Nghệ Sĩ Cải Lương
Nói đến cải lương không thể nào không nhắc đến nghệ sĩ lão thành trong ngành nghệ thuật này, đó là nghệ sĩ Út Trà Ôn, ông Út Trà Ôn qua đời hồi tháng tám năm 2001, thọ 83 tuổi.
Út Trà Ôn thật là Nguyễn Thành Út, sinh năm 1917 tại làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, ông là con trai út thứ mười. Từ đó tên Út Trà Ôn ra đời.
Những bài ca vọng cổ nổi tiếng gắn liền với tên Út Trà Ôn gồm những bài như Sầu Vương Biên Ải, Tình Anh Bán Chiếu, Gánh Nước Đêm Trăng, Thức Trót Đêm Đông, Sầu Bạn Chung Tình và Tôn Tẫn Giả Điên.
* Tại hải ngoại, Nghệ Sĩ Việt Hùng cũng đã từ trần .
Tôi xin nói thêm một chút về NS Việt Hùng, gánh hát Việt Hùng-Minh Chí thời thập niên 60.
Xin nhắc lại một chút về vài nhân vật trong lịch sử Vọng Cổ/Cải Lương, VC/CL xuất phát khoảng 1910 tiên phong bởi dàn nhạc của Tư Triều (Nguyễn Tống Triều) ở Mỹ Tho. Ở Mỹ Tho, hồi đó cỡ năm 1913-1914 cũng có ông Bảy Triều (Trần văn Chiều) tài nhạc giỏi hơn Tư Triều.
Năm 1918, Tây mừng thắng trận nên toàn quyền Albert Sarraut đã cho phép dân Việt được hát hò dễ dàng hơn và từ đó dần cải lương biến dần thành vọng cổ nhờ một số nghệ sĩ lập gánh hát trau giồi nghề đờn ca và đưa tài tử lên sân khấu.
Một số gánh hát được thành lập và đi lưu diễn rất nhiều vùng, nhiều tỉnh khác nhau.
NS Việt Hùng cặp bầu với NS Minh Chí thành lập gánh hát Việt Hùng-Minh Chí một thời gian nhưng không thành công nên sau đó đi hát trở lại. Thuở còn trẻ, VH thương hát bài ca "Bà Ba bán hàng có mấy người con", và tên của VH đi đôi với NN một thời gian, VH nổi tiếng với vai cậu ấm Thân trong tuồng Đoạn Tuyệt.
Cải lương/Vọng cổ là một ngành văn hóa miền Nam khó có thể mai một được và dù có toàn cầu hóa nó cũng không thể nào bị biến mất được.
NS VH đã qua đời trên đất nước tự do Mỹ quốc đã cho chúng ta một cơ hội nhắc đến ngành nghệ thuật Vọng Cổ tại hải ngoại mà nhiều người tưởng rằng nó đã bị loại bỏ dần dần.
Nếu có thì giờ tìm trên mạng lưới điện tử chứng ta sẽ ngạc nhiên khi biết được nó hiện hữu khắp nơi và mỗi ngày một nhiều hơn.
* Một nghệ sĩ Cải Lương khác không thể không nhắc đến ở đây là Nghệ Sĩ Thành Được. Tôi nghe tiếng người nghệ sĩ này đã mấy chục năm, nhưng mới thật sự quen biết TĐ cỡ hai năm nay sau khi TĐ đến lập nghiệp tại vùng Bắc California.
Thành Được là thần tượng của hàng triệu người trong cùng thời với anh, và dù thời gian đã nghiệt ngã lấy mất những dáng dấp trẻ trung, TĐ vẫn còn phong cách, dáng dấp của một người nghệ sĩ một thời "đẹp trai, hào hoa, giọng hát truyền cảm". Thành Được rất được bạn bè quý mến vì tính tình phóng khoáng hết lòng với bạn bè. Một trong nhiều những đam mê của TĐ, phải kể đến mê xe hơi. Qua lời của TĐ và những bạn bè của anh, TĐ đã làm chủ hơn 134 đời xe du lịch, có khi một tháng anh đổi hai chiếc xe. Bộ sưu tập xe hơi của anh gồm đủ loại như: Traction, Renault, Peugeot, Ford, Cadillac, Continental, Pontiac, Mustang, Plymouth, Chevrolet, Chrysler, Mercedes, Volkswagen, Audi, Porsche, Fiat, Toyota, Madza, Mitshubishi, Honda... Một giai thoại hồi đó về TĐ trong thời gian còn hát cho gánh Thanh Minh Thanh Nga của bà bầu Thơ. Hồi đó (thời 1964), TĐ mê đá banh quá nên quên dượt tuồng, làm cho bà bầu Thơ giận giữ, và trong một buổi trình diễn trước khán giả, bà bầu Thơ đã phải ra lệnh cho nhân viên ánh sáng tắt đèn và làm lại (để có người đứng trong cánh gà nhắc tuồng cho TĐ), và từ đó câu nói "tắt đèn làm lại" sau này được dùng rộng rãi trong quần chúng ám chỉ việc làm thiếu quang minh chánh đại của chính quyền thời 1965.
Còn rất nhiều mẩu chuyện kỳ thú về các nghệ sĩ, không thể nói hết trong một bài viết được