Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
  1. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai



    Thanh Nga


    Tên khai sinh Juliette Nguyễn Thị Nga
    Ngày sinh 31 tháng 7, 1942(1942-07-31)
    Nơi sinh Tây Ninh, Việt Nam
    Ngày mất 26 tháng 11, 1978 (36 tuổi)
    Nơi mất thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Vai trò Diễn viên sân khấu
    Hôn nhân Nguyễn Minh Mẫn
    Phạm Duy Lân

    Thanh Nga (1942-1978) là một nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà còn được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu" của miền Nam thời điểm lúc bấy giờ


    Tiểu sử
    Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga
    Sinh ngày: 31 tháng 7 năm 1942
    Nơi sinh: Tây Ninh
    Nguyên quán: Tây Ninh
    Cha: Nguyễn Văn Lợi
    Mẹ: Nguyễn Thị Thơ (bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời)
    Tôn giáo: Phật giáo (pháp danh: Diệu Minh)
    Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau với ông Phạm Duy Lân (luật sư). Bà có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).

    Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:

    Nam Nghĩa (cha dượng)
    Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
    Hữu Châu (con của nghệ sĩ Hữu Thìn, anh ruột của Thanh Nga)
    Bà bị ám sát cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 tại TP. Hồ Chí Minh, được an táng tại nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984.


    Bia mộ nghệ sĩ Thanh Nga ở chùa Nghệ Sĩ[sửa] Giải thưởng tiêu biểu
    1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
    1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)
    Các vai diễn nổi bật
    Cải lương
    Đơn ca vọng cổ (Người chồng lý tưởng của em)
    Quỳnh Nga (Bên cầu dệt lụa)
    Vân (Bóng tối và ánh sáng)
    Dương Vân Nga (Thái hậu Dương Vân Nga)
    Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh)
    Điêu Thuyền (Phụng Nghi Đình)
    Thảo (Bông hồng cài áo)
    Kim Anh (Đời cô Lựu)
    Trinh (Con gái chị Hằng)
    Thanh (Tấm lòng của biển)
    Hương (Nửa đời hương phấn))
    Phim ảnh
    Thanh Nga cũng tham gia nhiều bộ phim, đáng chú ý nhất là:

    Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy)
    Hai chuyến xe hoa
    Loan mắt nhung (vai Xuân) (1970)
    Mùa thu cuối cùng (1971)
    Nắng chiều (cô gái Huế)
    Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971)
    Lan và Điệp (1971)
    Sau giờ giới nghiêm (1972)
    Triệu phú bất đắc dĩ
    Quái nữ Việt Quyền Đạo
    Thương muộn
    Tìm lại cuộc đời (1977)
    Xa lộ không đèn (vai Liễu)
    Năm vua hề về làng
    Người cô đơn


    Theo Việt Báo
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to Tuyetmai For This Useful Post:


  3. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga lên phim


    (VietNamNet) – Trong tháng 6, bộ phim tài liệu Thanh Nga- Nữ Hoàng Sân Khấu sẽ phát hành dưới dạng DVD. Ngoài thời gian 10 năm để thu thập tài liệu, bộ phim là một sản phẩm nghệ thuật vô giá đối với giới sân khấu và những người yêu thích nghệ sĩ Thanh Nga.

    Bộ phim được cựu diễn viên – nhà báo Lê Quang Thanh Tâm thực hiện bằng sự ngưỡng mộ trước một nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh. Tư liệu của bộ phim được thu thập bắt đầu từ bài viết đầu tiên của Lê Quang Thanh Tâm có tựa Có một ngôi sao điện ảnh tên gọi Thanh Nga. Từ đó đến nay, ngoài công việc chuyên môn, nhà báo Lê Quang Thanh Tâm dồn nhiều thời gian và công sức cho việc nghiên cứu, thu thập tất cả tư liệu về nghệ sĩ Thanh Nga để chuẩn bị cho bộ phim “lớn nhất cuộc đời tôi!”- như cách anh nói.

    Đạo diễn Lê Quang Thanh Tâm

    Bộ phim được chia làm nhiều phần riêng biệt. Từ những hình ảnh đầu tiên lúc Thanh Nga 10 tuổi, bắt đầu ca vọng cổ phụ họa rất thành công trên sân khấu Thanh Minh, trở thành đào con trong các tuồng như Phạm Công Cúc Hoa, Đồ Bàn Di Hận, Lửa Hờn…Biệt hiệu “Thần Đồng Thanh Nga” có từ giai đoạn nào, như thế nào. Thanh Nga bước vào vai chính đầu tiên lúc 16 tuổi, vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới…trong tư thế một nghệ sĩ lớn làm bất ngờ mọi người.

    Phần quan trọng và nhiều tư liệu nhất là Những bước đường nghệ thuật của nghệ sĩ Thanh Nga từ giải Thanh Tâm bước qua các lĩnh vực nghệ thuật khác. Phần này nhắc đến những nghệ sĩ bậc thầy như Năm Châu, Phùng Há, Kim Cúc, cô Ba Thanh Loan đã nỗ lực dìu dắt Thanh Nga. Với sắc đẹp dịu dàng, lộng lẫy, quyến rũ cùng lối ca diễn truyền cảm đặc biệt, cô đã mãi gây ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn giới mộ điệu qua những vai kế tiếp như Xuân Tự trong tuồng Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Giáng Hương trong Sân Khấu Về Khuya, Diệp Thúy trong Đôi Mắt Người Xưa, Uyên trong Ngã Rẽ Tâm Tình, Trinh trong Con Gái Chị Hằng, Mía trong Bọt Biển…

    Bộ phim còn cung cấp một cách đầy đủ các hoạt động của nữ nghệ sĩ Thanh Nga với nhiều thể nghiệm khác dưới ánh đèn sân khấu hoặc vô tuyến truyền hình, đặc biệt là lĩnh vực phim ảnh. Sau thành công rực rỡ với vai diễn đầu tiên trong phim nhựa màu Đôi Mắt Người Xưa hồi đầu thập niên 60, Thanh Nga đã trở thành một trong những minh tinh màn bạc xuất sắc ở miền Nam trước năm 1975 qua những cuốn phim khác như: Hai chuyến xe hoa, Mùa thu cuối cùng, Bụi phấn hồng, Thương muộn, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Xa lộ không đèn, Nắng chiều, Lan và Điệp, Loan mắt nhung, Mãnh lực đồng tiền, Người cô đơn…

    Quý nhất là nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết đã hỗ trợ bằng cách đọc lời bình cho bộ phim. Một nghĩa cử đẹp của đơn vị sản xuất và đạo diễn là toàn bộ doanh thu có được sau khi trừ hết những chi phí thực hiện sẽ được dung làm công việc từ thiện dành cho giới nghệ sĩ và những người nghèo neo đơn.

    * Linh Lan
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:


Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
ANH EM CHANNEL