CHUÔNG VÀNG VỌNG CỔ XVI - 2021 ĐĂNG KÝ DỰ THI --------------------------- KẾT QUẢ
CHUÔNG VÀNG
Lê Thị Diệu Hiền
CHUÔNG BẠC
Đỗ Thị Ngọc Huyền
GIẢI BA
Tống Thị Yến Nhi
-----------------------------------
Năm 2021, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban Tổ chức cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 16 đã có những thay đổi trong hình thức đăng ký và vòng sơ tuyển. Thay vì đến trực tiếp các khu vực để tuyển sinh, năm nay Ban Tổ chức sẽ nhận bài thi online.
Sau đêm CHUNG KẾT 02, TOP 5 THÍ SINH BƯỚC VÀO ĐÊM CHUNG KẾT 03 vào tối chủ nhật tuần sau: 1. Nguyễn Minh Nghĩa 2. Đặng Thị Thuỳ Dương 3. Tống Thị Yến Nhi 4. Lê Thị Diệu Hiền 5. Đỗ Thị Ngọc Huyền
(Nguồn: Hình ảnh từ fanpage Chuông vàng vọng cổ)
Sau khi hoàn thành vở múa rối cạn Lòng mẹ (tác giả: Trần Kim Khôi - Quốc Bảo, đạo diễn: Đặng Trí Đức, biên đạo múa: NSƯT Thùy Chi), Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam bắt tay thực hiện vở múa rối nước Anh hùng Nguyễn Trung Trực (kịch bản: đạo diễn Mai Thắm, đạo diễn: Ngọc Hải - Thu Thủy, cố vấn nghệ thuật: NSND Triệu Trung Kiên).
Đạo diễn Lê Diễn, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, chia sẻ: “Năm 2020, nhà hát tham gia biểu diễn múa rối cổ ở lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại tỉnh Long An. Từ đây, tôi có ý định dàn dựng một vở múa rối nước về người anh hùng dân tộc. Tôi đã đặt hàng đạo diễn Mai Thắm viết để nhà hát có thêm một tác phẩm múa rối nước lịch sử ý nghĩa, cũng là cách làm thể nghiệm mới. Gần 50 con rối nước được sáng tạo bằng khuôn đất sét, quét composite, dùng nhựa để tạo hình, thay thế cho gỗ (vật liệu làm con rối truyền thống). Cách làm con rối này tiện lợi, thời gian thực hiện ngắn, chất liệu nhẹ, có độ bền cao, chi phí thấp, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu sử dụng của tác phẩm”.
Vở rối nước Anh hùng Nguyễn Trung Trực có thời lượng 60 phút với 20 diễn viên biểu diễn, đang ở giai đoạn làm hậu kỳ. Trong thời gian tập luyện, nhà hát cũng duy trì việc tuân thủ quy tắc 5K.
Các sân khấu kịch nói TPHCM cũng tất bật lên sàn các vở mới để chuẩn bị cho đợt Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc đợt 2 diễn ra tại TPHCM vào đầu tháng 1-2022. Sẽ có 16 đơn vị tham gia liên hoan với 21 tác phẩm kịch nói mang đậm dấu ấn sân khấu TPHCM. Trong đó, Sân khấu kịch Hồng Vân đã hoàn thành công tác dàn dựng vở Ngôi nhà trên thuyền (tác giả Xuân Trang, đạo diễn: NSND Hồng Vân - Xuân Trang).
NSND Hồng Vân cho biết: “Tuy là vở kịch nặng về tâm lý, đề cao các giá trị nhân văn, nhưng trong dàn dựng, chúng tôi cố gắng giữ vững tiêu chí giải trí cần thiết để vở vẫn tạo được sức hấp dẫn, cuốn hút khán giả. Tôi cũng chọn dấu mốc sáng đèn hoạt động trở lại cho Sân khấu kịch Hồng Vân, biểu diễn phục vụ khán giả trực tiếp vào dịp Noel và Tết Dương lịch 2022”.
Đẩy mạnh tiếp cận trực tuyến
Phó Giám đốc phụ trách và điều hành Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM Võ Hồ Hoàng Vũ thông tin: “Bên cạnh hoạt động tổ chức biểu diễn trực tiếp, nhà hát cố gắng duy trì công tác tập luyện, dàn dựng vở mới tại sân khấu nhà hát gắn liền với quy tắc 5K. Chúng tôi cũng đang thực hiện ghi hình chương trình nghệ thuật tổng hợp (hát bội, xiếc, ảo thuật...) để trong tháng 12-2021 phát trên fanpage, kênh YouTube của nhà hát”.
Việc đẩy mạnh mô hình tiếp cận khán giả qua kênh trực tuyến đang là xu thế chung của lĩnh vực văn hóa nghệ thuật toàn cầu. Nhất là thời điểm hiện nay, khi dịch Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động biểu diễn trực tiếp phục vụ khán giả. Vậy nên, các chương trình nghệ thuật truyền thống tại TPHCM cũng đã nhanh chóng thích ứng để tiếp cận khán giả, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị nghệ thuật dân tộc.
Trên tinh thần đó, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang vừa hoàn thành buổi ghi hình các tiết mục đoạt Huy chương vàng Cuộc thi tài năng sân khấu diễn viên Trần Hữu Trang để quảng bá cuộc thi sâu rộng hơn. Chương trình sân khấu thiếu nhi được nhà hát thực hiện hàng năm cũng đang được ghi hình để phát trực tuyến trên kênh YouTube.
Sau khi hoàn thành vở múa rối nước Anh hùng Nguyễn Trung Trực, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam sẽ ghi hình chương trình “Bảo tồn nghệ thuật truyền thống” để có nhiều hơn cơ hội phục vụ khán giả thông qua kênh trực tuyến. Nhà hát Kịch TPHCM, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh TPHCM, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen có hoạt động ghi hình các chương trình nghệ thuật mới phục vụ trực tuyến thời gian tới.
Đặc biệt, với các chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi, các đơn vị ghi hình sẽ sắp xếp thời gian để phát trên kênh YouTube nhà hát, fanpage, website của các đơn vị nghệ thuật và chuyển nội dung về Thành đoàn TPHCM, các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa quận, huyện để phục vụ thiếu nhi.
Chuông vàng vọng cổ khép lại mùa “truyền lửa” thứ 16 với nhiều cung bậc cảm xúc
Đêm Chung kết Xếp hạng chính thức khép lại, những giọt nước mắt của sự tiếc nuối đã rơi, nụ cười hạnh phúc cũng đã nở trên môi, nhưng trên hết niềm vui tìm ra được tân “Chuông vàng” đã đến với tất cả mọi người.
Với số điểm 99.32 Lê Thị Diệu Hiền đã thuyết phục được Ban Giám khảo gồm: NSND - Tiến sĩ Bạch Tuyết, NSND Minh Vương, NSƯT Kim Phương, NSƯT Kim Tử Long và NSƯT Trọng Phúc để giành về chiếc Chuông Vàng danh giá. Thành quả mà Diệu Hiền đạt được trong đêm thi là minh chứng cho quá trình không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân và sẵn sàng chinh phục thử thách trên con đường hoàn thành ước mơ.
Lê Thị Diệu Hiền (giữa) - tân "Chuông vàng" 2021
Như những gì mà NSƯT Kim Tử Long từng nhận xét về cô gái đến từ Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An: “Anh không xa lạ gì với em, vì hầu như năm nào anh cũng gặp em tại sân khấu Chuông vàng vọng cổ. Mỗi lần thấy em, anh lại chứng kiến em tiến bộ, các năm trước em dừng chân ở top 36, rồi top 9, top 5, nhưng năm nay em vào luôn top 3, đó cũng chính là điểm mạnh của em - sự kiên trì. Em đang là một tấm gương truyền cảm hứng đến mọi người, là động lực để các bạn khác học hỏi và nỗ lực hơn nữa cho ước mơ trở thành một nghệ sĩ cải lương. Anh cám ơn những bạn trẻ có thái độ làm nghề rất đáng trân trọng như em đã yêu mến nghệ thuật nước nhà!”.
Phần thi “xuất thần” của Diệu Hiền được NSND Bạch Tuyết khích lệ: “Đêm nay con rất may mắn, thực hiện một tiết mục vừa tròn, vừa đẹp, vừa lòng khán giả. Con may mắn gặp được một HLV giỏi, lựa cho con một bài thi an toàn, rất vừa sức”Ông Phan Nguyễn Như Khuê - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM (bên trái) và ông Dương Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP.HCM (bên phải) trao hoa và chuông vàng cho Lê Thị Diệu HiềnTop 3 “Chuông vàng vọng cổ” 2021 (từ trái qua): Lê Thị Diệu Hiền, Tống Thị Yến Nhi, Đỗ Thị Ngọc HuyềnLê Thị Diệu Hiền trở thành tân “Chuông vàng” sau nhiều năm “dùi mài kinh sử”, vượt qua vô vàn trở ngại để đến với cuộc thi “Chuông bạc” Đỗ Thị Ngọc Huyền trong bài thi cùng HLV Hữu QuốcÔng Vũ Quang Lãm - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sài Gòn Công thương Ngân hàng và bà Nguyễn Thị Thanh Thuý (áo dài vàng) - Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao TP.HCM trao chuông bạc cho Đỗ Thị Ngọc Huyền“Chuông đồng” Tống Thị Yến Nhi thử sức mình với một vai diễn “nặng ký” trong đêm tranh tài
Một số khoảnh khắc đẹp được ghi nhận trong đêm Chung kết Xếp hạng:
Nhà báo Dương Thanh Tùng - Tổng Giám đốc HTV (bên trái) trao hoa thay lời cảm ơn đến ông Vũ Quang Lãm - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sài Gòn Công thương Ngân hàng - thương hiệu đã gắn bó thủy chung với “Chuông vàng vọng cổ” trong suốt 16 năm Tiết mục mở màn đêm Chung kết 4 - "Mười thương miền Tây" qua phần trình bày của ca sĩ Cẩm Ly và nhóm múa Việt HảiCa khúc "Rước em về" được phối hợp bởi Hoàng Rapper và nghệ sĩ Như Huỳnh"Cung tơ hòa điệu - Phút đăng quang" qua phần biểu diễn của "Chuông vàng" Bùi Trung Đẳng, "Chuông bạc" Phùng Ngọc Bảy, "Chuông bạc" Lê Hồng Trang, Ngọc Diệu, Xuân Viễn và nhóm múa Việt Hải Ông Trần Hiền Phương - Phó Ban Văn nghệ Đài Truyền hình TP.HCM (bên trái) và Nhà báo Thanh Hiệp (bên phải) trao Giải thưởng do Hội đồng Báo chí bình chọn cho thí sinh Đỗ Thị Ngọc HuyềnCác thí sinh được khán giả yêu thích sau mỗi đêm thi (từ trái qua): Đỗ Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Minh Nghĩa, Hà Dĩ Luân