Nguyên văn bởi
nguyenphuc
Dạ, anh quá khen làm em ngượng.
Thật sự thì em đâu có được như lời anh nói đâu.
Sở dĩ em nghe và nhớ là vì mấy ông nói hoài, có khi chuyện mấy ông đã nói rồi, khi khác lại nói lại (chắc già nên lẩm cẩm). Mấy ông thường nhắc chuyện xưa nhất là chuyện tài tử cải lương mà mấy ông đã một thời gắn bó.
Mấy ông cũng có nghe cổ nhạc và phân tích, nói rằng bản Trường Tương Tư gốc có 28 câu mà bây giờ ai thêm vô câu 29. Hoặc nói bản Nam Ai gốc có 68 câu mà ông Chín Tâm thêm vô thành 84 câu, cũng nói ông Ba Tu đờn bản Nam Đảo câu 29, câu 31 không đúng bản gốc. Và, bản Phụng Cầu tài tử, mạnh ai nấy đờn không ai giống ai nên không thông dụng.
Em chỉ nghe sao kể vậy mà thôi. Mấy ông nói nếu bài bản vẫn chưa thống nhất về lòng bản thì vẫn còn tranh cãi hoài.
Em sống trong môi trường tài tử nên nghe hòai cũng phải, nhưng nếu không thích thì e sẽ không cảm được nó đâu.
Về chuyện chữ đờn, cô Huệ cũng có nói đến trường hợp ông Trần Ngọc Thạch, cô nói "nó" cũng dễ thương lắm, tuy xuất thân là nhạc sĩ tân nhạc, nhưng thích rồi học nhạc tài tử khi đi tù cải tạo (như e đã nhắc đến), rồi sáng tác rất nhiều bài hay cho nhạc tài tử. Có điều, "nó" cũng hay sửa chữ đờn, chắc tại lời ca nó viết không hợp.
Những người hiểu biết và lưu giữ kiến thức, lịch sử, kỷ niệm của nhạc tài tử đâu còn nhiều nữa. Bởi vậy, đúng như lời cô nói: "thế giới ngày càng nhỏ hẹp", nhỏ hẹp cho nhạc tài tử, và cả cho những người như cô, như các ông của e, khi những người đồng trang lứa, đồng sở thích, đam mê lần lượt ra đi...