Tên khai sinh Juliette Nguyễn Thị Nga
Ngày sinh 31 tháng 7, 1942(1942-07-31)
Nơi sinh Tây Ninh, Việt Nam
Ngày mất 26 tháng 11, 1978 (36 tuổi)
Nơi mất thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Vai trò Diễn viên sân khấu
Hôn nhân Nguyễn Minh Mẫn
Phạm Duy Lân
Thanh Nga (1942-1978) là một nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà còn được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu" của miền Nam thời điểm lúc bấy giờ
Tiểu sử
Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga
Sinh ngày: 31 tháng 7 năm 1942
Nơi sinh: Tây Ninh
Nguyên quán: Tây Ninh
Cha: Nguyễn Văn Lợi
Mẹ: Nguyễn Thị Thơ (bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời)
Tôn giáo: Phật giáo (pháp danh: Diệu Minh)
Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau với ông Phạm Duy Lân (luật sư). Bà có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).
Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
Nam Nghĩa (cha dượng)
Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
Hữu Châu (con của nghệ sĩ Hữu Thìn, anh ruột của Thanh Nga)
Bà bị ám sát cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 tại TP. Hồ Chí Minh, được an táng tại nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984.
Bia mộ nghệ sĩ Thanh Nga ở chùa Nghệ Sĩ[sửa] Giải thưởng tiêu biểu
1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)
Các vai diễn nổi bật
Cải lương
Đơn ca vọng cổ (Người chồng lý tưởng của em)
Quỳnh Nga (Bên cầu dệt lụa)
Vân (Bóng tối và ánh sáng)
Dương Vân Nga (Thái hậu Dương Vân Nga)
Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh)
Điêu Thuyền (Phụng Nghi Đình)
Thảo (Bông hồng cài áo)
Kim Anh (Đời cô Lựu)
Trinh (Con gái chị Hằng)
Thanh (Tấm lòng của biển)
Hương (Nửa đời hương phấn))
Phim ảnh
Thanh Nga cũng tham gia nhiều bộ phim, đáng chú ý nhất là:
Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy)
Hai chuyến xe hoa
Loan mắt nhung (vai Xuân) (1970)
Mùa thu cuối cùng (1971)
Nắng chiều (cô gái Huế)
Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971)
Lan và Điệp (1971)
Sau giờ giới nghiêm (1972)
Triệu phú bất đắc dĩ
Quái nữ Việt Quyền Đạo
Thương muộn
Tìm lại cuộc đời (1977)
Xa lộ không đèn (vai Liễu)
Năm vua hề về làng
Người cô đơn
The Following User Says Thank You to Tuyetmai For This Useful Post:
Thuong Tran
Thanh Nga- Nữ Hoàng Sân Khấu và Điện Ảnh Miền Nam
BƯỚC KHỞI ĐẦU CỦA MỘT TÀI DANH:
Từ lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu Thanh Minh, do nghệ sĩ Năm Nghĩa – dưỡng phụ của Thanh Nga – làm bầu gánh. Nhờ nhạc trưởng Út Trong của đoàn Thanh Minh rèn luyện cho nhiều bài bản cổ nhạc, Thanh Nga được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt khi mới 8 tuổi, bắt đầu chính thức diễn trên sân khấu qua vai đào con trong các tuồng như Phạm Công Cúc Hoa, Đồ Bàn Di Hận, Lửa Hờn…Biệt hiệu “Thần Đồng Thanh Nga” có từ giai đoạn này. Rèn luyện cho chín muồi, cô bước vào vai chính đầu tiên lúc 16 tuổi: vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới..
HÀNH TRÌNH…
Những nghệ sĩ bậc thầy như Năm Châu, Phùng Há, Kim Cúc, cô Ba Thanh Loan đã nỗ lực dìu dắt Thanh Nga. Với sắc đẹp dịu dàng, lộng lẫy, quyến rũ cùng lối ca diễn truyền cảm đặc biệt, cô đã mãi gây ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn giới mộ điệu qua những vai kế tiếp như Xuân Tự trong tuồng Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Giáng Hương trong Sân Khấu Về Khuya, Diệp Thúy trong Đôi Mắt Người Xưa, Uyên trong Ngã Rẽ Tâm Tình, Trinh trong Con Gái Chị Hằng, Mía trong Bọt Biển…Từ lúc lên sân khấu lúc 8 tuổi với vai diễn đầu tiên là Nghi Xuân trong vở Phạm Công Cúc Hoa, 8 năm sau bắt đầu được biết tới với vai Phà Ca trong Người vợ không bao giờ cưới của sọan giả Kiên Giang, cô đã làm cho khán thính giả xúc động theo mối tình ngang trái của nàng Phà Ca và chàng Kiểu Mộng Long – con của sứ quân Kiểu Thuận ở đất Sơn Tây. Chính lối ca chân phương và cách diễn thật thà, chân chất đã đưa Thanh Nga bước thẳng đến đài vinh quang, trở thành nghệ sĩ đoạt huy chương vàng đầu tiên của Giải Thanh Tâm, khi tuổi mới 16.
Có lẽ khó ai ca diễn hay hơn nữ nghệ sĩ tài danh nhưng hồng nhan bạc mệnh này qua những vai người phụ nữ trong cảnh đời ngang trái, trớ trêu, trong xã hội đầy rẫy bất công, thiếu tình người và sẵn sàng khai thác, vùi dập những cô gái lỡ mang kiếp đọan trường, bất hạnh. Với Tiếng Trống Mê Linh, một vở tuồng kinh điển của cải lương sau năm 1975, đoàn Thanh Minh Thanh Nga vẫn tiếp tục khẳng định được phong cách của thương hiệu mình, vào giai đoạn này, tài năng của nghệ sĩ Thanh Nga đã chín muồi.
Thanh Nga cũng có nhiều thể nghiệm khác dưới ánh đèn sân khấu hoặc vô tuyến truyền hình. Đầu năm 1970 Thanh Nga làm cho giới nghệ thuật và khán giả phải nể phục và chú ý khi sáng tác tuồng theo chủ đề “Không” tung lên màn ảnh nhỏ truyền hình Sài Gòn.Từ loạt vở này, Thanh Nga được mọi người đặt thêm biệt hiệu “Người đẹp không tên”. Diễn cải lương cho đoàn nhà, Thanh Nga còn là gương mặt sáng trên truyền hình Sài gòn. Ngoài ban Thanh minh- Thanh Nga, cô còn hợp tác diễn chính cho các ban Kiều Mai Lý, ban Phụng Hảo trong các vở như: Người thua cuộc của soạn giả Nguyên Thảo (diễn chung với Hùng Cường, Kiều Mai Lý, Bảo Quốc…), Yêu trong mộng tưởng của soạn giả Trần Qụân (diễn với Dũng Thanh Lâm, Thanh Sang, Bạch Lê, Bảo Quốc…)…
Ở bộ môn kịch nói, Thanh Nga cũng rất duyên dáng và điệu nghệ không kém gì với bộ môn cải lương. Có cả những vở kịch cô hóa thân làm gái hippi, hoặc thủ vai nữ chúa của một băng đảng, lái mô tô trong bộ y phục nóng bỏng, gọn gàng thời trang, khác hẳn vẻ yểu điệu thướt tha trên sân khấu cải lương. Mái tóc cô được cột phía sau bằng một giải lụa dài. Vòng chân bước ra khỏi chiếc mô tô, cô dùng tay rút chiếc khăn buộc tóc và xổ tung mái tóc một cách rất điệu nghệ. Trông cô giống như một trong những người đẹp của điệp viên hào hoa 007 James Bond.
Sau thành công rực rỡ với vai diễn đầu tiên trong phim nhựa màu Đôi Mắt Người Xưa hồi đầu thập niên 60, Thanh Nga đã trở thành một trong những minh tinh màn bạc xuất sắc ở miền Nam trước năm 1975, qua những cuốn phim khác như: Hai chuyến xe hoa, Mùa thu cuối cùng, Bụi phấn hồng, Thương muộn, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Xa lộ không đèn, Nắng chiều, Lan và Điệp, Loan mắt nhung, Mãnh lực đồng tiền, Người cô đơn…
Dù rất bận rộn với liên tục hợp đồng đóng phim, Thanh Nga vẫn dành cho sân khấu sự ưu tiên số một trong chọn lựa. Sân khấu là nơi Thanh Nga đón nhận nhiều tiếng vỗ tay với hàng trăm vở diễn thành công khác như Sắc đẹp nàng vô tội (Nguyễn Liêu), Mưa rừng (Hà Triều - Hoa Phượng), Gió ngược chiều (Nguyễn Thành Châu), Hoa Mộc Lan, Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài, Mạnh Lệ Quân, Dương Quý Phi, Tiếng hạc trong trăng, Giữa chốn bụi hồng, Mộng Bá Vương, San Hậu, Phụng Nghi Đình, Đời cô Lựu, Sau ngày cưới, Truyền thuyết về tình yêu, Bóng tối và ánh sáng, Tấm lòng của biển, Bên cầu dệt lụa..
Không nên ca ngợi nền điện ảnh Việt Nam trước năm 1975, vì đó là một nền điện ảnh ít giá trị, mang nặng tính chất thương mại và lệ thuộc, nhưng rõ thật cũng có những thành tựu của một thời nếu so với các nước trong khu vực. Nền điện ảnh miền Nam Việt Nam thời đó hơn Thái Lan, Singapore, Philippines…, có thể ngang với Đài Loan, Hàn quốc. “Minh tinh” thời đó có nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng, Bạch Tuyết, Kiều Chinh, Kim Cương, Mộng Tuyền, Khánh Ngọc, Kim Vui…và Thanh Nga.
Thanh Nga tham gia phim ảnh nhiều là từ năm 1969, cải lương khủng hỏang và bị xuống dốc trầm trọng, nhiều gánh phải tự giải tán, lắm đào kép giải nghệ đi tìm sống bằng nghề khác, những người hoạt động có liên hệ đến bộ môn nghệ thuật này phải sống dở chết dở mà không biết được tương lai có còn tiếp tục đi hát nữa hay là phải đành xa rời nghiệp Tổ. Gánh Thanh Minh Thanh Nga cũng chịu cảnh này, cùng chung số phận như bao nhiêu gánh khác, đào kép than trời như bộng.
Trong khi phần đông người của cải lương không còn tin tưởng ở nghệ thuật có thể nuôi sống mình được, thì nữ nghệ sĩ Thanh Nga lại tiếp tục làm nghệ thuật ở lãnh vực khác, cô được mời đóng phim, tức vẫn là người của khán giả. Thanh Nga được hãng Cosunam Films của bà Gilberte Nguyễn Văn Lợi mời đóng vai chánh trong phim Loan Mắt Nhung, một phim được coi như thành công về mặt tài chánh.Cốt truyện phim dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thụy Long. Phim này Thanh Nga khá thành công, hãng Cosunam Films cũng hốt bạc, do đó cô được các hãng phim khác mời ký hợp đồng liền ngay với số tiền thù lao thật cao, tính bình quân thời gian thì thu nhập không thua gì lúc còn ở cải lương mà ngôi vị vẫn không xuống cấp, vẫn thủ vai chính như ở sân khấu.
The Following 2 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:
Thuong Tran
Loan Mắt Nhung là phim màn ảnh đại vĩ tuyến.
Vừa đóng xong cuốn phim này thì Thanh Nga được ngay những hãng phim khác mời ký hợp đồng, với số tiền thù lao thì hầu như lúc nào cũng cao hơn lần đóng phim trước, cái đặc biệt của Thanh Nga là vậy, càng lúc càng cao giá. Thanh Nga đóng vai chánh, thì người mua vé đi coi không đơn thuần là khán giả xi nê, mà số lớn người vào rạp lại là khán giả cải lương. Có những người xưa giờ chẳng thích coi phim, thế mà nghe nói phim do Thanh Nga đóng thì họ lại hăng hái đi coi, tức là có hai dạng khán giả, tài chánh thu vào lời nhiều, do đó mà các hãng phim, các đạo diễn đã nhắm vào đào kép cải lương tên tuổi để mời đóng phim. Lúc bấy giờ khán giả đi coi phim do Thanh Nga đóng, nhiều người đã tưởng tượng như đang coi cải lương vậy, họ đã quên rằng mình đang ở trong rạp chiếu bóng. Hiện trạng trên cũng có nghĩa là khi chuyển sang lãnh vực điện ảnh, Thanh Nga đã vô tình lôi kéo theo số khán giả mà xưa giờ họ chỉ thích coi cải lương.
Thanh Nga trong phim Mùa Thu cuối cùng qua vai Thùy cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.
Bộ phim Mãnh Lực Đồng Tiền tiếp sau đó còn thành công mạnh về doanh thu.
Hợp đồng của Thanh Nga cao gấp đôi lần đóng phim trước. Từ ngày bắt đầu việc thu hình, hãng Kim Thân đã nghĩ ngay đến vấn đề quảng cáo. Cho nên họ đã mời các ký giả kịch trường đến quan sát viết bài, và khi phim sắp sửa hoàn thành thì tung ra đợt quảng cáo mạnh mẽ với hình ảnh Thanh Nga và các diễn viên xuất hiện trên nhiều tờ báo.
Kịch sĩ Ngọc Phu trong một cuộc phỏng vấn tại hải ngoại, khi nhận xét về các nữ diễn viên điện ảnh trước năm 1975, có nói:
“Đối với tôi, diễn viên Việt Nam, người diễn xuất được, có thể nói chỉ có một mình cô Thanh Nga thôi. Đóng với Thanh Nga 4 phim tôi thấy cô nhập vai và dẫn mình theo cô, đúng như nhân vật đó. Thí dụ như cô đóng vai cô bán hàng, là đúng cô bán hàng, tư cách của cô bán hàng. Cô đã lột mình đi, bỏ cái mình ra, để hoàn thành đúng vai diễn” .
Và, xem chừng như tương phản với những vai buồn trên sân khấu cải lương, nữ minh tinh Thanh Nga trên màn bạc còn thu hút khán giả xi nê qua những vai vui trong các phim hài, bên cạnh những danh hài như hề râu Thanh Việt, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Xuân Phát, Thanh Hoài như các phim Năm vua hề về làng, Sợ vợ mới anh hùng, Tam quái túc cầu, Triệu phú bất đắc dĩ, Quái nữ Việt quyền đạo .Bạn bè của gia đình Thanh Nga nhận xét: "Thời kỳ này, có thể gọi là hạnh phúc nhất của Thanh Nga, tiền tài, danh vọng, mái ấm gia đình... đều có đầy đủ".
Rồi Thanh Nga trở thành một trong những diễn viên xuất sắc ở miền Nam và là "diễn viên xuất sắc nhất” tại Đại hội Điện ảnh Á Châu tổ chức năm 1973 tại Đài Bắc với vai cô gái Huế trong phim Nắng chiều, là đại diện gương mặt nữ duy nhất trong đoàn tham dự Đại hội Điện ảnh Ấn Độ năm 1969, được cố Thủ tướng Indira Gandhi đón tiếp, có hình ảnh đăng đầy trên báo chí Ấn Độ. Thanh Nga vẫn còn đó trong những thước phim lưu giữ tại các viện lưu trữ ở Tokyo, Paris, Hồng Kông. Thanh Nga cùng Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương, là 4 gương mặt diễn viên tiêu biểu, mỗi người với thế mạnh riêng, đã đóng phim nhiều nhất tại miền Nam (trước 1975). Với tài nghệ, vẻ đẹp đài các và thanh tú, Thanh Nga in đậm trong trí nhớ khán giả qua phim Loan mắt nhung của đạo diễn Lê Dân, dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thụy Long.
Sau giải phóng miền nam, trả lời phỏng vấn trên báo chí tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, Thanh Nga đã có lần bày tỏ ước muốn được tham gia diễn xuất trong những vai diễn của nền điện ảnh Cách Mạng. Có những đạo diễn miền Bắc đã lên kế hoạch mời Thanh Nga đóng phim như đạo diễn Trần Phương, đạo diễn Hải Ninh…Sự ra đi đột ngột và vĩnh viễn của Thanh Nga đã làm cho cơ hội thử sức những vai diễn của nền điện ảnh xã hội chủ nghĩa không còn. Sau năm 1975, Thanh Nga chỉ kịp xuất hiện trong 2 bộ phim sân khấu hóa là Làm lại cuộc đời(phim 35 ly) và Tiếng trống Mê Linh (phim 16 ly). Sau ngày Thanh Nga mất, bộ phim Làm Lại Cuộc Đời mới có dịp chu du khắp nơi, phục vụ bà con trên khắp mọi miền đất nước.
CHUYỆN ĐỜI- CHUYỆN TÌNH
Thanh Nga lúc nhỏ có tên là Juilette Nga, được dưỡng phụ Năm Nghĩa cho học trường đầm và từ đó cô có một số bạn bè thuộc gia đình khá giả, quí phái, tuy cô chỉ là con của một nghệ sĩ, một bầu gánh hát cải lương. Trong số những người bạn của Thanh Nga có con gái của một nhà đại tư bản, vẫn thỉnh thoảng liên lạc biếu tặng những món quà giá trị, và đáp lại thì Juliette Nga cũng tặng vé hát, dù rằng lúc đó cô chưa lên sân khấu. Sự quen biết kéo dài theo thời gian cho đến khi Thanh Nga lớn lên được đào tạo trở thành đào hát cải lương cũng vẫn còn tiếp tục, chớ không phân biệt được giữa con nhà đại tư bản và con của đào kép hát cải lương. Nếu giải Thanh Tâm đưa “Phà Ca” sáng lên như ngôi sao mới mọc (1958), thì cũng đưa vào đời một Thanh Nga bắt đầu biết mộng mơ biết làm thơ. Và những lời đồn đại, cả giấy mực viết ra, là có thật về chuyện Thanh Nga có người yêu đi vào chiến khu theo Cách mạng, tâm đầu ý hợp với anh chàng bạn diễn Út Hậu, hay mối tình thầm kín của Thanh Nga và soạn giả Hà Triều năm lên 18… Mối tình thầm kín của Hữu Phước dành cho Thanh Nga, đến ngày trở thành đôi tình nhân đẹp trên sân khấu với nghệ sĩ Thành Được, cuộc hôn nhân tan vỡ đầu tiên với người đàn ông tên Mẫn… Hồng nhan bạc phận, Thanh Nga phải sống những ngày đoạn trường và đối mặt với dư luận cay nghiệt của một đời nghệ sỹ . Những rắc rối không đâu cứ ùa đến, có cả việc vu oan, tố cáo. Từ chỗ tưởng như ngã quỵ, Thanh Nga chỉ còn tình yêu sân khấu, thành công nối tiếp thành công đã giúp cô đứng lên với một người bạn bên cạnh, tay trong tay đến giờ phút cuối cùng trong cuộc đời: Đó là ông Phạm Duy Lân.
Thanh Nga và chồng từng có những ngày rất hạnh phúc. Nhất là lúc họ dọn về ở cư xá Đô Thành, đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ, quận 3). Hai người đi chiếc Honda. Vóc dáng ông Lân to lớn dềnh dàng, cao đến 1m80, rất ấn tượng. Ông thương và rất thông cảm nghề nghiệp của vợ, ân cần động viên và góp ý cũng như hỗ trợ tinh thần cho Thanh Nga an tâm hoạt động nghề và thăng hoa với những vai diễn. Trong những năm tháng hạnh phúc đó, Thanh Nga tươi vui hẳn ra, có lẽ cô đã được "tự do" sau khi rời chiếc lồng son sân khấu và có hạnh phúc. Sau ngày sinh đứa con trai đầu lòng (và cũng là duy nhất) Phạm Duy Hà Linh năm 1973, vợ chồng Thanh Nga về ở đường Ngô Tùng Châu từ năm1974. Đó cũng là nơi ông Lân mở văn phòng luật sư riêng và hoạt động điện ảnh của Thanh Nga rộn rịp với nhiều thành công.
Đêm 26/11/1978, diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga bước lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt. Chiếc xe này đưa bà ra đi vĩnh viễn vào lúc hơn 23 giờ khuya hôm ấy, sau phát súng quái ác của một kẻ lạ mặt nhắm vào bà. Viên đạn bắn trúng ngực trái, chưa xuyên ra sau lưng, nhưng đủ kết liễu sinh mệnh của bà năm 36 tuổi.
Linh cữu vợ chồng Thanh Nga được quàn tại Hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh (81 Trần Quốc Thảo, quận 3). Hàng vạn khán giả Sài Gòn và các tỉnh ngoài Trung, trong Nam về thắp hương vĩnh biệt, đứng tràn cả ra đường Tú Xương - Trương Định... Giờ động quan, giới nghệ sĩ cải lương rơi nhiều nước mắt nhất, để khóc một tài hoa từng làm rạng rỡ nền vọng cổ nói chung. Đám tang Thanh Nga là một đám tang đông đảo người đưa tiển nhất Sài Gòn, chỉ thua đám tang cụ Phan Chu Trinh và sinh viên Trần Văn Ơn.
1
Thanh Nga là người tin số mệnh và đa cảm. Bà và ông Lân không sinh cùng ngày, nhưng chết cùng giờ, thậm chí cách nhau chỉ vài phút, cùng một chỗ, một tình cảnh và một hung thủ lạ mặt, cứ y như ứng với câu thơ tiền định: Anh và em sống giữa cõi mây này.
Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau.
Như mây bay mãi, bay bay mãi.
Sinh chẳng cùng năm - nguyện chết cùng ngày...
Năm 1960, hay 1961 đạo diễn Hoàng Anh Tuấn làm bộ phim truyện có tựa Hai Chuyến Xe Hoa (đây cũng là một trong những vở cải lương nổi tiếng của NSUT Thanh Nga). Vai nữ chánh của cuốn phim là Thanh Nga. Ðúng là nhân vật vận vào mình. Thanh Nga, không những một đời chỉ có 2 chuyến xe hoa…Những câu chuyện về “mùi hương” của Thanh Nga, mà vào thời đó ngay cả chính cô cũng thắc mắc tại sao người ta cứ hỏi cô về dầu thơm, là món mà dù là nghệ sĩ, cô cũng chẳng hề để ý. Số là khoảng 1961, lúc đoàn Thanh Minh lưu diễn ở vùng Cao nguyên Trung phần, mà chặng đầu tiên là thành phố Ban Mê Thuột, hát tại rạp Tường Hiệp và Thanh Nga thì ở khách sạn Darlak gần đó. Cũng cùng thời gian này, có một phu nhân giàu có từ Ðà Lạt sang thăm đồn điền cà phê ở Ban Mê Thuột, và cũng ở tại khách sạn nói trên. Hai phòng cạnh nhau trên lầu, bà chủ khách sạn lại là chị em với bà phu nhân này, và sẵn thấy Thanh Nga ở trong phòng đang mở cửa, bà chủ khách sạn mời cô sang giới thiệu với bà phu nhân giàu có. Lúc bà chủ rời phòng, Thanh Nga vẫn còn ở lại nói chuyện, đến khi chồng bà phu nhân về thì hai ông bà tiếp tục trò chuyện với Thanh Nga về hoạt động cải lương, thêm một lúc, cô mới về phòng của mình.
Không biết mùi hương của Thanh Nga kỳ diệu ra sao, thu hút phái nam như thế nào, mà sau đó bà phu nhân tìm hỏi Thanh Nga xài loại dầu thơm gì chỉ cho bà mua, và Thanh Nga trả lời là cô không có xài thứ gì cả. Tưởng đâu cô đào cải lương giấu để xài một mình, bà phu nhân mới nhờ bà chủ khách sạn giúp cho, nhưng rồi bà ấy cũng thất bại luôn. Vấn đề Thanh Nga xài loại nước hoa đặc biệt, hay thân thể của cô thoát ra mùi hương là một trong những huyền thoại về Nữ Hoàng sân khấu cải lương này.
Thanh Nga có sở thích là “sưu tầm búp bê”. Trong nhà của nữ nghệ sỹ này có rất nhiều búp bê đủ kiểu đủ loại. Đó là những chiến tích mà Thanh Nga sưu tầm được sau những chuyến lưu diễn, những chuyến xuất ngoại và của những khán giả ái mộ tặng cô. Thanh Nga rất sợ con gián. Từ hồi nhỏ, mỗi khi ai muốn hù dọa Thanh Nga thì cứ đem gián ra, chắc chắn sẽ làm Thanh Nga chết khiếp. Lúc sinh thời, Thanh Nga thích mặc áo dài, áo bà ba, thích màu vàng. Cô có thói quen hễ thích bộ trang phục nào thì cứ mặc hoài một kiểu. Mặc rồi giặt, giặt xong lại mặc tiếp. Thanh Nga là người rất chăm chút đến kiểu tóc và bới tóc mỗi khi lên sân khấu, đóng phim hoặc chụp ảnh, thích làm bếp, nấu ăn, nhất là làm bánh. Mỗi lần rãnh, cô gọi anh, em và cháu đến nhà nấu ăn hay làm bánh đãi mọi người. Lúc cải lương gặp khủng hoảng khoảng thời gian năm 1972, cô còn làm bánh cho em và cháu đi bán.Thanh Nga là người rất tin đấng bề trên. Cô thờ Phật mà cũng tin vào Chúa.Mỗi khi gặp chuyện buồn hoặc bế tắc, cô đều cầu cả Phật và Chúa.
Thanh Nga bày tỏ quan điểm của mình về phụ nữ như sau: “Phụ nữ cái gì tốt cũng nên học tập để biết”. Theo Thanh Nga, đó là điều cần thiết.
The Following User Says Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:
Thuong Tran
2
Thanh Nga trong Xa lộ không đèn cũng có những câu chuyện rất vui. Tất nhiên, muốn ăn khách, trong phim phải có một chút “sex” cho nó ươn ướt, đó là đoạn Thanh Nga sau khi bị …bề hội đồng, đã tiếp tục rơi sâu hơn trong hố trụy lạc của cuộc đời và trở thành một vũ nữ sexy. Thanh Nga, thần tượng của hàng triệu khán giả Nam bộ, mà lắc lắc bụng, ẹo mông là hết ý rồi, vì từ trước tới nay, coi Thanh Nga diễn tuồng trên sân khấu, quần áo năm bảy lớp kín mít đừ đầu tới chân, làm sao biết dưới những lớp áo đó có… cái gì! Tất nhiên, một đại tài danh như Thanh Nga, làm sao chịu “tụt” cho ĐD Hoàng Anh Tuấn quay, nhưng với xảo thuật chắp vá của điện ảnh, cái đó không thành vấn đề, đầu Thanh Nga mông người ta là chuyện dễ ợt. Vì thế, dạo diễn cần một figurante, một em ‘hình nhân thế mạng” để diễn tả phía sau của Thanh Nga. Chỉ Ông Hoàng Anh Tuấn và quay phim biết đó là chuyện ngụy tạo ráp nối, còn những tín đồ của Thanh Nga làm sao mà biết được, chuyện “đầu với đít tuy hai mà một, đít với đầu tuy một mà hai”. Xem xong Xa lộ không đèn, khán giả ái mộ tất phải đinh ninh “bên trong” Thanh Nga là vậy đó!!!
Người “đóng thế” Thanh Nga tên là Lệ Tuyền.Cô này làm nghề vũ nữ ở Đệ Nhất khách sạn. Lệ Tuyền cũng khuôn mặt trái soan bầu bầu, nước da mịn màng, trắng toát…vòng số 1, số 2, số 3, đều đúng chỉ số, mà ăn nói lại hiền lành nhỏ nhẹ .Tới lúc quay, tuy là vũ nữ nhưng cô em cũng không chịu cởi, và ĐD Tuấn đã phải vận dụng tối đa nghề nói phét để thuyết phục. Mọi nguời bị đuổi ra hết, trong phòng chỉ còn lại ĐDTuấn, cameramen và cô nàng, đạo diễn nói đại khái: “Em phải hiểu là mình đang làm nghệ thuật, nghệ thuật là trong sạch tuyệt đối. Đối với anh lúc này, em chỉ là một tài tử, không phải là một người đàn bà, anh nhìn em cũng như ống kính nhìn những nét đẹp của em thôi...” Và khi phim chiếu, khán giả chỉ thấy thân hình thật đẹp của một vũ công và nháng nháng gương mặt của Thanh Nga nhưng không thấy Lệ Tuyền đâu cả.… Lúc quay phim Xa Lộ Không Đèn, Lệ Tuyền khoảng trên duới 20 tuổi. Trong những báo ngày trước, thường có những truyện tiểu thuyết bằng hình (photo romance). Để đền bù chuyện Thanh Nga mượn thân hình trình diễn, Lệ Tuyền đóng truyện bằng hình tuy không ngọ nguậy được nhưng ít nhất thiên hạ cũng biết tới gương mặt đẹp của cô và dùng làm bậc thang đầu tiên trong nghề điện ảnh vậy.
3- THANH NGA - THANH ĐƯỢC
Nếu có đọc tờ báo ngày hôm nay, xem lại bức ảnh này, chắc rằng nghệ sĩ Thành Ðược sẽ thấy nao nao trong lòng, liên tưởng đến người đẹp Thanh Nga. Ðây là một cảnh trong phim “Ðôi Mắt Người Xưa” do hãng Liêm Phim thực hiện 1961. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)
Chúng ta cũng nên nhắc lại chuyện Sân Khấu Về Khuya. Thành Được rất thương Thanh Nga. Sau ngày chia tay với nữ nghệ sĩ tài danh Út Bạch Lan, Thành Được về với đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Thanh Nga nhỏ hơn Thành Được 8 tuổi và lúc bấy giờ đã là ngôi sao 24 tuổi. Được rất nhiều người đeo đuổi, nhưng Thanh Nga vẫn như "công chúa ngủ trong rừng" chưa dậy. Bà Bầu Thơ cũng chưa muốn nhận lời cầu hôn nào. Mọi người chờ đợi bữa rượu hồng giữa Thanh Nga với một chàng rể nào đó, nhưng không có. Sau biết rằng Thanh Nga đã thương Thành Được. Vở diễn tâm đắc của họ là Sân khấu về khuya của soạn giả Năm Châu, Thanh Nga vai Giáng Hương, Thành Được vai Lĩnh Nam, khắng khít hằng đêm. Từ sân khấu tới trường đời, hai người thân thiết, đậm đà như vợ chồng. Rồi chuyện bất ngờ xảy đến, gây tan vỡ. Trong một đêm diễn tại rạp Hưng Đạo, Thanh Nga bỗng thấy bị xúc phạm vì trên hàng ghế ưu tiên, có mặt người tình cũ của Thành Được ở nước ngoài về, được Thành Được mời đến xem... Thanh Nga giận tím mặt, ngay đêm đó, không cần giấu giếm gì nữa, nói với Thành Được sau hậu trường đông người: "Bắt đầu ngày mai tôi sẽ là vợ của người khác. Anh hãy quay lại với cô ấy!". Không lâu sau, Thành Được buồn bã rời khỏi đoàn Thanh Minh Thanh Nga với cái đầu cạo trọc và mấy câu ca: Ví dầu sợi tóc chẻ đôi. Thì hình bóng cũ trong tôi vẫn còn... Hình bóng đó là Giáng Hương của một thời để yêu. Cũng chính là Thanh Nga của một thời để nhớ. Thanh Nga đau xót nhiều trong các chuyện tình. Cô thật sự tìm thấy hạnh phúc trong những ngày sống với Phạm Duy Lân, dù ông lớn hơn bà nhiều tuổi.
Sau này, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong một chuyến du lịch sang Mỹ gặp Thành Được bên đó mới hỏi ông rằng, nay đã qua ngưỡng “thất thập cổ lai hy” rồi, ngẫm lại trên đường tình "anh thấy thương ai nhất?". Thành Được đáp: "Đến bây giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng".
4 Có một câu chuy ện tình khác gắn liền với bài hát nổi tiếng Mưa rừng, đó là những tình cảm rất đẹp, trong sáng giữa nhạc sĩ Huỳnh Anh và nữ hoàng sân khấu Thanh Nga:
“Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu….
“Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu….
Ca khúc Mưa Rừng là bài hát chính trong vở tuồng cùng tên của hai sọan giả Hà Triều & Hoa Phượng. Hai nhạc sĩ này đã nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh viết. Bài này được viết đặc biệt theo giọng Thanh Nga và tính toán rất kỹ những đoạn nào làm Thanh Nga phát huy hết khả năng cũng như để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc. Nhạc sĩ Huỳnh Anh đã bỏ rất nhiều công sức cũng như thời gian để tập hát cho Thanh Nga, và Thanh Nga hát rất thành công trên sân khấu cũng như trên đĩa nhựa, đài phát thanh. Đây là một tuyệt chiêu, tận dụng tối đa phương pháp “đo ni đóng giày” và bà bầu Thơ đã làm sáng thêm bảng hiệu Thanh Minh Thanh Nga với thành công quá mức tưởng tượng. Chính nhạc sĩ Huỳnh Anh cũng đã khiêm tốn xác nhận là vào năm 1961, anh được nổi tiếng thêm, nhất là sau khi bản nhạc nầy được phát đi phát lại nhiều lần trên làn sóng của đài Phát Thanh Sài Gòn.
Mưa Rừng đã nói lên nỗi niềm thương nhớ, than van cho duyên kiếp ngắn ngủi, và một nỗi nhớ không bao giờ phai nhạt. Vở cải lương Mưa Rừng với nội dung hư cấu diễn ra trong cảnh núi rừng thơ mộng ở Việt Nam với cô sơn nữ dịu dàng Klay do Thanh Nga thủ diễn: “Thầy cai lên ngựa về rồi
Sao Klay còn đứng bên đồi ngó theo
Mưa rừng gió lạnh đìu hiu
Em mang gùi nhỏ đựng nhiều nhớ thương”.
Sau thành công vang dội trên sân khấu và đài phát thanh, Mưa Rừng bước lên phim ảnh màu, đại vĩ tuyến đầu tiên của Việt Nam, nhưng do Kim Cương và Kiều Chinh đóng chính (năm 1962) và cũng là sự kiện cháy vé thời bấy giờ. Chính Mưa Rừng đã góp phần thành công cho Thanh Nga ở mặt tân nhạc và cũng chính bài hát nầy đã giúp cho thế đứng của nhạc sĩ Huỳnh Anh càng thêm vững chắc và đưa ông vào lãnh vực viết nhạc cho điện ảnh với hai nhạc phẩm Loan Mắt Nhung trong phim cùng tên, và Sa Mạc Tuổi Trẻ trong phim Điệu Ru Nước Mắt.
Thanh Nga lúc bấy giờ đã là một nghệ sĩ được mọi người yêu mến. Nhạc sĩ Huỳnh Anh gặp lại Thanh Nga khi cô đóng phim Loan Mắt Nhung, mà ông là người viết nhạc chủ đề cho phim và đồng thời thâu thanh vào "soundtrack". Đây là thời gian đi xuống nhất về mặt tinh thần của Thanh Nga, vì cô vừa trải qua 2 lần sóng gió, lần đầu là sự tan vỡ của cuộc tình kéo dài 3 năm với nam nghệ sĩ Thành Được, sau đó là một lầm lỡ thứ hai khi Thanh Nga lấy đại úy Mẫn. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài được vài tháng là đi tới kết thúc khi đại úy Mẫn bị chính quyền Sài Gòn bắt và bị xử án tù vì tội danh tham nhũng. Thanh Nga rất buồn nên thường đi chơi với bạn bè thân để đỡ buồn.Lúc này là lúc sau biến cố Tết Mậu Thân, biệt động thành của cách mạng ta đã làm cho chính quyền Mỹ Ngụy phải thức tỉnh để nhìn thấy cuộc chiến đấu thần kỳ và bất ngờ của Đảng và dân ta. Trận chiến ngày trước chỉ xảy ra và được biết tại miền quê, nay đã lan tới đô thị. Bọn Mỹ Ngụy vì lý do an ninh, đã ban lệnh giới nghiêm ở Sài Gòn đã làm đình trệ tất cả những sinh hoạt về đêm. Phòng trà, vũ trường cũng như sân khấu cải lương phải tạm ngưng hoạt động, do đó nhạc sĩ Huỳnh Anh cũng có thời giờ đến thăm bà Bầu Thơ và ở chơi với Albert (cố nghệ sĩ Hữu Thình, cha của Hữu Châu), anh của Thanh Nga và tập cho Thanh Nga hát tân nhạc để sau này có dịp sẽ hát tân cổ giao duyên trên sân khấu. Tình cảm quý mến trong sáng đã nẩy nở giữa hai người, ban đầu chỉ mang tính cách của một người anh trai và cô em gái nhỏ. Nhạc sĩ Huỳnh Anh chỉ dẫn Thanh Nga rất tận tình. Những buổi Thanh Nga không phải hát, người ta thấy hai người thường sóng đôi đi chơi, có khi từ hậu trường đi vòng ra vào rạp ngồi xem trước các cặp mắt tò mò của mọi người. Với tình trạng giới nghiêm tại Sài Gòn không biết bao giờ mới chấm dứt, bà Bầu Thơ quyết định mang đoàn hát ra Huế. Trước khi đoàn hát rời Sài Gòn, nhạc sĩ Huỳnh Anh đến từ giã, khi ấy anh đang đứng nói chuyện với Albert, thì Thanh Nga ở trong đi ra, bí mật đưa lá thư cho anh. Về nhà mở ra, anh đọc những giòng chữ thân mến viết lời chào tạm biệt và dặn dò anh bớt uống rượu hút thuốc, không phải như lời của một người em gái, mà lời lẽ trong lá thư ấy chứa đựng một tình cảm thắm thiết hơn nhiều. Sau đó ít lâu anh nhận một điện tín của Thanh Nga đánh về yêu cầu anh ra Huế gấp, nhưng anh không thể đi được…
… Thế rồi từ đó giòng đời phân đôi ngã, ông trở lại với vũ trường và đoàn Thanh Minh Thanh Nga sau khi đi lưu diễn miền Trung trở về, được mời đi trình diễn bên Pháp, người hướng dẫn phái đoàn đi Pháp là ông Đổng Lân. Sau khi lưu diễn bên Pháp về được vài tháng, đám cưới Thanh Nga và ông Đổng Lân đã nhanh chóng diễn ra. Từ đó, Thanh Nga sống yên ấm dưới mái gia đình vì có một người chồng rất mực thương yêu và chiều chuộng vợ…
Ít người biết bài hát mà nhạc sĩ Huỳnh Anh viết về cuộc đời Thanh Nga, chính là bài Kiếp Cầm Ca nổi danh của người nhạc sĩ tài hoa này. Hai câu cuối “Ánh đèn lặng tắt. Gởi ai nỗi niềm” thì người gởi nỗi niềm là nhạc sĩ Huỳnh Anh chứ không phải Thanh Nga!
“…Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương
Hạt mưa ướt vai người tha hương
Mưa rơi phố thưa vắng tiêu điều
Xóm nghèo quạnh hiu màn đêm tịch liêu
Đêm đêm đem lời ca tiếng thơ
Đời ca hát cho người mua vui
Nhưng khi cánh nhung khép im lìm
Ánh đèn lặng tắt
Gởi ai nỗi niềm”
(Huỳnh Anh - Kiếp Cầm Ca)
Một điều cần nói là Huỳnh Anh vốn không nhiều lời, nhưng lại rất giàu tình cảm. Chuyện tình của Thanh Nga và nhạc sĩ Huỳnh Anh là một câu chuyện tình rất đẹp của hai tâm hồn đầy thông cảm và chia sẻ, không bị vẩn đục bởi hoàn cảnh và không gian…
Thử nhìn lại những chặng đường nghệ thuật của nữ nghệ sĩ tài hoa, nhan sắc này: một Thanh Nga điệu nghệ bên cạnh má Bảy Phùng Há trong vở Phụng Nghi Đình, với Thanh Sang trong Bên cầu dệt lụa, hoặc xuất hiện cùng Hữu Phước, Hương Lan trong Giữa chốn bụi hồng... Nhiều người mến mộ bà bởi "dáng dấp mảnh mai đài các" và bởi giọng ca "chiêu hồn" một thuở, giọng ca rất tự nhiên mới là đặc biệt. Nó không mùi mẫn, cũng không sướt mướt khóc than. Thế mà khi cô ngân, cách rung ở làn hơi lại nghe buồn như tiếng khóc. Theo nhận định của giới nghiên cứu kịch trường lịch lãm, thì trong 36 năm sống, Thanh Nga đứng dưới "ánh đèn màu" ngót 28 năm. Vụ án Thanh Nga xảy ra trong lúc một số tàn quân của Ngụy quân, Ngụy quyền đang còn trốn vào các vùng rừng núi, bưng biền để tụ tập, hoạt động vũ trang chống lại ta. Trước đó, đã có một số hành vi đe dọa, khủng bố, gửi thư cảnh cáo và yêu cầu Thanh Nga không được đóng các vai Trưng Trắc hoặc Thái hậu Dương Vân Nga nữa. Khi quả lựu đạn ném về phía "Trưng Trắc" trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc ấy có một số khó khăn, căng thẳng, cùng lúc với các hoạt động gián điệp chống phá chính quyền, đã làm đậm thêm khả năng Thanh Nga bị sát hại vì lý do chính trị .
Riêng NSND Phùng Há, thì:
"Tôi khóc Thanh Nga còn vì một kỷ niệm sâu nặng, một hôm, Thanh Nga tới nhà tôi, ôm lấy tôi mà nói: Má Bảy ơi, con đã xin phép má chồng con rồi, khi nào má Bảy qua đời con xin được để tang đủ lễ, theo nghĩa một đứa con ruột của má đẻ ra. Tôi không kìm được nước mắt trước tấm lòng Nga ".
Mỗi tối thứ Sáu nào có những vở cải lương do Thanh Nga trình diễn, ai cũng đều dán mắt vào cái TV đen trắng. Khi Thanh Nga xuất hiện, mọi người trầm trồ nhìn ngắm chiếc miệng nhỏ bé xinh xắn của cô không ngớt buông ra những lời ca thắm thiết bi ai. Đôi môi của Thanh Nga là môi trái tim và khuôn mặt của cô chính là khuôn mặt trái soan như thường hay nghe tả trong sách vở về tiêu chuẩn của các mỹ nhân. Thanh Nga còn có một mái tóc dài óng ả. Có khi được bới cao, có lúc lại xõa dài ôm lấy bờ vai tùy theo vai trò cô thủ diễn. Và hình như lúc nào khán giả cũng thấy hình ảnh của cô đi đôi với mái tóc dài. Một mái tóc đen dài và thẳng tắp mang đầy vẻ thùy mị e ấp của người con gái Việt Nam. Nụ cười và giọng nói của cô thì trăm hình vạn trạng. Trong vở Giai nhân và bạo tướng cô dùng mỹ nhân kế cười nói nũng nịu lả lơi bao nhiêu thì trong Tiếng Trống Mê Linh, giọng cô lại sang sảng uy quyền bấy nhiêu.
Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng Trống Mê Linh, Thanh Nga đang ở tột đỉnh danh vọng. Nhan sắc ở lứa tuổi ba mươi nơi cô là nhan sắc của người đàn bà mang đầy tự tin. Sẽ không còn thấy một Thanh Nga thiếu nữ đượm nỗi buồn như ngày trước nữa. Mặt cô sáng như trăng rằm và nụ cười vô cùng rạng rỡ. Ai đã xem Tiếng Trống Mê Linh chắc cũng phải nhớ hoài nét xuất thần của cô khi giải thích cho em là Trưng Nhị vì sao phải làm bộ nhún nhường trước quân xâm lăng. Trong ánh lửa bập bùng, mặt cô uy nghi như một thánh nữ. Mắt cô long lanh mối hận phải trả thù cho chồng, đôi môi hình trái tim mím chặt cương quyết. Cô ví chiến thuật tấn công của mình như của loài mãnh hổ, bao giờ cũng co chân thủ thế trước khi giương móng vuốt chồm lên hạ con mồi. Cô muốn cho khán giả thấy đàng sau tấm thân liễu yếu đào tơ đó là cả một sức mạnh và một khối óc phi thường.
Vô cùng thương tiếc cho một nhan sắc tài hoa. Ngày được tin Thanh Nga mất, ai cũng bàng hoàng không tin đó là sự thật. Cứ tưởng lại có người muốn tung tin giật gân và cũng cứ mong là như vậy. Nhưng rồi đám tang của cô được diễn ra qua nhiều đường phố và cuối cùng mang cô về an nghỉ trong một nghĩa trang nghệ sỹ. Rất nhiều khán giả đã theo tiễn chân cô, nhỏ lệ khóc thương cho người nghệ sĩ vắn số. Nhiều ngày sau đó, sự ra đi của cô vẫn còn là một đề tài sôi động cho mọi giới. Mọi người kết luận bằng câu “Hồng nhan bạc phận.” Có tiếng phản đối: “Đâu phải cái gì cũng đổ thừa cho định mệnh?” Người lên tiếng phản đối đó sau này trở thành ca sĩ Ngọc Lan. Để rồi nhiều năm sau đó, lại có người mượn chữ “Hồng nhan bạc phận” để nói về cái chết cũng như cuộc sống của chính Ngọc Lan.
Những kép chính gắn liền với tên tuổi Thanh Nga: Tấn Tài, Thanh Sang, Minh Phụng, Hùng Cường, Út Hậu, Vân Hùng, Dũng Thanh Lâm, Thanh Sang, Huỳnh Thanh Trà, Trần Quang, Lê Quỳnh…là những tên tuổi đã đóng cặp với Thanh Nga trong phim ảnh, trên sâu khấu Cải lương và kịch nghệ. Có 4 tên tuổi góp phần rất nhiều vào sự thành danh của NSUT Thanh Nga sau này.
Hữu Phước là kép chánh đầu tiên đóng cặp với Thanh Nga, vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Lúc Hữu Phước hát với Thanh Nga thì Thành Ðược còn ở bên gánh Thanh Cần của người chú, sau đó qua gánh Thúy Nga mới nổi tiếng với các vở tuồng Nhật Bản, kế đó thì cùng với Út Bạch Lan thành lập đoàn Út Bạch Lan-Thành Ðược. Khi đôi uyên ương này đứt gánh, Thành Ðược mới về hát cho gánh Thanh Minh đóng cặp với Thanh Nga, thế vai chánh của Hữu Phước đã rời gánh Thanh Minh, qua đoàn Kim Chưởng hát với Ngọc Hương tuồng Nắng chiều trên sông Dịch..Về phần kép Thanh Tú thì mới xuất hiện sau này, sau Thanh Nga rất lâu và chưa có ảnh hưởng gì nhiều. Sang đầu thập niên 1970, Thanh Tú mới đầu quân cho đoàn Dạ Lý Hương hát với Hùng Cường, Bạch Tuyết trong tuồng Bí mật của chàng, và được coi như vai kép nhì, sau Hùng Cường.
Thanh Sang là nam diễn viên đóng cặp cuối cùng với nữ nghệ sĩ Thanh Nga qua các vở Tiếng trống mê linh, Bên cầu dệt lụa…
Thanh Nga hát “Hai lối mộng”, tân cổ giao duyên
Những chỗ rung của nốt sol và ré, mặc dù đã có ở ví dụ trước, nhưng lần này rất được nhấn mạnh. Nốt đô thường ở phách 1, 4 và 5 hơi cao một chút. Trong phách 7 quan trọng, mọi người có thể nghe thấy nốt sol thăng và sol thường như nhau. Trình diễn của Thanh Nga lấy từ một hình thái của ca khúc được pha chế thành một thể loại gọi là tân cổ giao duyên. Dạng thức này gộp những ca khúc phổ thông với những đoạn vọng cổ của cải lương. Ca khúc được trình bày như phần mở đầu, và thường đóng vai trò tạo cảm hứng cho lời ca ở phần sau được viết cho lòng bản của làn điệu vọng cổ. Tân cổ giao duyên được khởi tạo do soạn giả cải lương và nhạc công cổ truyền danh tiếng Viễn Châu (cũng được gọi là Bảy Bá). Ông đã thai nghén thể loại này từ sự tương đồng nhịp và âm của ca khúc tân nhạc Việt Nam với vọng cổ - đặc biệt với những ca khúc bolero và rumba mới hơn. Hình thức này còn phổ biến đến nay và là một cách đan cài hiệu quả ca khúc kiểu Tây phương với nhạc truyền thống
Thanh Nga từng mơ ước lập hãng phim:
Có lần trả lời trên báo Màn ảnh Sài Gòn, Thanh Nga từng tâm sự về những nỗi cực khổ khi đóng phim. Và cũng cho biết việc đóng phim chỉ là vì đam mê muốn thử sức mình trong lĩnh vực mới, chớ thật ra thu nhập trong nghề diễn viên không thể sống nổi. Tất cả diễn viên đều phải có nghề khác để sống. Nghề nuôi sống cô chính là sân khấu. Thanh Nga còn bày tỏ mơ ước khi nào nghề điện ảnh Việt Nam mạnh, cô sẽ đứng ra thành lập hãng phim riêng của mình để sản xuất những bộ phim theo ý của cô.
Đã từng “sắp có” một bộ phim về Thanh Nga:
Người được ứng cử vai Thanh Nga là Giáng My, hoa hậu đền Hùng. Giáng My có nhận lời mời đóng vai Thanh Nga trong bộ phim Vụ án Thanh Nga, nhưng rồi cuối cùng bộ phim này không bao giờ được thực hiện với lý do là gia đình cố nghệ sĩ Thanh Nga không muốn gợi lại chuyện buồn quá khứ của gia đình, do đó bộ phim đành hủy bỏ trong kế hoạch sản xuất của Hãng phim Người Bảo Vệ.
Người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời Thanh Nga:
Ngày Thanh Nga mất, có rất nhiều người Sài Gòn đưa tang và khóc, vậy mà người mẹ ấy vẫn không để rơi một giọt nước mắt trước mọi người. Bà bắt mọi người vẫn phải lên sân khấu diễn đúng tuồng Dương Vân Nga, để rồi chỉ vài tháng sau mái tóc của bà từ màu đen chuyển sang bạc trắng.
Nói về những nhà quản lý sân khấu thì bà bầu Thơ được coi như một tài năng của phía Nam, danh tiếng lẫy lừng các thập niên 50, 60, 70. Và sau này, tên tuổi của bà còn gắn liền với hai người con là NSƯT Thanh Nga và NSƯT Bảo Quốc, cùng đứa cháu nội là Hữu Châu. Bà chống đỡ một đại gia đình nghệ sĩ và một đại gia đình cải lương với hàng trăm diễn viên bằng một bản lĩnh lạ lùng, và bà giấu kín một trái tim người mẹ đối với cô con gái cưng tài sắc vẹn toàn mà sự ra đi của chị là một mất mát lớn khó bù đắp nổi.
Ngay từ thời con gái, bà đã mang trọng trách với gia đình, nuôi mẹ và các em, cho đến khi kép Năm Nghĩa lui tới nhà bà, đem lòng yêu thương và xin cưới. Làm vợ một nghệ sĩ khá tên tuổi, bà bắt đầu dấn thân vào nghệ thuật như một sự an bài. Bà bỏ vốn ra cho chồng lập gánh riêng, lấy tên là Thanh Minh Bạc Liêu, vì cùng chung xứ sở với ông tổ vọng cổ Cao Văn Lầu. Năm 1958, Thanh Nga đoạt HCV giải Thanh tâm, bà đổi tên đoàn là Thanh Minh – Thanh Nga, rồi sau đó nắm trong tay cả 3 đoàn một lúc đều thuộc hàng “đại ban” hoạt động mạnh nhất vào thập niêm 60. Rất nhiều ngôi sao đã về cộng tác với bà như Việt Hùng, Thanh Sang, Thành Được, Ngọc Giàu, Hữu Phước, Mộng Tuyền, Thanh Thanh Hoa, Nam Hùng, Chí Hiếu,...Riêng trong nhà bà, 8 người con đều theo nghề hát, kể cả dâu, cháu nội. Và người ta nể bà chính ở sự quản lý chặt chẽ ngay cả với con cháu mình, cho nên nắm trong tay cả trăm diễn viên, nhân viên mà không hề lộn xộn. Ở bà, dường như tình cảm là phần lặng xuống tận đáy lòng, thương yêu hay đau đớn chỉ cam chịu một mình, còn phần nổi lên trên là bản lĩnh và sự hy sinh cho quyền lợi của mọi người chung quanh, không vì cái riêng mà ảnh hưởng đến cái chung.
Ai không biết, nghệ sĩ Thanh Nga là ngôi sao rực rỡ lúc bấy giờ, lại là con ruột của chủ gánh thì tha hồ ...yêu sách . Nhưng chỉ cần chị đi tập tuồng trễ 10 phút là bà đã cắt vai, khiến chị sợ xanh mặt. Có lần chị “nhõng nhẽo” sao đó, bà kêu Mộng Tuyền vô thay vai liền. Một lần khác, chị và Thanh Sang giận nhau, chị nhờ chồng qua nói với bà là “bị bệnh” không hát được. Bà nhỏ nhẹ : “Thôi được rồi, má sẽ trả vé lại khán giả, còn vợ chồng tụi bây phát lương cho anh em đi, vì nghỉ một đêm người ta bị mất lương, tội nghiệp”. Vợ chồng Thanh Nga hết hồn, vì phát lương cho cả trăm người, đâu phải chuyện đùa. Thế là lò dò vô hát.
Bảo Quốc từng “nếm mùi” vì tội đi trễ. Đêm hát vở Hoa Mộc Lan, anh mê đá banh ở Trảng Bàng, xe lại bị lún sình về không kịp. 7g 30 tối mở màn, thì 7g bà đã bắt ghế ngồi ngay cửa phòng hóa trang. Bảo Quốc rét run, trốn bà, đành liều đi cửa trước với nguyên bộ dạng quần tà lỏn, mặt mày lấm lem, khán giả được một phen chỉ trỏ, cười rần rần. Bà không thèm xử con, để cho khán giả xử, Bảo Quốc bị quê một trận nhớ đời. Và không kịp ăn uống gì, chỉ tắm và hóa trang thiệt lẹ lên hát, vì không bao giờ bà mở màn trễ dù 5 phút.
Với con cái mà bà còn như vậy, nên người khác sợ bà một phép. Bà thường nói: “Nghệ thuật mà có tình cảm chen vô là thất bại, đứa nào có tài năng thì lên, không thì thôi, chứ đâu phải lập đoàn để lăng xê con cái!”. Cả bầy con 8 đứa, chỉ 2 người làm nên danh phận là vì vậy. Đặc biệt bà bắt con phải học xong tú tài mới cho đi hát. Ngay cả Hữu Châu là cháu nội, bà cũng bắt đi học, mướn vú nuôi tại Sài Gòn chứ không cho lang thang theo đoàn. Khoảng năm 1972 – 1975, đoàn tạm nghỉ vì cơn sóng phim chưởng, bà vẫn kiên quyết bán từng món đồ trong nhà cho Hữu Châu cắp sách đến trường.
Ngày Thanh Nga mất, rất nhiều người Sài Gòn đưa tang và khóc. Vậy mà người mẹ ấy vẫn không để rợi một giọt nước mắt trước mặt mọi người. Bà bình tỉnh sắp xếp đám tang đâu vào đó, vẫn là trụ cột của căn nhà 4 tầng lầu nuôi cả đại gia đình ba thế hệ. Và xong đám, bà lãnh đạo anh em lao vào tập tuồng ngay vì đoàn không thể đóng cửa ảnh hưởng đến đời sống anh em, và phụ lòng tin yêu của khán giả. Tập đúng tuồng Dương Vân Nga mà Thanh Nga đã thủ diễn, bây giờ Kim Hương lên thay. Trái tim người mẹ ấy hẳn đã tan nát cỡ nào. Nhưng không ai thấy bà khóc, chỉ vài tháng sau mái tóc từ màu đen bổng chuyển sang bạc trắng. Bảo Quốc ngậm ngùi: “Anh em chúng tôi đã phải giăng mùng ngủ quanh giường mẹ, không dám cho mẹ ngủ một mình”. Anh cứ nhớ mãi mái tóc của mẹ: “Có lẽ tôi học được bản lĩnh ấy nên sau này khi bôn ba khắp nẻo đường sân khấu, tôi vẫn cố vượt qua…
Ngoài đời, Thanh Nga cho biết từ nhỏ đến lớn rất sợ đánh nhau và thường tránh xa những nơi xung đột. Nhưng tháng 7/1962, Thanh Nga đã nếm mùi “đánh lộn”. Trong phim Đôi mắt người xưa, Thanh Nga đóng vai chính có đoạn phải đánh nhau trong vũ trường với diễn viên Linh Xuân. Cô nàng này quá nhập vai đã đánh nhau một buổi ra trò.
Thanh Nga hiền lành với mọi người, nhưng có lần cô đã tức giận. Đó là vào giữa năm 1974, báo Sân khấu Mới đưa tin Thanh Nga sẽ kiện thẩm mỹ viện Việt Nam, vì đã dám dùng hình ảnh của cô quảng cáo là cô đã đi thẩm mỹ viện sửa mũi. Thanh Nga khẳng định mình “đẹp thật 100%” không hề đi thẩm mỹ viện sửa hay tân trang gì cả.
Năm 1974, Thanh Nga cùng với La Thoại Tân chu du thiên hạ trong các chương trình đại nhạc hội Trường Xuân. Cô và La Thoại Tân diễn hài rất duyên dáng.
Soạn giả Nguyễn Phương- Một sọan giả thường trực của đoàn Thanh Minh-Thanh Nga trong liên tục hơn 14 năm, nhận xét về nghệ sĩ Thanh Nga như sau: “Thanh Nga là một nghệ sĩ mà sắc đẹp, tài năng và tánh tình thật dễ thương, dễ mến, nhưng số phận thì quá bi thảm, nên Thanh Nga đã để lại trong lòng khán giả và các bạn bè nghệ sĩ thật nhiều nỗi thương cảm mà ai cũng muốn nhắc Thanh Nga để mà nhớ, để mà thương.
Chính cái tính dịu hiền từ tốn, hơn là tài năng thiên phú của Thanh Nga đã khiến nhiều soạn giả hàng đầu giúp đưa tên tuổi Thanh Nga lên đỉnh cao danh vọng. Tôi nhớ rõ là 27 soạn giả cộng tác với đoàn Thanh Minh Thanh Nga cho tới về sau này, 27 soạn giả nổi danh, chưa có người nào than phiền Thanh Nga diễn tuồng họ không đúng, hay diễn tuồng sai. Những diễn viên khác thì có bị than phiền, nhưng Thanh Nga thì không. Bây giờ, Thanh Nga mất quá lâu rồi, tôi qua đây (Canada) cũng mười mấy năm rồi, không phải tôi nói vậy để cho vui lòng gia đình Thanh Nga. Nhưng mà nói cho đúng, chưa có soạn giả nào than phiền Thanh Nga diễn hư tuồng, hay diễn sai tâm lý nhân vật của mình. Năm Châu, Duy Lân, Tư Trang, Tư Chơi, Nguyễn Phương, Hà Triều, Hoa Phương, Thiếu Linh, Hoàng Khâm, Kiên Giang, Thu An, Quy Sắc, Nguyễn Ang Ca, Viễn Châu…chưa có người nào nói Thanh Nga diễn không đúng ý của tuồng mình”.
SÀI GÒN THỨ BẢY
Lê Quang Thanh Tâm: “Phim chân dung thành công nhờ hình ảnh tư liệu”
SGGP:: Cập nhật ngày 23/07/2007 lúc 16:21'(GMT+7)
Yêu mến và thần tượng Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga, Lê Quang Thanh Tâm đã dành hơn chục năm trời thu thập và nghiên cứu tư liệu để hoàn thành bộ phim chân dung “Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga” nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày mất của nghệ sĩ tài danh bạc mệnh này. Được người xem đón nhận, anh hào hứng và tự tin tiếp tục bắt tay sản xuất bộ phim về “Người đẹp Bình Dương” Thẩm Thúy Hằng. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với anh xung quanh bộ phim mới này.
- Tiếp theo nghệ sĩ Thanh Nga, vì sao anh chọn Thẩm Thúy Hằng?
- Trong lúc thực hiện DVD về cô Thanh Nga, cô Bạch Tuyết (NSƯT Bạch Tuyết được mời đọc lời bình – PV) gợi ý chúng tôi nên làm phim về cô Thẩm Thúy Hằng. Có thể nói, chưa có gương mặt diễn viên nữ nào ở nước ta được “tổ đãi” và danh tiếng như cô Hằng. Kể từ khi chính thức vào nghề năm 1958, cô tạo được tiếng vang và trở thành một trong những gương mặt nữ hiếm hoi của nước ta đứng vào hàng ngũ minh tinh châu Á suốt các thập niên 60 - 70 với các giải thưởng điện ảnh quốc tế như: Hai lần đoạt giải Diễn viên xuất sắc Á châu tại Liên hoan phim Đài Bắc, Ảnh hậu Á châu trong liên hoan phim Á châu tổ chức tại Hồng Công và Đài Loan (1972 và 1974).
- Xin anh “bật mí” đôi nét về bộ phim?
- Tôi sẽ bắt đầu bằng phim “Người đẹp Bình Dương”, bộ phim sản xuất năm 1958, đánh dấu việc cô Hằng chính thức gia nhập làng điện ảnh và trở thành người nổi tiếng. Thời kỳ tài năng của cô phát triển rực rỡ và sung sức nhất là vào khoảng 1965-1972. Không chỉ đi sâu vào cuộc sống và sự nghiệp diễn viên, tôi muốn giới thiệu hình ảnh một nghệ sĩ giàu lòng nhân hậu, sống có chiều sâu nội tâm và khát khao được cống hiến cho nghề. Cô đã lập nhóm làm phim Thẩm Thúy Hằng (tiền thân của Vilifilms) và thử sức ở kịch nghệ, cải lương, tân nhạc… Khi tuổi đã cao, cô dành nhiều thời gian cho thiền, ăn chay trường… Cô Hằng còn thường xuyên tham gia công tác từ thiện và vẫn nặng lòng với nghệ thuật. Cô đã viết kịch bản phim “Chuyện tình của em” được nhà sản xuất phim Đào Thu thực hiện năm 1995 và hai kịch bản sân khấu: “Người hạnh phúc” và “Nụ cười và nước mắt” dựng trên sân khấu 5B.
Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng (bìa phải) và nghệ sĩ Thanh Nga.
- Vậy anh có đủ tư liệu để làm bộ phim này? Các tư liệu đó đến với anh bằng con đường nào?
- Không có đủ toàn bộ nhưng tôi có hầu hết tư liệu để dựng thành phim, theo sát những chặng đường làm nghề của cô. Tôi có ý thức sưu tầm tư liệu báo chí và băng đĩa từ cách đây rất lâu vì theo tôi một bộ phim chân dung muốn thành công chủ yếu nhờ vào hình ảnh tư liệu. Trong số đó, một phần do những người ái mộ các nghệ sĩ tặng. Cái khó là công việc bảo quản và khôi phục để chất lượng hình ảnh được tốt. Nhiều anh em, bà con Việt kiều biết tôi có thú sưu tập tư liệu, hình ảnh về các nghệ sĩ nên khi xem xong đĩa thì cho tôi hoặc chỉ chỗ để tôi mua.
Lê Quang Thanh Tâm đã tham gia các vai chính và thứ chính trong các phim: Bông hoa rừng Sác, Đêm Bến Tre, Tiếng sáo ly hương, Chuyện đã qua, Ngã ba thời gian… Anh hiện là đại diện phía Nam của Tạp chí Màn ảnh và Sân khấu và sản xuất băng đĩa dưới nhãn hiệu LQTT Production.
Bộ phim S.T.A.B của đạo diễn Chalong Pakdivijit dàn dựng, tôi mua được ở nước ngoài. Phim do hãng Colombia Mỹ phát hành, với diễn xuất của các ngôi sao đa quốc tịch như: Greg Moris, Anoma Palalak, Krung Srivilai… và Thẩm Thúy Hằng. Bộ phim này khi phát hành tại Thái Lan và Việt Nam có tên là “Vàng”. Đây là bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Thái Lan (trước năm 1974).
Chúng tôi sẽ phỏng vấn khoảng chục nghệ sĩ nữa như: cô Thanh Nguyệt, Bạch Tuyết, Mộng Tuyền, Kim Cương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng, nhà báo-nhiếp ảnh Viễn Kính, chú Nguyễn Chánh Tín, thầy Phạm Thùy Nhân… Hiện tôi mới cho dựng sườn tư liệu. Tôi hy vọng mọi người hỗ trợ để bộ phim sớm hoàn thành. Trước khi phát hành, tôi sẽ đưa cô Hằng xem và góp ý. Việc có ra mắt khán giả được hay không hoàn toàn do cô Hằng quyết định...
Nghệ sĩ Kim Cương từng hứa hẹn làm thông gia, Nhiếp ảnh gia sân khấu Huỳnh Công Minh, người chụp nhiều ảnh về nữ nghệ sĩ nhất... kể lại hồi ức về NSƯT Thanh Nga.
NSƯT Kim Cương: “Còn một lời hứa chưa thực hiện được với Thanh Nga”
Ngày ấy, tôi và Thanh Nga thuộc hai “địa phận” khác nhau, chị bên cải lương còn tôi bên kịch, nhưng cuộc đời, hoàn cảnh, tình cảm của chúng tôi có nhiều điểm tương đồng: hơn ba mươi tuổi mới tìm được hạnh phúc đời mình, cùng có con khi đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp và chỉ có một đứa con duy nhất, con của tôi và cô ấy đều là đích nhắm của một bọn bắt cóc.
Thanh Nga là người đầu tiên tôi tiết lộ việc mình đang mang thai, lúc tôi vô bệnh viện thăm chị sinh con. Và ngay lúc đó tôi và Thanh Nga đã có một lời giao hẹn mãi đến giờ tôi vẫn luôn canh cánh trong lòng vì không thực hiện được: nếu tôi sinh con gái thì sẽ se duyên cho hai đứa, còn nếu tôi sinh con trai thì sẽ tạo mối giao tình thân thiết anh em. Sau khi Thanh Nga mất, Hà Linh, con cô ấy, trở nên khép kín, còn con tôi lại chọn lĩnh vực kinh tế để theo đuổi nên hầu như ít qua lại với nhau.
Đã có lúc tôi nghĩ nếu ngày ấy không phải con tôi mà là con của Thanh Nga bị bắt cóc trước, thì người bị bắn chết đó sẽ là tôi. Từ sau khi con tôi bị bắt cóc, Thanh Nga lo sợ con mình cũng sẽ là mục tiêu của bọn xấu nên luôn luôn theo sát con, không bao giờ để con vuột khỏi tầm mắt, kể cả phải cho con nghỉ học ở trường. Thậm chí diễn ngoài sân khấu nhưng liếc mắt vào hậu đài không thấy con, cô lập tức bỏ diễn. Tôi hoàn toàn hiểu được tâm trạng này, vì nếu con Thanh Nga bị bắt cóc trước, tôi cũng sẽ lâm vào trạng thái đó, và biết đâu tôi là người bị bắn khi cố bảo vệ con mình.
Lúc nghe tin Thanh Nga chết, tôi cứ tưởng người chết đó là mình. Tôi đến nhà xác tìm cô, nhìn cảnh kỳ tài nằm đấy với mái tóc xõa dài, gương mặt rất đẹp, son phấn còn nguyên mà ai oán số phận: Chúng tôi cùng là nạn nhân của vinh quang.
Nhiếp ảnh gia sân khấu Huỳnh Công Minh, người chụp nhiều ảnh nhất về nữ nghệ sĩ: “Thanh Nga có chút nam tính”.
Ông Huỳnh Công Minh và những bức ảnh về cố nghệ sĩ Thanh Nga.
Diễn viên điện ảnh Trần Quang: “Chị như một thiên thần”
“Vết thù trên lưng ngựa hoang là bộ phim đầu tiên và duy nhất tôi đóng chung với chị Thanh Nga vào khoảng cuối năm 1970, đầu năm 1971. Bộ phim này là một trang sử đẹp của điện ảnh trước 1975. Một điều đặc biệt là cho đến bây giờ, khi tôi trở về nước, những người ở lứa tuổi bốn mươi mấy, năm mươi trở lên vẫn còn nhớ rất rõ về bộ phim này. Vì lúc bấy giờ, chưa từng có bộ phim điện ảnh nào thu hút được khán giả như thế, thậm chí là đánh bạt những bộ phim của Hollywood chiếu tại Việt Nam.
Bộ phim này tập trung toàn diễn viên giỏi, trong đó có hai kiều nữ bên cải lương là chị Thanh Nga và Bạch Tuyết. Đặc biệt chị Thanh Nga lần đầu xuất hiện bên điện ảnh nên rất gây chú ý. Chị có cách diễn trầm lắng rất dễ thương, có lẽ không cần phải diễn nhiều, mà chỉ bằng khuôn dáng tự nhiên là vào nhân vật rất ngọt. Khi vào phim, chúng tôi đóng cặp với nhau, thường gọi là anh em. Thanh Nga vẫn thường đùa với tôi: “Hơn mấy tháng lận đó nha, phải kêu bằng chị nha!”.
Cái đáng quý của chị là sự chuyên nghiệp. Hẹn 7h là đúng 7h có mặt. Mà đó cũng là cách làm của thế hệ chúng tôi. Khi làm phim, có lúc chúng tôi giận nhau. Sau này mỗi lần nhớ lại, tôi thấy rất dễ thương! Tôi còn nhớ, đó là cảnh cuối phim, nhân vật chị Thanh Nga đóng đang mang bầu, tôi đóng vai chồng, hôn vợ trước khi đi chuyến buôn lậu cuối cùng để giải nghệ.
Theo diễn biến tâm lý thì tôi sẽ cúi xuống hôn lên môi của vợ. Lúc đó, khi tôi chưa kịp hôn thì chị nói khẽ: “Quang, nhớ nghe, đang đóng phim nghe Quang”. Tự nhiên tôi mất hứng và tự ái. Tức là tính chị Thanh Nga rất kỹ, hôn thì không để ai hôn ngoài chồng mình. Lúc đó tôi đang tràn đầy cảm hứng, nhập vai ghê gớm vì đây là cảnh quan trọng nhất và khó nhất của cả bộ phim. Câu nói của chị làm tôi cụt hứng. Tôi giận và nói với đạo diễn là không muốn quay nữa.
Thấy tôi bỏ quay, chị Thanh Nga kêu lên: “Cái ông này, đàn ông gì mà kỳ vậy, mới giỡn chơi chút mà giận”. Lúc đó, đạo diễn Lê Hoàng Hoa cũng chiều tôi và ngưng quay. Sau đó một hai hôm, tôi thấy hết giận, đồng ý quay trở lại. Tôi chủ động nói với chị: “Xin lỗi Thanh Nga, có lẽ hôm đó tôi hơi phản ứng mạnh. Nhưng thật ra Thanh Nga hiểu cho rằng lúc đó tôi không còn là tôi nữa mà tôi là nhân vật”. Chị Thanh Nga nhẹ nhàng bảo: “Không, đó là lỗi của tôi. Tôi đùa, nhưng tôi đùa không đúng chỗ”. Thế là đôi bạn diễn làm huề và diễn với nhau rất ưng ý.
Có một hình ảnh cũng thật dễ thương không kém là tình cảm của anh Lân chồng chị. Anh yêu vợ vô cùng. Anh theo đoàn phim suốt những cảnh có chị Thanh Nga đóng. Mỗi khi trời nắng, lúc đang tập dợt, anh ấy cầm dù che nắng cho vợ. Đến khi đạo diễn kêu diễn thì anh ấy hôn nhẹ vợ một cái rồi chạy thật nhanh ra sau xem vợ diễn. Khi đạo diễn kêu cắt thì anh chạy lại che dù cho vợ. Hai người thật là đẹp đôi mà ai nhìn vào cũng thấy yêu mến.
Riêng đối với tôi, em gái của chị Thanh Nga sau này là người tình của tôi, nên tôi luôn coi chị như chị ruột. Khi tôi đến dự đám tang của chị, tôi giống như người em đến vĩnh biệt chị mình. Mà chị nằm đẹp lắm. Gương mặt điềm đạm, bình thản, coi như mình đã trả xong nợ đời thì đi, chứ không thấy một nét nào đau đớn trên gương mặt của chị cả. Chị Thanh Nga như một thiên thần nằm ngủ”.
“Tôi là người chụp ảnh cho đoàn hát Thanh Minh, nên nắm rất nhiều chuyện hậu trường của giới nghệ sĩ. Thanh Nga là một nghệ sĩ thanh sắc vẹn toàn hiếm gặp. Trong cô là tập hợp những tính cách khác nhau: nữ tính, yếu đuối, yêu hết mình; nhưng lại có một chút nam tính: đã nói một là một, hai là hai, không thích thỏa hiệp. Đó cũng chính là lý do tan vỡ mối tình đẹp như thơ của cô với kép chánh Thành Được, khi cô phát hiện anh còn qua lại với người cũ, dù trong những người tình đến và đi trong đời cô, Thành Được là người cô yêu nhất, cũng đẹp đôi với cô nhất.
NSUT Bạch Tuyết tâm sự về nữ nghệ sĩ Thanh Nga:
“Giấc mơ về chị vẫn luôn có trong tôi, từ ngày còn là một khán giả nhỏ. Năm 14 tuổi, tôi vẫn còn là cô học trò rất ngây thơ học ở trường Đức Trí đã len lỏi trước bao khán giả để xin một tấm hình có chữ ký Thanh Nga. Không biết có phải hữu duyên hay không mà tôi được chị Nga chú ý, chị nâng cằm tôi và hỏi: "Cưng có biết hát cải lương không?" Tôi sung sướng trả lời: "Thưa chị, em biết hát tân nhạc chút chút". Thế là chị bảo: "Em đi học cải lương đi, gương mặt này đi hát nổi tiếng lắm đó". Đó là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với người nghệ sĩ mà mình yêu mến. Thật tuyệt vời, cả đêm tôi mất ngủ, cứ mơ màng nhìn thấy chị. Thời điểm đó, chị nổi tiếng lừng lẫy với các vở Người vợ không bao giờ cưới, Hoàng hậu mã nhi nương bửu... Lời khuyên của chị ngày nào đối với tôi như một định mệnh. Tôi bước vào nghệ thuật và trở thành nghệ sĩ. Năm 1963, tôi đoạt HCV giải Thanh Tâm cùng nghệ sĩ Ngọc Giàu, Trương Ánh Loan, Diệp Lang, Thanh Tú, Tấn Tài. Thật bất ngờ, sân khấu Thanh Minh - Thanh Nga đã quyết định dàn dựng vở Khói sóng Tiêu Tương của tác giả Hà Triều Hoa Phượng, tập hợp toàn các nghệ sĩ vừa đoạt giải nhập vai. Chị Thanh Nga vào vai tiểu thư Bàng Lộng Ngọc còn tôi đóng vai ca kỹ Thúy Mai. Ngày tập tuồng, tôi chủ động gặp chị và nhắc lại lời khuyên của chị ngày nào, đồng thời đưa ra tấm hình mà tôi gìn giữ như một báu vật. Chị ngạc nhiên và cảm động lắm rồi vuốt tóc tôi bảo: "Phải ráng lên em, phải yêu nghề, sống chết với nghề thì mới thành công, phải luôn ơn nhớ tổ nghiệp". Ngày ấy, tôi vô cùng tự hào và hãnh diện vì được diễn chung với chị, mỗi lần diễn xong tôi lại chạy vào cánh gà quan sát từng động tác, cử chỉ của Thanh Nga.
Cả trong đời thường, tôi vẫn len lén mải mê quan sát chị. Thanh Nga là người chẳng bao giờ phải ồn ào, không phải hoạt náo để bày tỏ vị trí ngôi sao lớn, chị cũng không sa vào chuyện hậu trường của bất kỳ ai nhưng đầy đủ ân cần với cả đồng nghiệp và khán giả.
Có những khoảnh khắc "thoát ly" nhân vật, tôi ngắm nhìn chị ngay trên sàn diễn, ánh mắt vời vợi, thăm thẳm như vừa mất hút lại vừa chói rực sau vừng sáng của đèn, của âm thanh... Đã mấy mươi năm rồi, trong tôi vẫn còn nguyên vẹn ánh mắt ấy. Cái đêm chị ngã xuống và nằm lại bên chồng, để lại đứa con trai duy nhất, tôi bần thần siết chặt con vào lòng văng vẳng bên tai lời của chị: "Cưng biết hát không?...Khuôn mặt này đi hát là nổi tiếng lắm đó!".
Tự đáy lòng, tôi muốn hỏi đất, hỏi trời đã có bao giờ dự đoán về sự ra đi quá đau đớn và đột ngột này hay không? Có hay không thì chị, tài năng tạo thành biểu tượng của cái đẹp, đôi khi quá mong manh rồi vỡ vụn với chính trị để hóa thành vĩnh cửu với tha nhân... Mất hóa ra còn…Phải nói là, những vai diễn của chị Thanh Nga, ít ai dám diễn lại, không phải vì bản thân người đó không có tài, mà vì trong tấm lòng và cách nhìn của khán giả không có ai hơn chị Thanh Nga. Mà nhất là sự ra đi của người nghệ sĩ đó, đã làm cho người ta quá thương mến. Thành ra, ngoài tài năng và sự độc đáo trong cách diễn, và hoàn cảnh tạo ra, với khán giả, không ai diễn hay hơn Thanh Nga. Những người tổ chức nghệ thuật có một cái nhìn là, người ta chỉ tổ chức những chương trình hấp dẫn khán giả. Còn những chương trình không thu hút, người ta không làm. Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng trống Mê Linh, chị Thanh Nga đang ở tột đỉnh danh vọng. Nhan sắc ở lứa tuổi 30 là nhan sắc của người đàn bà đầy tự tin. Tôi không còn thấy mặt Thanh Nga thiếu nữ đượm buồn như ngày trước nữa. Hàng ghế khán giả đa số là sinh viên nước mắt ròng ròng. Tôi cũng khóc... Lệ của người đàn bà thay chồng giữ nước trong tình huống ngặt nghèo này đã uất hận chảy ngược về tim”
Thanh Kim Huệ và hồi ức về NSƯT Thanh Nga
“ Ngày được tin chị bị sát hại, tôi tức tốc chạy đến bệnh viện. Chị nằm đó như đang ngủ, tóc xõa dài, mặc nguyên bộ quần áo đỏ rất đẹp. Chị Nga mất, tôi hụt hẫng một thời gian dài, đêm nào cũng nằm mơ thấy chị. Tôi nhớ năm 12 tuổi, nhờ một ký giả kịch trường giới thiệu nên được về đoàn Thanh Minh Thanh Nga 2. Hôm đó, một buổi chiều, đoàn tập vở Đồ long kiếm tại nhà chị Thanh Nga. Chị vào vai nữ hiệp, còn tôi đóng vai tỳ nữ theo hầu. Đến lớp của chị tập, lẽ ra phải nói trước một câu thoại để tôi từ trong cánh gà bước ra thì chị lại nói trật nên tôi không ra. Người quản lý thấy vậy liền thúc tôi cứ ra đi, tôi cãi lại: "Tại chị ấy nói sai tuồng làm sao em ra được". Không ngờ chị Nga ở bên ngoài nghe thấy, ai cũng tưởng chị sẽ nổi giận đùng đùng vì từ trước đến nay chị nói gì mọi người cũng nghe. Không ngờ chị phì cười và nói: "Con nhỏ đó nguyên tắc ghê, như vậy rất tốt, sẽ tạo được sự nghiệp lớn trong nghề chứ chẳng chơi". Lúc đó, tôi chỉ biết cười và trong lòng đã có một ấn tượng đẹp về Thanh Nga, một nữ nghệ sĩ nổi danh, tài sắc, ca hay diễn giỏi, lại là con gái bà bầu nhưng không kiêu ngạo mà rất công bằng.
Thời đó, tôi còn nhỏ nhưng có biệt tài xem bói bài, chị Nga thường xuyên chở tôi về nhà xem, nhiều lần tôi được chị khen đúng nên cho tiền. Sau năm 1975, tôi rời đoàn nên chị em ít có dịp gặp nhau, lúc đó tôi đã lập gia đình và tạo được tên tuổi cho mình. Có lần tôi diễn, chị còn mang một đống mũ đội đầu của nhân vật vào cho tôi chọn khiến tôi vô cùng cảm động. Lần tôi sang Mỹ du lịch, gặp lại chồng cũ của Thanh Nga, tôi hỏi anh: "Đã sống đến 70 tuổi rồi, ngồi ngẫm nghĩ lại, anh thấy thương ai nhất?", anh đã trả lời: "Đến bây giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng".
Một kỷ niệm nữa về chị mà tôi không bao giờ quên là lần hai chị em thu chung bài vọng cổ Người mẹ đào hầm. Lúc đó, tôi đã nổi danh qua các vở Lan và Điệp, Mái tóc người vợ trẻ..., thu xong, thấy chị nói khô cổ quá, tôi liền chạy đi lấy nước cho chị uống, vậy mà chị Nga rưng rưng cảm động: "Trời, em nổi tiếng vậy mà còn đi rót nước cho chị sao?". Chị cứ cầm cốc nước xoay xoay: "Chị tưởng khi người ta đã nổi tiếng thì không ai hạ mình ". Tôi cầm tay chị nói: "Tại em mến, trân trọng chị nên làm vậy thôi, chị uống đi cho em vui". Chị Nga là vậy, chỉ có một việc làm nhỏ cũng suy nghĩ nhiều.
Trời sinh Thanh Nga ra để làm nghệ sĩ, trong từng vai diễn của chị luôn toát ra sự đài các, sang trọng, rất tự nhiên chứ không cần phải diễn nhiều. Tôi học hỏi và ảnh hưởng ở chị trên sân khấu và ở ngoài đời là tấm gương về sự yêu thương và vị tha. Cho đến bây giờ, tôi vẫn luôn cố gắng không để lại tì vết nào như lời chị từng dạy: "Nghệ sĩ cần có một cái tâm trong sáng".
Người phụ nữ, cho dù là đang ở đỉnh cao hay không, gia đình vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Đến cuối đời mình Thanh Nga tìm thấy một người yêu cô hết lòng, chăm sóc cô chu đáo là ông Phạm Duy Lân, nhưng đến khi tìm được một mái ấm thật sự cùng với đứa con ngoan, cũng là lúc cô từ giã cõi đời. Âu đó cũng là minh họa của câu nói: "Hồng nhan bạc phận”.
Nghệ sĩ Bích Thuận, có đôi lời tưởng nhớ và ca ngợi cố nghệ sĩ Thanh Nga:
Nghệ sĩ Bích Thuận, có đôi lời tưởng nhớ và ca ngợi cố nghệ sĩ Thanh Nga:
“Dễ thương lắm, Thanh Nga dễ thương lắm. Thanh Nga có vẻ đẹp hiền thục, quý phái, cao kỳ một chút. Dễ thương là vì Thanh Nga đóng một cặp với Bích Sơn – Bích Sơn là cháu của tôi. Rồi khi Thanh Nga chết thì Bích Sơn thế các vai đó mà. Thanh Nga dễ thương lắm. Mỗi tuồng hay một vẻ. Thế nhưng có tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga, Thanh Nga chết đi thì Bích Sơn thế. Tuồng đó là tuồng mới. Thanh Nga đóng hay lắm. Nghệ sĩ, mỗi vai một hay, tùy cảm quan của khán giả. Người thì thích Thanh Nga đóng vai này, người thì thích đóng vai kia”.
"Màn nhung khép mở đời sân khấu
Chuông vẫn ngân vang khắp hí trường
Thanh Nga vẫn hồng trong ánh sáng
The Following User Says Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:
Thuong Tran
Cải lương Nam bộ và cố nghệ sĩ Thanh Nga qua 22.000 bức ảnh
Những bức ảnh ngày xưa được chụp để dán trước cửa rạp hát, quảng cáo từng đêm diễn cải lương, nay trở thành kho tư liệu vô giá về cố nghệ sĩ Thanh Nga và một thời đáng nhớ của cải lương Nam bộ.
Hơn 60 bức ảnh trong kho ảnh trên được Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ và Trung tâm văn hóa quận 1, TP HCM chọn ra thành chủ đề “Nghệ sĩ Thanh Nga - những vai diễn sân khấu tiêu biểu”, giới thiệu tại triển lãm "Nghệ sĩ Thanh Nga - những vai diễn sân khấu tiêu biểu” (từ ngày 3 - 8/3 tại Nhà hát Bến Thành, quận 1, TP HCM).
Những bức ảnh ngày xưa được chụp để dán trước cửa rạp hát, quảng cáo từng đêm diễn cải lương, nay trở thành kho tư liệu vô giá về cố nghệ sĩ Thanh Nga và một thời đáng nhớ của cải lương Nam bộ.
Hơn 60 bức ảnh trong kho ảnh trên được Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ và Trung tâm văn hóa quận 1, TP HCM chọn ra thành chủ đề “Nghệ sĩ Thanh Nga - những vai diễn sân khấu tiêu biểu”, giới thiệu tại triển lãm "Nghệ sĩ Thanh Nga - những vai diễn sân khấu tiêu biểu” (từ ngày 3 - 8/3 tại Nhà hát Bến Thành, quận 1, TP HCM).
Câu chuyện ảnh về tài nữ vang bóng một thời của cải lương Nam bộ được chụp trong khoảng thời gian 1954 - 1965, không thật sự quý ở góc nhìn nghệ thuật hay sáng tạo của bộ môn nhiếp ảnh, bởi tất cả được chụp lại một cách đơn sơ, mộc mạc, chủ yếu giới thiệu cho khán giả thời ấy những cảnh trí sân khấu, trang phục diễn viên, màn diễn…. Nhưng về tính tư liệu thì đây là cả một kho ảnh quý giá khó có thể đong đếm được bằng vật chất, giúp người xem thấy được ngày xưa cải lương đã “sống” như thế nào.
Trên một sân khấu được chăm chút kỹ đến từng chi tiết cho phù hợp với bối cảnh câu chuyện, người xem bắt gặp Thanh Nga đang khóc - cười, đau khổ - hạnh phúc cùng nhân vật của mình. Không câu nệ vào chuyện bố mẹ là chủ gánh hát (ông bầu Lư Hoàng Nghĩa và bà bầu Thơ), người kỳ nữ ấy chăm chú tập vũ đạo, nhận cả những vai đào phụ mà đôi khi chỉ thoáng xuất hiện trên sân khấu.
Trong một khoảnh khắc khác, người xem thấy cô đang ngồi trên ghế sau cánh gà, giữa hai lớp diễn và tập trung ôn lại tuồng. Nhiều bức ảnh đen trắng khác ghi lại hình ảnh cặp đào/kép Thanh Nga - Hữu Phước nổi danh bậc nhất của Sài Gòn thời ấy trong những vở diễn ăn khách như Người vợ không bao giờ cưới (1957, soạn giả Kiên Giang - Phúc Quyên), Mưa rừng, Con gái chị Hằng (giữa thập niên 60, soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng)…
Cố nghệ sĩ Thanh Nga và mẹ tại Đại hội Sân khấu 1964.
Những bức ảnh được đưa ra triển lãm chỉ là một phần của gần 200 bức ảnh mà chủ nhân của nó - ông Huỳnh Công Minh, cựu ký giả kịch trường của Sài Gòn trước năm 1975 - đã bỏ 25 triệu đồng để phóng lớn, làm khung và trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. Ngạc nhiên hơn, gần 200 bức ảnh về tài nữ Thanh Nga ấy cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong gia tài hơn 22.000 tấm phim chụp trên 550 vở cải lương mà ông đang lưu giữ.
“Dưới tiêu đề giới thiệu vở tuồng đang diễn, trước cửa rạp thời ấy thường treo trung bình 12 tấm ảnh. Mỗi vở tôi đều chụp khoảng 40 tấm và chụp lại cũng từng ấy nếu vở có thay vai đổi người”, ông Minh cho biết. Gần đây, một phần của kho tư liệu quý giá này được ông công bố rộng rãi đến công chúng thông qua hoạt động triển lãm, bán đấu giá làm từ thiện và in thành sách (bộ sách ảnh Vang bóng một thời-sân khấu Cải lương Sài Gòn đã in tập thứ 4).