Không luyến láy “đến chết người” như Thanh Tuấn, không réo rắt trầm bổng như Minh Vương, cũng không buồn não nuột như Thanh Sang mà với chất giọng trầm ấm đặc biệt lạ thường có chút gì đó nghèn nghẹn ở cuối câu, NSƯT Trọng Hữu luôn khiến người nghe cảm thấy xốn xang trong dạ… Và có phải chăng chính bởi cái chất giọng ấy đã khiến cho NSƯT Trọng Hữu thành công với những nhân vật mang nhiều tâm trạng, đặc biệt là với những nhân vật có duyên phận hẩm hiu.
Trên SKCL, NSƯT Trọng Hữu có khá nhiều vai diễn để lại ấn tượng trong lòng công chúng mộ điệu. Nhưng dấu ấn đậm nhất của anh đó là vai Hàn Mặc Tử trong vở cải lương “Chuyện tình Hàn Mặc Tử” của soạn giả Viễn Châu. Nói đến nhà thơ Hàn Mặc Tử, người đời thường gán cho hai chữ tài hoa và bạc mệnh. Tuy nhiên, trên SKCL, tác giả không chú ý khai thác nhiều chất tài hoa của Hàn, mà lại đi sâu vào cuộc đời của nhà thơ với những mối tình đẹp nhưng cũng nhiều ngang trái, xót xa. NSƯT Trọng Hữu đã xây dựng nhân vật Hàn Mặc Tử trên SK vừa có cái dày dạn phong trần của một người từng trải, lại vừa có chút gì đó phong lưu, đa tình của một bậc thi nhân.
Cái hay của NSƯT Trọng Hữu là anh đã thể hiện rất tinh tế những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim vốn rất đỗi đa sầu, đa cảm của Hàn. Khi đối diện với Thu Cúc trong hoàn cảnh éo le, Hàn Mặc Tử - Trọng Hữu mang tâm trạng vừa buồn, vừa chán chường, mệt mỏi. Với Mộng Cầm, mối tình được dệt bằng thơ, cho nên lúc ở bên Mộng Cầm, ta luôn bắt gặp ở Hàn Mặc Tử sự lãng mạn, tình tứ yêu đương trong từng cử chỉ, ánh mắt. Còn những giây phút ít ỏi bên cạnh Mai Đình, Hàn như tìm thấy được một sự thoải mái, nhẹ nhõm hơn trong sự chăm sóc ân cần của cô bạn láng giềng. Và với Mai Đình, trước sau, Hàn luôn giữ thái độ trìu mến, trân trọng bởi Hàn cảm nhận được cái tình cảm của Mai Đình dành cho mình quá lớn, quá sâu nặng.
Với lối diễn xuất, khai thác tâm lý nhân vật như thế cho nên ở lớp cao trào cuối cùng của vở diễn, NSƯT Trọng Hữu đã thuyết phục được người xem tin rằng Hàn nói thật khi bày tỏ tinh yêu với Mai Đình: “Ngày xưa em đợi em chờ, thật sự bây giờ anh nói tiếng yêu em”. Không hề có một chút hối hận ở đây nhưng có một nỗi ngậm ngùi khó tả trong lời ca ấy. Đó không chỉ là nỗi ngậm ngùi, thương cảm cho thân phận của Mai Đình mà còn là lời tự thán cho chính cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Bởi vì từ bấy lâu nay, Hàn như một cánh chim quen mộng gió sương đã lãng quên đi cái êm đềm của tổ ấm, để đến khi phải dừng cánh vì giông bão cuộc đời mới chợt nhận ra cái hạnh phúc nhất đang ở cạnh bên mình.
Trọng Hữu & Lệ Thủy trong Lan & Điệp
Một vai diễn nữa cũng gắn liền với tên tuổi của NSƯT Trọng Hữu đó là vai Điệp trong vở CL “Chuyện tình Lan và Điệp” (SG Loan Thảo). Điệp của Trọng Hữu không có cái dáng vẻ của một chàng thư sinh nho nhã mà là hình ảnh của một cậu học trò nghèo, hiền lành, chất phác. Và có lẽ cũng chính vì thế, nên trước nỗi khổ đau của Lan, người xem cũng không nỡ lòng trách Điệp. Với chất giọng trầm buồn như chở đầy những nỗi niềm uẩn khúc vốn có, NSƯT Trọng Hữu đã thể hiện được cái tâm trạng rối bời của Điệp: vừa hoài nghi không biết sự thật thế nào, vừa đau lòng khi phải chia tay với người yêu, lại vừa mặc cảm, ray rứt khi bất ngờ trở thành một kẻ vong ân, bạc nghĩa… Điệp - Trọng Hữu đã khiến người xem cảm thấy thương cảm bởi cái dáng đi thất thểu, cái dáng đứng vô hồn bên cạnh Thúy Liễu trong ngày hôn lễ và cũng bất chợt buồn cười trước cái sự phản kháng ngầm của Điệp khi đã về làm rể ông Phủ Trần. Với bề ngoài đầy vẻ nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng từng cử chỉ, lời nói của Điệp cũng đủ khiến người đối diện không thể nào chịu được. Và ở lớp diễn cuối cùng, có lẽ khó có ai có thể ca cảm động hơn Trọng Hữu bản Xế xảng: “Trời ơi như vậy là đến phút… cuối. Tôi cũng chậm chân…” Lời tự trách ấy của Điệp - Trọng Hữu đã khiến người xem cảm thấy xót xa.
Ở lãnh vực video, Trọng Hữu cũng có số vai diễn đáng nhớ. Chẳng hạn như vai Lý Trung Nguyên trong vở “Tình xưa nghĩa cũ” (TG Nguyễn Thị Khánh An). Nguyên là mẫu người đàn ông lý tưởng nghĩa hiệp, khẳng khái. Bao nhiêu năm sống cảnh gà trống nuôi con, Nguyên đã âm thầm đặt tình cảm nơi một người phụ nữ. Anh ân cần chăm sóc, lo lắng cho người phụ nữ ấy đủ điều mà không hề mong chờ một sự đáp trả. Cái tình của nhân vật qua cách ca, diễn của NSƯT Trọng Hữu đã làm rung động lòng người bởi nó quá đỗi chân thành và tha thiết. Nhưng nghịch cảnh éo le, người phụ nữ ấy trước đây lại có một đời chồng – mà chồng của cô lại chính là người anh kết nghĩa thuở thiếu thời của Nguyên. Biết được điều đó, mặc dù rất đau lòng, nhưng Nguyên vẫn cố gắng làm cái gạch nối để cho bến cũ gặp lại đò xưa. Và số phận như muốn trêu ngươi với Nguyên khi anh đuổi theo bọn phá rừng và bị té ngựa trọng thương. Thế nhưng, khi đứng trước ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết – tấm lòng của anh vẫn hướng về những người thân. Và cuối cùng, tấm chân tình của Nguyên cũng được đáp trả - dẫu cho có muộn màng. Người phụ nữ ấy đã quyết định ở lại bên anh cho trọn tình. Anh đã tìm được nguồn vui phút cuối đời khi được chết trong vòng tay và tiếng hát của người anh yêu dấu. Một cái kết buồn và hình ảnh nhân vật Lý Trung Nguyên – Trọng Hữu đã để lại trong lòng người xem nhiều khắc khoải…
Ba vai diễn – ba số phận khác nhau nhưng vô hình chung đấy vẫn là những nhân vật có số phận hẩm hiu. Tuy NSƯT Trọng Hữu không bị đóng khung ở một dạng vai nhưng chính do cái giọng ca trầm buồn, lối diễn xuất mộc mạc, chân phương đã khiến cho anh luôn tìm được sự đồng điệu với khán giả khi hóa thân vào những nhân vật có số phận như thế.
Anh đã thu dài phát thanh trên 250 bài vọng cổ với các NSƯT Mỹ Châu, Lệ Thuỷ, Thanh Kim Huệ, Thanh Thanh Hiền, Cẩm Tiên… và từng được độc giả báo sân khấu bình chọn là “danh ca vọng cổ”. Anh cho biết anh rất thích hát những bài vọng cổ vì nội dung ngắn gọn nhưng chuyển tải được sâu xa những cung bậc tình cảm. Với anh, một điều làm anh cảm thấy rất vinh dự đó là anh có dịp được hát với nghệ sĩ bà miền: Nam, Trung (ca sĩ Vân Khánh), bắc ( Thanh Thanh Hiền)…
Lớn lên ở miền sông nước dân ca, nên những câu hò điệu lý mênh mang của vùng sông nước Nam Bộ là những gì rất đỗi gần gũi, thân thương đối với chàng trai đất Phụng Hiệp. Hơn nữa, được thừa hưởng gien của gia đình: ông nội là một tay đờn cò rất nổi tiếng, cha là một thầy đờn cho đoàn Văn Công Tây Nam Bộ, chú Sáu là một nhạc sĩ đờn violon đồng thời là tác giả…cho nên ngay từ nhỏ, Trọng Hữu đã sớm bộc lộc “năng khiếu” của mình. Và cho đến tận hôm nay, dù thời gian đã làm thay đổi đi nhiều thứ nhưng với Trọng Hữu, những ký ức tuổi thơ những buổi trưa hè nắng gắt được ông nội qua lung Cô Thông để đi đờn ca tài tử là những kỷ niệm đẹp không thể nào lãng quên. Và Trọng Hữu cũng cho rằng chính những ngày tháng ấy đã góp phần bồi đắp trong anh cái niềm đam mê để rồi đưa anh đến với sân khấu như một lẽ “đương nhiên”….
Kế thúc những ngày tháng ca hết nghêu ngao bên dòng sông Nàng Mao quê hương mình, Trọng Hữu gia nhập đoàn Nhân dân Kiên Giang. Vai diễn đầu tiên của anh trên sân khấu này là vai tướng cướp Đại Thành trong vở “Tình yêu và tướng cướp”. Vì không được đào tạo qua trường lớp, cho nên bước vào nghề, Trọng Hữu đã phải cố gắng phấn đấu rất nhiều. Anh luôn chú tâm học hỏi những kinh nghiệm của ngừơi đi trước, của bạn bè, đồng nghiệp. Mỗi khi nhận vai diễn, anh rất chịu khó nghiên cứu tính cách nhân vật, quan sát, phân tích, tìm hiểu… để có thể thể hiện tốt vai diễn của mình.
Trọng Hữu, Lệ Thủy, Bảo Chung và Tấn Hoàng trong Hàn Mặc Tử
Và cũng trong khoảng thời gian này, đoàn ND Kiên Giang gặp nhiều khó khăn. Với tư cách là phó đoàn phụ trách nghệ thuật, Trọng Hữu đã phải trăn trở hằng bao đêm để tìm ra hướng đi cho đoàn. Sau cùng, anh đã mạnh dạn đề nghị cùng với ban lãnh đạo đoàn hát mời những đạo diễn tên tuổi ở thành phố như: NSND Đoàn Bá, NSND Diệp Lang, NSƯT Trần Ngọc Giàu, Thanh Điền…về dựng cho đoàn những vở diễn mới như: Hàn Mạc Tử, Trọn đời chỉ yêu em, Con thuyền không bến, Lan và Điệp, Tình ca biên giới… Không ngờ, ý kiến đó của anh đã góp phần cải tạo được tình hình của đoàn hát. Những vở diễn mới ra mắt được công chúng đón nhận nồng nhiệt và tạo được tiếng vang. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về chỗ ăn ở, đồng lương còn eo hẹp…nhưng tất cả mọi người đều hăng say làm việc với một niềm đam mê cháy bỏng. NS Trọng Hữu cho biết, khi dựng vở Hàn Mạc Tử, đoàn không có kịch bản, anh phải nghe băng cassette rồi viết lại nhưng ai nấy đều hào hứng, tối hát, ngày tập tuồng hai buổi rất nghiêm túc. Một kỷ niệm không thể nào quên đó là khi vở công diễn tại Sài Gòn, sau suất hát đầu tiên, bà Mai Đình đã đến gặp Trọng Hữu, ôm anh khóc vào bảo rằng “…Con diễn rất xúc động. Cô vui và thích lắm!”
Năm 1995, Trọng Hữu về cộng tác với đoàn cải lương Tây Đô. Ở đoàn này, anh có một vai diễn rất thành công đạt HCV ở Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp năm 1995, đó là vai Phương trong vở “Loài hoa không tên”. Hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, biết bao cuộc đời anh đã đi qua, nhưng nhìn lại thế giới nhân vật của Trọng Hữu dường như chỉ có những dạng vai kép mùi. Anh cười bảo rằng: Có thể mọi người cho rằng tôi không đa dạng. Nhưng cái “tạng” của tôi không thích hợp với những vai kép độc, không đóng được những vai dữ dằn. Và hơn nữa có lẻ tôi đã lớn lên bên bờ đê, ruộng lúa nên hình ảnh người nông dân đã trở nên rất gần gũi, thân quen với mình. Do vậy, tôi rất tự tin khi hoá thân vào số phận của những người nông dân nghèo khổ, yêun thầm trộm nhớ người ta nhưng không dám thổ lộ hoặc “nghĩa hiệp” cưu mang những người bị tình phụ… Thậm chí có một lần tôi thử làm một thống kê nhỏ, ba tháng , tôi quay 10 vở video nhưng chỉ có hai vở là tôi được mang dép, còn lại là đi chân trần,quần xăn đến gối… Tuy nhiên tôi rất yêu những nhân vật ấy của mình. Không chỉ thể hiện vai những người nông dân thuỷ chung, hiền lành, chất phác rất thành công, mà anh còn là một trong số các nghệ sĩ gắn bó nhiều với khán giả miền Tây, bà con miệt vườn. Chính vì lẽ đó mà anh được xem là người nghệ sĩ của nông dân. Và trên những hành trình xuôi ngược ấy đã để lại trong anh biết bao kỷ niệm khó phai mờ. Làm sao quên được hình ảnh một cụ già chống gậy vào đoàn tìm cho được ns Trọng Hữu chỉ để xin một tấm ảnh làm kỷ niệm. Làm sao quên hình ảnh cậu bé 8-9 tuổi đang bệnh nằm ở trạm xá nhưng nghe đoàn về diễn, một hai đòi đi xe xem để được gặp chú Trọng Hữu…
Trọng Hữu và Lệ Thủy trong Sông Dài - Bước chân hai thế hệ 2
Bên cạnh lối diễn xuất chân phương, NS Trọng Hữu còn khiến người xem yêu mến bởi giọng ca ngọt ngào, trầm ấm đặc biệt là luôn có một chút gì đó nghèn nghẹn ở cuối câu khiên người nghe cảm thấy nao nao trong dạ. Anh đã thu dài phát thanh trên 250 bài vọng cổ với các NSƯT Mỹ Châu, Lệ Thuỷ, Thanh Kim Huệ, Thanh Thanh Hiền, Cẩm Tiên… và từng được độc giả báo sân khấu bình chọn là “danh ca vọng cổ”. Anh cho biết anh rất thích hát những bài vọng cổ vì nội dung ngắn gọn nhưng chuyển tải được sâu xa những cung bậc tình cảm. Với anh, một điều làm anh cảm thấy rất vinh dự đó là anh có dịp được hát với nghệ sĩ bà miền: Nam, trung ( ca sĩ Vân Khánh), bắc ( Thanh Thanh Hiền)… Ở mỗi bạn diễn, anh đều có cơ hội học hỏi những cái hay, cái al5 của từng người và luôn cố gắng tìm ra những cách tểh hiện sao cho phù hợp. Tuy nhiên, người nghệ sĩ mà anh cảm thấy mình diễn ăn ý nhất là NSƯT Lệ Thuỷ. Nhắc đến liên danh này, có lẽ khán giả mộ điệu sân khấu cải lương không thể nào quên được họ trong một chuyện tình buồn của Lan và Điệp, một mối tình đậm đà, thuỷ chung của nàng Mai Đình với thi nhân Hàn Mạc Tử, một bi kịch tình yêu của Nguyệt và Minh…Chính những vai diễn này đưa họ đến với giải thưởng đôi nghệ sĩ được yêu thích nhất (giải thưởng Báo SK TPHCM).
Nếu như trên sân khấu, những vai diễn chân chất, hiền lành của anh luôn chiếm được nhiều tình cảm của khán giả giữa đời thường, anh cũng chọn cho mình một cuộc sống giản đơn, bình lặng. Anh cho rằng: “Tôi luôn sống thật với mình, không hề muốn hơn thua. Tôi luôn sống với một tâm niệm đừng bao giờ để lương tâm mình phải cắn rứt. Đôi khi, dù vô tình tôi nói lỡ lời làm ai đó không vui, tôi cảm thấy ray rứt có khi đến mất ngủ.
Niềm vui hiện nay của anh đó là có con trai là ca sĩ Trọng Vũ cũng theo con đường nghệ thuật. Tuy hướng đi có khác nhưng với ns Trọng Hữu thì dù con trai hát tân nhạc hay cải lương thì cũng là nối nghiệp cha - đem lời ca, tiếng hát phục vụ cho bà con, khán giả mọi nơi.
Người ta gọi NSƯT Trọng Hữu là người nông dân hát cải lương, không chỉ bởi ông xuất thân từ làng quê Nam bộ mà còn vì những vai diễn của ông thường chân đất đầu trần. Mười vai diễn của ông có hết quá nửa không được mang giày dép…
Người nông dân và những vai mùi
Chẳng hiểu sao, đã hơn hai mươi năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in cái câu dì nói với mẹ rằng: “Cứ hễ nghĩ tới thân phận hẩm hiu Hàn Mạc Tử là tui nhớ ngay tới Trọng Hữu!” Ngày xưa, mỗi lần thấy Hàn Mạc Tử đớn đau vì bệnh tật, buồn tủi cho duyên phận trên cái tivi 14 inch đen trắng, dì tôi lại kéo vạt áo chùi nước mắt. Lớn lên, tôi mới biết, đó là một trong những vai diễn gắn liền với tên tuổi của Trọng Hữu, đó là vì ông đã diễn quá xuất sắc, quá tròn vai. Và hôm nay ông ngồi cùng tôi để kể lại câu chuyện đời mình một cách mộc mạc, chân chất với khán giả Việt Nam ngày nay.
Trọng Hữu tên thật là Đặng Trọng Hữu, ông sinh ra và lớn lên ở đất Phụng Hiệp, Cần Thơ trong một gia đình đờn ca tài tử. Mười tuổi theo ông nội đi hát đám, 16 tuổi theo cha vào đoàn Văn công Tây Nam bộ và rồi trở thành bộ đội thuộc tiểu đội thông tin. Công chúng biết đến bởi ông là danh ca vọng cổ được yêu thích với hàng trăm bài tân cổ được thu và phát trên sóng phát thanh. Đến Cần Thơ thăm nhà ông, nhìn những tấm ảnh và nhiều kỷ vật treo trang trọng trên tường mới biết ông và cô Tuyết Mai, vợ ông, đều từng được phong tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Bao nhiêu lâu nay, ông vẫn lặng lẽ, giấu những thành tích ấy của mình bởi ông muốn tự khẳng định mình bằng sự cống hiến cho sân khấu cải lương, cho những đêm đốt đuốc chong đèn đi coi cải lương của những người nông dân chân đất miệt đồng bằng chứ không phải bằng những đóng góp của mình thời chiến tranh.
Mối tình đẹp thời lửa đạn
Dọn cho chúng tôi bữa cơm với cá kho, món mà NSƯT Trọng Hữu thích nhất, cô Tuyết Mai chân tình kể lại mối tình của mình với người đàn ông lãng tử chân đất: “Hồi đó tui là y tá, anh Hữu đóng quân ở gần, mỗi khi ốm đau, ảnh hay sang nhờ cạo gió, chích thuốc. Trên lưng anh Hữu có cái bớt lớn lắm, ảnh nói ai thấy cái bớt của ảnh là phải lấy ảnh. Tui chỉ nghĩ ảnh nói cho vui nhưng lâu dần thì có tình cảm. Hồi đó chuyện yêu nhau trong quân đội rất nghiêm khắc, thêm nữa bom đạn ác liệt, đâu có dám nghĩ tới ngày hoà bình. Tui với ảnh hẹn nhau nếu giải phóng thì sẽ làm đám cưới”. Năm 1975, đất nước giải phóng, cô Tuyết Mai về làm vợ nghệ sĩ Trọng Hữu.
Niềm vui gia đình đầm ấm của “người nông dân hát cải lương”. Ảnh: Bích Uyên
Bao nhiêu năm nay, cô Tuyết Mai vẫn lặng lẽ đứng phía sau lưng chồng, chu toàn mọi thứ. Không nhiều khán giả và đồng nghiệp cải lương của ông biết đến cô bởi cô vẫn cứ bình dị như cô y tá ngày nào trong chiến khu, không ồn ào xuất hiện bên người chồng nổi tiếng. Cô lặng lẽ lo cho chồng từng tấm áo, từng bữa cơm mỗi khi ông đi hát về, theo dõi và góp ý cho ông trong từng vai diễn.
Mấy mươi năm đi hát, phù du để lại phía sau, hạnh phúc gia đình của một nghệ sĩ lớn là những món ăn ngon vợ nấu, là những đứa cháu cưng ngày đêm quấn quýt bên mình. Gần nửa thế kỷ gắn bó với cải lương, biết bao thân phận của các nhân vật do ông thủ vai đều đã đi vào lòng công chúng. Ở cái tuổi nhiều bạn diễn cùng thời đã chọn cách nghỉ ngơi hoặc rời xa sân khấu, nhưng Trọng Hữu vẫn cần cù, nghiêm túc sáng tạo với những vai diễn, vẫn dày kín lịch đi diễn khắp đồng bằng, vẫn miệt mài cống hiến cho sân khấu cải lương như một con tằm rút ruột nhả tơ, bởi với ông, bà con nông dân xứ mình còn mê cải lương lắm…
The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:
chithanh_mxb
NGƯỜI CÓ DUYÊN VỚI BA MIỀN
Lớn lên ở miền sông nước dân ca, nên những câu hò điệu lý mênh mang của vùng sông nước Nam Bộ là những gì rất đỗi gần gũi, thân thương đối với chàng trai đất Phụng Hiệp. Hơn nữa, được thừa hưởng gien của gia đình: ông nội là một tay đờn cò rất nổi tiếng, cha là một thầy đờn cho đoàn Văn Công Tây Nam Bộ, chú Sáu là một nhạc sĩ đờn violon đồng thời là tác giả…cho nên ngay từ nhỏ, Trọng Hữu đã sớm bộc lộc “năng khiếu” của mình. Và cho đến tận hôm nay, dù thời gian đã làm thay đổi đi nhiều thứ nhưng với Trọng Hữu, những ký ức tuổi thơ những buổi trưa hè nắng gắt được ông nội qua lung Cô Thông để đi đờn ca tài tử là những kỷ niệm đẹp không thể nào lãng quên. Và Trọng Hữu cũng cho rằng chính những ngày tháng ấy đã góp phần bồi đắp trong anh cái niềm đam mê để rồi đưa anh đến với sân khấu như một lẽ “đương nhiên”….
Kế thúc những ngày tháng ca hết nghêu ngao bên dòng sông Nàng Mao quê hương mình, Trọng Hữu gia nhập đoàn Nhân dân Kiên Giang. Vai diễn đầu tiên của anh trên sân khấu này là vai tướng cướp Đại Thành trong vở “Tình yêu và tướng cướp”. Vì không được đào tạo qua trường lớp, cho nên bước vào nghề, Trọng Hữu đã phải cố gắng phấn đấu rất nhiều. Anh luôn chú tâm học hỏi những kinh nghiệm của ngừơi đi trước, của bạn bè, đồng nghiệp. Mỗi khi nhận vai diễn, anh rất chịu khó nghiên cứu tính cách nhân vật, quan sát, phân tích, tìm hiểu…để có thể thể hiện tốt vai diễn của mình.
Và cũng tring khoảng thời gian này, đoàn ND Kiên Giang gặp nhiều khó khăn. Với tư cách là phó đoàn phụ trách nghệ thuật, Trọng Hữu đã phải trăn trở hằng bao đêm để tìm ra hướng đi cho đoàn. Sau cùng, anh đã mạnh dạn đề nghị cùng với ban lãnh đạo đoàn hát mời những đạo diễn tên tuổi ở thành phố như: NSND Đoàn Bá, NSND Diệp Lang, NSƯT Trần Ngọc Giàu, Thanh Điền…về dựng cho đoàn những vở diễn mới như: Hàn Mạc Tử, Trọn đời chỉ yêu em, Con thuyền không bến, Lan và Điệp, Tình ca biên giới…Không ngờ, ý kiến đó của anh đã góp phần cải tạo được tình hình của đoàn hát. Những vở diễn mới ra mắt được công chúng đón nhận nồng nhiệt và tạo được tiếng vang. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về chỗ ăn ở, đồng lương còn eo hẹp…nhưng tất cả mọi người đều hăng say làm việc với một niềm đam mê cháy bỏng. Ns Trọng Hữu cho biết, khi dựng vở Hàn Mạc Tử, đoàn không có kịch bản, anh phải nghe băng cassette rồi viết lại nhưng ai nấy đều hào hứng, tối hát, ngày tập tuồng hai buổi rất nghiêm túc. Một kỷ niệm không thể nào quên đó là khi vở công diễn tại Sài Gòn, sau suất hát đầu tiên, bà Mai Đình đã đến gặp Trọng Hữu, ôm anh khóc vào bảo rằng “…Con diễn rất xúc động. Cô vui và thích lắm!”
Năm 1995, Trọng Hữu về cộng tác với đoàn cải lương Tây Đô. Ở đoàn này, anh có một vai diễn rất thành công đạt HCV ở Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp năm 1995, đó là vai Phương trong vở “Loài hoa không tên”. Hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, biết bao cuộc đời anh đã đi qua, nhưng nhìn lại thế giới nhân vật của Trọng Hữu dường như chỉ có những dạng vai kép mùi. Anh cười bảo rằng: “ Có thể mọi người cho rằng tôi không đa dạng. Nhưng cái “tạng” của tôi không thích hợp với những vai kép độc, không đóng được những vai dữ dằn. Và hơn nữa có lẻ tôi đã lớn lên bên bờ đê, ruộng lúa nên hình ảnh người nông dân đã trở nên rất gần gũi, thân quen với mình. Do vậy, tôi rất tự tin khi hoá thân vào số phận của những người nông dân nghèo khổ, yêun thầm trộm nhớ người ta nhưng không dám thổ lộ hoặc “nghĩa hiệp” cưu mang những người bị tình phụ…Thậm chí có một lần tôi thử làm một thống kê nhỏ, ba tháng , tôi quay 10 vở video nhưng chỉ có hai vở là tôi được mang dép, còn lại là đi chân trần,quần xăn đến gối…Tuy nhiên tôi rất yêu những nhân vật ấy của mình. Không chỉ thể hiện vai những người nông dân thuỷ chung, hiền lành, chất phác rất thành công, mà anh còn là một trong số các nghệ sĩ gắn bó nhiều với khán giả miền Tây, bà con miệt vườn. Chính vì lẽ đó mà anh được xem là người nghệ sĩ của nông dân. Và trên những hành trình xuôi ngược ấy đã để lại trong anh biết bao kỷ niệm khó phai mờ. Làm sao quên được hình ảnh một cụ già chống gậy vào đoàn tìm cho được ns Trọng Hữu chỉ để xin một tấm ảnh làm kỷ niệm. Làm sao quên hình ảnh cậu bé 8-9 tuổi đang bệnh nằm ở trạm xá nhưng nghe đoàn về diễn, một hai đòi đi xe xem để được gặp chú Trọng Hữu….
Bên cạnh lối diễn xuất chân phương, ns Trọng Hữu còn khiến người xem yêu mến bởi giọng ca ngọt ngào, trầm ấm đặc biệt là luôn có một chút gì đó nghèn nghẹn ở cuối câu khiên người nghe cảm thấy nao nao trong dạ. Anh đã thu dài phát thanh trên 250 bài vọng cổ với các NSƯT Mỹ Châu, Lệ Thuỷ, Thanh Kim Huệ, Thanh Thanh Hiền, Cẩm Tiên…và từng được độc giả báo sân khấu bình chọn là “danh ca vọng cổ”. Anh cho biết anh rất thích hát những bài vọng cổ vì nội dung ngắn gọn nhưng chuyển tải được sâu xa những cung bậc tình cảm. Với anh, một điều làm anh cảm thấy rất vinh dự đó là anh có dịp được hát với nghệ sĩ bà miền: Nam, trung ( ca sĩ Vân Khánh), bắc ( Thanh Thanh Hiền)… Ở mỗi bạn diễn, anh đều có cơ hội học hỏi những cái hay, cái al5 của từng người và luôn cố gắng tìm ra những cách tểh hiện sao cho phù hợp. Tuy nhiên, người nghệ sĩ mà anh cảm thấy mình diễn ăn ý nhất là NSƯT Lệ Thuỷ. Nhắc đến liên danh này, có lẽ khán giả mộ điệu sân khấu cải lương không thể nào quên được họ trong một chuyện tình buồn của Lan và Điệp, một mối tình đậm đà, thuỷ chung của nàng Mai Đình với thi nhân Hàn Mạc Tử, một bi kịch tình yêu của Nguyệt và Minh…Chính những vai diễn này đưa họ đến với giải thưởng đôi nghệ sĩ được yêu thích nhất ( giải thưởng Báo SK TPHCM)
Nếu như trên sân khấu, những vai diễn chân chất, hiền lành của anh luôn chiếm được nhiều tình cảm của khán giả giữa đời thường, anh cũng chọn cho mình một cuộc sống giản đơn, bình lặng. Anh cho rằng: “Tôi luôn sống thật với mình, không hề muốn hơn thua. Tôi luôn sống với một tâm niệm đừng bao giờ để lương tâm mình phải cắn rứt. Đôi khi, dù vô tình tôi nói lỡ lời làm ai đó không vui, tôi cảm thấy ray rứt có khi đến mất ngủ.
Niềm vui hiện nay của anh đó là có con trai là ca sĩ Trọng Vũ cũng theo con đường nghệ thuật. Tuy hướng đi có khác nhưng với ns Trọng Hữu thì dù con trai hát tân nhạc hay cải lương thì cũng là nối nghiệp cha - đem lời ca, tiếng hát phục vụ cho bà con, khán giả mọi nơi.
The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:
Thuong Tran
Gia đình nghệ sĩ ưu tú Trọng Hữu: đồng vợ, đồng chồng
NSƯT Trọng Hữu sớm được duyên sân khấu tác hợp giúp anh trở thành anh kép nổi tiếng. Bên cạnh duyên nghề, anh còn có một duyên tình bền vững bên bà xã xinh đẹp Nguyễn Tuyết Mai.
Gia đình nghệ sĩ Trọng Hữu - Tuyết Mai. Ảnh: SGGP.
Trong giới nghệ sĩ , hầu như ít ai biết đến bà xã Trọng Hữu bởi chị không muốn “xuất đầu lộ diện” trước đám đông, chỉ âm thầm vun vén cho nghề nghiệp của chồng và tổ ấm hạnh phúc. Trọng Hữu bộc bạch chân thành: “Ngoài ca hát, tôi làm việc gì cũng dở cả. Tôi khỏe lắm vì chỉ biết học tuồng và hát. Việc quán xuyến gia đình, từ lo liệu đời sống, chăm sóc con cái cho đến bữa ăn đều do Mai đảm đương. Mai nấu ăn tuyệt lắm. Vì vậy dù hát thường xuyên ở thành phố, nhưng xong là tôi lái xe về Cần Thơ ngay, cũng vì nghiền món ăn vợ nấu”.
Quan niệm về hạnh phúc của anh chị thật đơn giản: vợ chồng cần hiểu, tôn trọng nhau và cùng nhìn về một hướng. Anh bảo: “Nghệ sĩ vốn rất lãng mạn, dễ rung động nhưng tính tôi khác hơn một chút là không thích bay bướm. Với lại tôi có một mái ấm hạnh phúc thì tội gì đánh mất, đi tìm ở đâu cho xa”. Còn chị thì bảo: “Thật tình tôi không bao giờ ghen. Chuyện anh Hữu tỏ ra mùi mẫn là do vai diễn đòi hỏi như vậy. Tôi nhận định rất rõ sự khác nhau giữa sân khấu và đời sống. Anh Hữu là nghệ sĩ thì bắt buộc phải hóa thân vào nhân vật cho trọn vai tuồng".