngay từ khi mới khởi đầu sự nghiệp sân khấu, Minh Cảnh như một hỏa tiễn được đặt trên giàn phóng, chỉ cần một cái bấm nút khai hỏa là hỏa tiễn Minh Cảnh vút bay vào quỷ đạo vòng quanh trái đất như một vì sao sáng trên bầu trời nghệ thuật.

    Nghệ sĩ Minh Cảnh vừa hò Huế để ca bài Mưa Trên Phố Huế để minh chứng tính chất có thể dung chứa những lối ca hát cổ nhạc khác đưa vào lòng câu vọng cổ hay ngâm, hò trước khi vô vọng cổ. Nghệ sĩ Minh Cảnh nối bước nghệ sĩ Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn trong việc làm giàu thêm phong cách ca vọng cổ. Út Trà Ôn ngâm Tao Đàn, nói thơ Vân Tiên, hò Đồng Tháp trong khi ca vọng cổ. Nghệ sĩ Minh Cảnh đưa ra lối ca dài hơi vô vọng cổ và hò Huế trong câu ca vọng cổ.

    Một bước trở thành kép chánh

    Nghệ sĩ Minh Cảnh sanh năm 1939, thân phụ của Minh Cảnh là người quê ở Quảng Bình, vào Saigon làm phu đạp xe cyclo, sau khá hơn ông làm tài xế taxi. Mẹ của nghệ sĩ Minh Cảnh buôn gánh bán bưng. Theo lời kể của Minh Cảnh thì mẹ anh sanh đến 20 lần, mất đi 12 đứa con vì bịnh hoạn, còn lại 8 người con mà Minh Cảnh là lớn nhất.

    Đến năm 11 tuổi, Minh Cảnh về sống với bà Ngoại và Dì Ba ở góc đường Nguyễn Thiện Thuật và Phan Thanh Giản. Minh Cảnh theo các bạn nghèo, đi bươi rác, lượm chai không, nylon và giấy vụn để bán lại cho các bà đi mua ve chai, buổi trưa và tối thì đi bán bánh cam, chuối chiên để kiếm tiền về phụ với gia đình. Minh Cảnh lấy hàng của chị chiên chuối chiên sau nhà nghệ sĩ Út Trà Ôn ở đường Phan Thanh Giản. Trong khi chờ lấy hàng, Minh Cảnh nghe trong nhà tiếng hát máy hát những bài ca vọng cổ, anh học theo để ca nghêu ngao trong những lúc buồn. Nghe riết rồi thuộc lòng, anh đâm ra ghiền nghe giọng ca vang lộng của thần tượng Út Trà Ôn, giọng ca ai oán não nùng của sầu nữ Út Bạch Lan và giọng ca êm dịu mùi mẫn của giọng ca vàng Hữu Phước.

    Đến năm 15 tuổi, Minh Cảnh theo cha mẹ về ở đường Phạm Thế Hiển, quận 8. Ông thợ hớt tóc tên Sĩ, ở gần nhà anh, ông biết đờn cổ nhạc nên dạy cho Minh Cảnh ca vọng cổ và các bài bản cải lương.

    Nhân ngày giổ Tổ 12 tháng 8 âm lịch năm 1960, Minh Cảnh đi bán bánh ú nhưn tôm thịt ở bến xe gần rạp hát Aristo đường Lê Lai, gần ga xe lửa Saigon. Minh Cảnh quen với anh Được, nhạc sĩ đàn violon trong ban cổ nhạc đoàn hát Kim Chung nên được anh Được dẫn vào gánh hát chơi. Minh Cảnh cũng thắp nhang lạy Tổ như các diễn viên trong đoàn hát và được cho ở lại ăn uống sau lễ giổ Tổ. Mặc dầu Minh Cảnh lúc đó đã được 21 tuổi nhưng anh ốm đói thường trực nên vóc người nhỏ xíu như một đứa trẻ 11 hay 12 tuổi thôi. Trong tiệc rượu sau lễ cúng Tổ, anh Được giới thiệu Minh Cảnh ca sáu câu vọng cổ tựa Lá thư người chiến sĩ. Anh Được đờn violon, Ngọc Sáu đờn cò, Bảy Trạch đờn kìm. Mọi người có mặt trong cuộc tiệc đều vổ tay khen hay. Nhạc sĩ đờn cò Sáu Xíu giới thiệu giọng ca của Minh Cảnh với ông bầu Long. Nghe Minh Cảnh ca sáu câu vọng cổ, ông Bầu Long chấp nhận cho Minh Cảnh vào đoàn hát, lương đêm bốn chục đồng và ký contrat 20.000 đồng trong hai năm. Chỉ có giọng ca lạ, luyến lái êm dịu, một em bán bánh cam ở đầu đường xó chợ được nâng lên trên sân khấu, với một số lương ngày một cao mà thời đó bất cứ người công chức nào đang làm việc cho chánh phủ cũng không thể mơ ước được số tiền lương và contrat cao như Minh Cảnh.

    Nghệ danh Minh Cảnh là do vợ của nhạc Sĩ Năm Được đặt cho, mỹ danh thần đồng Minh Cảnh là do ký giả Nguyễn Ang Ca vì thấy Minh Cảnh nhỏ con như một trẻ nít nên tặng mỹ danh thần đồng cho Minh Cảnh mặc dù lúc đó anh đã được 21 tuổi.

    Nghệ sĩ Minh Cảnh chưa hề được đào tạo nơi một trường nghệ thuật chánh quy nào, chưa phải đã theo học hát theo một trình tự làm quân hầu, kép con, kép cạnh rồi mới đến kép mùi, kép độc như phần đông các nghệ sĩ tiền phong đã trải qua. Minh Cảnh vào đoàn hát, đầu hôm sớm mai, chỉ biết ca rành sáu câu vọng cổ là một bước trở thành kép chánh, kép ca. Tình trạng nầy phổ biến trong thập niên 60 mà báo chí gọi là Kép ca đá kép diễn. Thời gian này các danh ca vọng cổ như Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Thanh Thanh Hoa, Mỹ Châu, dù về phương diện diễn xuất còn kém nhưng nhờ hơi ca vọng cổ, đã trở thành kép chánh, đào chánh của đoàn hát, trong khi đó thì các diễn viên với tài diễn xuất bậc thầy lại phải lui về hàng thứ hai hay thứ ba trong dàn đào kép của đoàn hát.. Thậm chí có người đổi nghề như mở quán cà phê, tiệm uốn tóc hay làm giáo sư kịch nghệ hoặc làm việc lồng tiếng Việt cho các phim ngoại quốc. Đó là những tài danh sân khấu như Năm Châu, Kim Cúc, Bảy Nhiêu, Ba Thâu, Văn Lâu, Tám Lắm, Văn Lang …


    Tiền phong trào lưu ca vọng cổ dài hơi

    Trong ca cảnh Quán Gấm Đầu Làng, nghệ sĩ Minh Cảnh đã ca câu vô vọng cổ liền một hơi 53 chữ, đó là câu vô vọng cổ dài hơi nhứt của Minh Cảnh, mở màn cho trào lưu ca vọng cổ dài hơi mà sau nầy các nghệ sĩ Giang Châu, Bình Trang, Châu Thanh và Phượng Hằng nối gót theo Minh Cảnh tạo ra một trường phái ca vọng cổ dài hơi.

    Nghệ sĩ Minh Cảnh có một thời gian nghĩ hát ở Kim Chung, ra lập gánh hát riêng. Anh thu băng, thu dĩa thành công, ra làm bầu thì thất bại vì nghề làm bầu gánh có những khúc mắc riêng, không phải dễ như hát ca trên sân khấu. Vì vậy Minh Cảnh cho gánh hát rã, anh trở về hát cho gánh hát Kim Chung, nhiều năm lưu diễn ở miền Trung.

    Như phần đông nghệ sĩ cải lương khác, từ năm 1954 đến năm 1975, sân khấu cải lương và nghệ sĩ cải lương được một cuộc sống huy hoàng mà cho đến nay người ta vẫn thường gọi là thời hoàng kim của nghệ sĩ và nghệ thuật cải lương. Thời đó thu nhập của nghệ sĩ rất cao, cuộc sống thoải mái, văn nghệ tự do nên khán giả cũng mê xem cải lương. Sau năm 1975, khi miền Nam mất rồi thì cuộc đời của nghệ sĩ cũng như cuộc đời của cả chục triệu dân ở miền Nam, phải làm việc theo một lối khác, cuộc sống khó khăn túng thiếu, cái thuở vàng son dành cho những giọng ca vàng không còn nữa.

    Nghệ sĩ Minh Cảnh đã đến tuổi 70. Anh ở trong nước thì không thể nào thi triển giọng ca vàng để kiếm sống nên từ hai ba năm nay, anh qua Hoa Kỳ, ở vùng Nam Cali hoặc đến San José, Virginia, những nơi có nhiều đồng bào Việt Nam định cư. Anh ca vọng cổ trong các quán có ca nhạc, trong các cuộc biểu diễn tổ chức ở rạp hát và anh cũng nhận được tiền thu nhập khá cao. Chắc chắn là cao hơn lúc còn ở Việt Nam sau năm 1975.


    Theo Nguyễn Phương
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 7 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. Thanh Hương
    Avatar của Thanh Hương
    Minh Cảnh vậy chứ hồi trẻ khoản mười mấy tuổi đẹp trai mê hồn, đẹp dữ dội. Hơn Phạm Lãi, hơn Phù Sai, hơn An Lộc Sơn, hơn Lữ Bố,... hát hay nữa chứ, ôi...ôi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hương For This Useful Post:


  5. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    Nghệ sỹ MINH CẢNH người đạo công giáo nhưng rất tin về phật . có lần MINH CẢNH viết 1 bài vọng cổ nói về phật . tặng cho 10cuong để hát nhưng ngặt 1 đều 10 ko thích hát về phật . MC ko ăn chay nhưng ko ăn 12 con giáp . coi vậy MC hơi khó hơn sư phụ MP .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to 10Cuong For This Useful Post:


  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    VÕ ĐÔNG SƠ

    Cải Lương Số - Giữ mãi niềm đam mê
    Nhấn chuột phải và chọn Save Target As...

    Soạn lời vọng cổ: Viễn Châu
    Trình bày: Minh Cảnh
    Guitar điện: Văn Vĩ



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
ANH EM CHANNEL