Bản đờn
SƯƠNG CHIỀU
13 câu hơi quảng, 25 nhịp, trường canh hoãn điệu (đờn giãn nhịp)
(Trích trong tập tài liệu cổ nhạc của nhạc sĩ Trọng Khanh)
1. Xán u liu (CỒNG) cồng cồng cồng xán cồng xề cồng liu (U)
2. U u u xán u liu (CỒNG) líu cống xê xang xừ xang xê (CỐNG)
3. Cống cống cống xê cống líu (XÊ) cống xê xang cồng xề cồng liu (U)
4. "Xàng xê cống xê cống líu (XÊ) cống xê xang cồng xề cồng liu (U)"
5. Cồng liu u cồng u, cồng cồng liu (U) xế xán u xán cồng xề cồng liu (U)
6. Cồng liu u cồng u, cồng cồng liu (U) xế xán u xán cồng xề cồng liu (U)
7. U u .......... u u u (U) ...... công công công công (CÔNG)
8. Líu cống xê xang xừ xang xê (CỐNG) "líu cống xê xang xừ xang xê (CỐNG)"
9. Cống líu xê cống xê xang (XỪ) cồng liu u cồng u, xán u liu (CỒNG)
10. Xề cồng liu u, "xán cồng xề cồng liu (U)"
11. Líu líu......... líu xừ, xang xừ xang (XÊ) xê xê xê, cống xê xang (XỪ)
12. Cồng liu u cồng u, líu cống xê (XANG) xừ xang xê cống, "líu xàng xê cống líu (CỐNG)"
13. Xê cống líu xê cống xê xang (CỒNG) xề cồng liu u (-) <-- dứt ngoại
Hiện nay có nhiều nơi sửa chỗ nhịp dứt ngoại thành nội như sau:
13.
Cống cống cống, xê cống líu (XÊ) cống xê xang
cồng xề cồng liu (U)
<- dứt nội
Ghi chú bản Sương Chiều:
1. Chữ in trong ngoặc là nhịp trường canh (nhịp chính) rơi vào chân phải.
Chữ màu xanh
blue là nhịp phụ rơi vào chân trái, chân trái là nằm giữa trường canh chia cho dễ đều nhịp.
Những chỗ có gạch dưới trong ngoặc kép là đờn chầu hoặc đờn nhồi lại nhịp ngoại, không có lời ca.
Dấu gạch nối nằm trong ngoặc đơn là nhịp ngoại (có giá trị như dấu lặng bên tân nhạc).
2.Bản Sương Chiều và Tú Anh do cố soạn giả Mộng Vân sáng tác nhạc (và lời đầu tiên). Gồm có 13 câu 25 nhịp đôi, trường canh trung điệu. Sau này theo đà đàn nhịp giãn của các bản oán, giới tài tử cũng đàn giãn nhịp 3 bài quảng Sương Chiều, Tú Anh, Xang Xừ Líu.
Đàn giãn nhịp là giãn trường canh ra chậm gấp đôi chứ không có thay đổi lòng bản và số câu số nhịp căn bản (người đàn chêm chữ phụ vào cho giãn ra như chêm chữ vào lòng bản các bản oán cho giãn ra vậy).
Vì chỗ giãn ra này mà có nhiều người lọng cọng trong cách phân nhịp phân câu. Tức là họ nghe đàn chậm gấp đôi rồi phân nhịp chỗ nhịp phụ chân trái cũng làm ra nhịp chân phải y như nhịp chánh vậy. Và cũng vì chỗ đó mà người ta sửa thành dứt nội tại câu dứt (rơi vào chân phải) cho dễ đàn dễ ca.
Đúng căn bản là Sương Chiều dứt ngoại rồi đàn nối qua bản Tú Anh, chữ XỪ đầu tiên của bản Tú Anh bắt vô nằm chồng ngay (gối đầu) chỗ dứt ngoại của bản Sương Chiều (ngay chỗ song lang dứt).
Ngày nay cải lương và nhiều người đàn ca chơi bản Sương Chiều dứt nội như đã phân tích và ghi chú ở câu 13 trên.
Vẫn còn nhiều người gìn căn giữ bản cổ truyền, vẫn đàn ca dứt ngoại bản Sương Chiều. Điển hình là cô (bà) Bạch Huệ.
Các anh chị lắng nghe hai bản Sương Chiều dứt ngoại (theo căn bản) và dứt nội theo cải lương ngày nay để nhận rõ và phân biệt theo chỗ câu 13 trên. Khi dò theo nhớ bấm đốt tay để đếm số nhịp trường canh cho thật kỹ, nhất là nghe kỹ chỗ gối đầu bản Tú Anh (chỗ đó không có thời gian bỏ trống, đàn cũng như ca).
Vừa lắng nghe cô (bà) Bạch Huệ ca, vừa lắng nghe tiếng song lang, vừa dò theo lòng bản Sương Chiều của nhạc sĩ Trọng Khanh posted above với tiếng đàn trong audio, vừa nhịp chân để phối kiểm.
P/S: Tiếng đàn trong audio Bạch Huệ ca là Văn Vỉ guitar, Bảy Bá tranh
SƯƠNG CHIỀU (& TÚ ANH)
Nhấn chuột phải vào Save Target sẽ thấy có 3 link audio:
- Chọn (bấm)
link 1 nghe hoà tấu Sương Chiều
dứt nội
- Chọn (bấm) link 3 nghe Bạch Huệ ca Sương Chiều dứt ngoại
- Link 2 died (chết)
-----------------------------------
HAPPY NEW YEAR 2012
TO EVERYONE
----------------------------------