Thà đắc tội với người quân tử chứ đừng đắc tội với kẻ tiểu nhân
Cộng đồng lại có một phen chao đảo bởi vụ thảm sát trong ngày cuối cùng của năm cũ. Giống như những vụ án thương tâm khiến người ta phẫn nộ khác, động cơ của kẻ hành ác khiến nhiều người không thể hiểu nổi: Làm thế nào, sự tự ái có thể khiến con người ta trở thành cầm thú?
Trong lúc bận rộn với những ngày cuối năm gấp gáp, có thể bạn đã bỏ qua những tin tức xã hội nóng hổi. Sau những giây phút đầm ấm bên gia đình, mãn nguyện với những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi trong dịp nghỉ lễ, bạn lên mạng và giật mình bởi một tin tức quá đau thương cho những ngày Tết sum vầy.Cả một gia đình đã không thể ở bên cạnh nhau cùng đón giao thừa được nữa. Những chuẩn bị còn dang dở sẽ không bao giờ được hoàn tất để chào đón năm mới. Căn nhà chuẩn bị xây sẽ không thể khởi công, con gà đặt cho lễ cúng trừ tịch cũng chẳng thể lấy từ người giao hàng.Tất cả đối với họ đã chấm dứt ở cõi này. Và nguyên nhân ban đầu được nghi phạm khai nhận là do hắn tức giận vì bị bà chủ quát mắng quá nhiều, kể cả ngay trong cái đêm oan nghiệt đó.Nghi phạm vừa mới bước qua tuổi 18 được ít ngày. Nạn nhân là những người đã cho hắn miếng cơm manh áo, là ba đứa trẻ còn quá non nớt và vô tội, là những người mấy giờ đồng hồ trước đó còn ngồi ăn bữa tất niên cuối cùng với hắn.
Nhưng với cách ra tay dã man không chút do dự, với sự ung dung không chút sợ hãi, hối cải sau khi hành ác, kẻ thủ ác máu lạnh thừa nhận rằng nguyên nhân chỉ là sự tự ái đến phẫn uất và căm hận sau những lần bị bà chủ la mắng.Nghi phạm Nguyễn Hữu Tình trong vụ thảm sát 5 người (Ảnh: tienphong.vn).Có ai đó đã từng nói rằng:
Lòng tự ái là một con thú kỳ dị, nó có thể ngủ yên trong cơ thể của những kẻ tàn bạo nhất, nhưng một khi đã thức tỉnh dậy, nó sẽ đả thương cho đến chết chỉ vì một trầy trụa nho nhỏ.
Những cái kết thảm khốc từ vết trầy trụa nho nhỏ
Cách đây hơn 60 năm, ở xử sở văn minh như Anh quốc, cũng có một vụ án thương tâm xuất phát từ lòng tự ái đến mê muội. Daniel Raven là một thanh niên Do Thái nghèo khổ, nhưng lại lấy được một thiếu nữ xinh đẹp tên Marie Goodman, con gái một gia đình Do Thái giàu có di cư từ Nga.Ông bà Goodman, bố mẹ của Marie ngay từ đầu đã chán ghét và coi thường cậu con rể, tới nỗi lạnh nhạt với cả con đẻ của mình. Bao lời lẽ khinh bạc về Daniel đều được Marie vô tư kể lại cho chồng mình, vô tình chất dần oán hận lên tâm Daniel.
Cho tới tận khi Marie sinh con, ông bà Goodman mới tới thăm và vẫn tỏ thái độ không coi Daniel là con rể. Ông bà vui vẻ khen ngợi đứa cháu trai mới sinh trông giống hệt mình, như cố tình đâm thêm những vết dao sâu hoắm vào trái tim chất chứa đầy hận thù của cậu con rể.Sau khi ông nhạc, bà nhạc ra về, chỉ nửa tiếng sau, Daniel có mặt ở cửa nhà họ, cùng với lửa giận đang bốc lên bừng bừng, y xông vào nhà và điên cuồng dùng chiếc giá sắt ăng-ten truyền hình đập chết bố mẹ vợ mình.Cơn tự ái của Daniel điên loạn đến nỗi đẩy y xuống vực sâu u tối, khiến hắn như con ma mất hết nhân tính. Cơ thể của bố mẹ Marie bị đập cho dập nát tới biến dạng.
Kẻ thủ ác sau đó đã bị bắt và bị kết án, nhưng cả xã hội Anh lúc đó đều thấy chấn động vì lý do khiến Daniel có thể hành động điên cuồng tới như vậy.
Nhiều vụ giết người nghiêm trọng khác thời gian gần đây cũng xuất phát từ sự tổn thương do bị coi thường.Nguyễn Văn Đen ngụ tại Tiền Giang vào năm 2015 đã đập vỡ chai nước ngọt và đâm chết anh Phạm Tấn Vương trong quán karaoke cũng chỉ vì nhớ lại lời nhận xét “nghèo khó và xấu trai” mà anh Vương dành cho Đen mấy hôm trước đó.Hay Đào Trọng Nhân ở Đồng Nai đã cam tâm giết người con gái mình yêu thương cùng thai nhi còn chưa thành hình trong bụng, chỉ vì chị cho rằng Nhân còn trẻ con, lông bông, chưa đủ trưởng thành để làm cha nên muốn phá thai.Nguyễn Văn Đen ra tay giết người chỉ vì một lời chê xấu. (Ảnh: xaluan.com)
Khi tự ái trở thành tội ác
Ở những câu chuyện đau lòng này, nguyên nhân đều là từ tính tự ái mà ra. Thật ra từ tự ái có nguồn gốc từ tiếng Hán (自愛) có nghĩa là yêu bản thân, danh tiếng của mình. Khi chuyển sang tiếng Việt thì được dùng với nghĩa là do quá nghĩ đến cái tôi, quá vì mình mà sinh ra tức giận, khó chịu khi cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường.
Những người hay tự ái và tự ái bởi những lý do quá nhỏ bé đều là những người tự ti và thiếu thốn ở một phương diện nào đó. Nhưng họ không lấy đó làm động lực mà lại lao đầu vào bức vách giam cầm của sự thiếu hụt. Họ cảm thấy bất công, không cam tâm và tìm kiếm sự công bằng bằng cách trút giận lên người khác, đặc biệt là những người tài giỏi, địa vị cao hơn họ.“Kẻ nghèo thường hay sợ kẻ giàu khinh. Kẻ hèn thường hay sợ kẻ sang khinh. Cái tâm cảm tự ti thường khiến họ có những cử chỉ tự trọng thái quá: họ rất dễ bị phẫn khích vì những thói khinh bạc của người trên…”“… Đối với kẻ quyền quý, kẻ sĩ thường có những cái ngạo khí ấy, cốt để bù vào địa vị thấp kém của mình. Bởi vậy, những thói biếm nhẽ, kiêu căng thường thấy trong bọn người bất đắc chí… Xem đấy đủ thấy, kẻ dưới, trong cái địa vị thấp kém của họ, khó mà thoát khỏi cái tâm cảm tự ti, cho nên cũng rất khó mà dung tha cái thói ngạo nghễ của người trên; lòng tự ái của họ rất khắt khe, thắc mắc từng ly, từng tí” – (Trích Thuật xử thế của người xưa – Nguyễn Duy Cần).
Những kẻ yếu thế, mặc cảm như sát thủ 18 tuổi Nguyễn Hữu Tình trong vụ thảm sát ở Bình Tân gần đây, như chàng trai Do Thái Daniel, hay như những Nguyễn Văn Đen, Đào Trọng Nhân… họ đều là những người ít được ăn học, không có được cái lễ giáo nào ước thúc hành vi, nắn sửa suy nghĩ. Thế nên, họ cũng là những con người đáng thương, vì không có sợi chỉ đạo đức buộc chân voi mà đâm quàng đạp bậy.Nhìn khuôn mặt ngây thơ của hung thủ ít ai ngờ lòng tự ái lại có thể tạo thành một con thú. (Ảnh: zing.vn)
Kẻ thủ ác cũng là nạn nhân, mà nạn nhân cũng gieo mầm cho tội ác nảy sinh
Trong những vụ thảm án đó, không thể không nhìn từ góc độ khác, để thấy một phần nguyên nhân, yếu tố kích động đến từ chính các nạn nhân. Nếu họ biết rằng “Ninh đắc tội quân tử, bất đắc tội tiểu nhân” (thà đắc tội với người quân tử chứ đừng đắc tội với kẻ tiểu nhân), thì có thể họ đã không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình và người thân.Người quân tử luôn lấy tu dưỡng bản thân làm trọng yếu. Thể hiện ra là trong khi mâu thuẫn, va chạm, họ có thể hướng nội tìm sai, xét lại chính mình, thấy được sai sót bản thân từ đó không ngừng tu sửa.Kẻ tiểu nhân ngược lại luôn hướng ánh mắt phán xét vào người khác. Họ buông lơi bản thân, không ước thúc dục vọng của mình, không bao giờ tìm lỗi sai ở chính mình. Bởi thế trước những rắc rối, bản thân họ rất lúng túng, thay vì quang minh chính đại hành xử lại lén lén lút lút giở ra thủ đoạn thấp hèn.Thế nên trong đối nhân xử thế, người xưa vẫn rất coi trọng chữ Lễ đối với cả những kẻ thấp kém hơn mình:“Lễ là nhún nhường, đem cái bản ngã của mình để sau kẻ khác, đâu phải vì giả dối du mỵ để mưu lợi cho mình. Lễ, là tránh cái đau khổ cho bản ngã kẻ khác bằng cách hy sinh bản ngã của mình. Lễ, là không chạm đến lòng tự ái của ai cả. Lễ, là che cái xấu, dấu cái dở và biểu dương cái hay cái đẹp của người ta. Phải là một người không ích kỷ, diệt được cái bản ngã của mình rồi mới làm nổi việc ấy, làm một cách thản nhiên, vô tư lợi…
Nhất là người trên là đối với kẻ dưới, cần phải cẩn thận nhiều về chữ Lễ, vì kẻ dưới với cái tâm cảm tự ti của họ, khó mà tha thứ những điều sơ suất của ta về lễ độ được” – (Trích Thuật xử thế của người xưa – Nguyễn Duy Cần).
Người trên thì thường hay thất lễ với kẻ dưới, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhưng họ đâu biết rằng, kết quả có thể nguy hiểm đến mức nào.Bố mẹ vợ của Daniel thật đã phải trả một cái giá quá đắt cho cái cao thú được khinh mạt, rẻ rúng anh con rể không môn đăng hộ đối. Anh Vương cũng vì một vài lời chê bai Đen mà mất mạng.Cô gái đang mang cái thai của Trọng Nhân cũng không còn cơ hội để hiểu ra vì sao người đàn ông đầu ấp tay gối với mình lại có thể dã man đến như vậy chỉ vì lời nhận xét hắn trẻ con. Và gia đình nhà chủ của Nguyễn Hữu Tình cũng đã không thể cùng nhau đón năm mới khi giao thừa cận kề chỉ vì những lời quát mắng dạy bảo người làm của mình.Hàng xóm thắp nén nhang chia buồn cho vợ chồng bà Hồng. (Ảnh: Zing.vn)
Con người ai cũng có nhu cầu được tôn trọng, nhưng kẻ tiểu nhân, thất chí thì sẽ phản ứng khác với người quân tử, khoáng đạt. Đó là sự cực đoan đến mông muội và khó lường.Có thể những bài học quá đắt giá sẽ giúp chúng ta phải nhìn lại cách mình đối với người khác, đặc biệt là với những người mà ta cho rằng kém cỏi hơn ta. Đối với ai thì cũng đều phải dùng Lễ để đối đáp, càng với người dưới thì càng phải dùng Lễ cho cẩn thận.
“Nói với người dưới vẫn có lễ. Quan trên nói với thông lại: ‘Cho tôi tập hồ sơ’. Chủ nói với người làm: ‘Tôi xin…’” – (Trích Hà Nội thanh lịch – Hoàng Đạo Thúy).
Đối với người thua kém, thiếu hụt về phương diện nào đó mà khắc sâu thêm vào sự tự ti của người ta, thì không chỉ là làm tổn thương họ. Mà còn có thể làm tổn thương chính mình, chính mạng sống của mình hay nhẹ nhàng hơn thì gây ra sự thiếu kính trọng và thù hận của người. Ta chẳng được gì mà lại chuốc thêm cái lo vào thân.Và hơn nữa, đối nhân xử thế chính là đối với người khác như cách mình muốn họ đối với mình, “thương người như thể thương thân”. Con người chỉ có thể cải biến và giáo huấn bằng lòng Thiện. Áp đặt, phán xét chỉ càng đẩy họ ra xa và mang tâm thù hận, phản bác ta mà thôi.
Đối với kẻ thất phu, lại càng không thể không dùng tấm lòng chân thành, bởi họ không dễ bị cảm hóa bằng lý lẽ, chữ nghĩa. Con người ai cũng mong muốn được trân trọng và yêu thương. Nếu người với người bớt phán xét, “dạy bảo” nhau, có lẽ đã không có thêm nhiều những đau thương không cần thiết.
Anh em nhà mình hay nói chơi, dìm hàng nhau. Cũng may phần lớn anh em đìu là quân tử chứ thôi cũng có nhìu án mạng xảy ra rùi. Nhưng ngoài đời ko có nhiều quân tử vậy đâu nhe, cẩn thận!
Nhứt là pé Quang, pé Sáu, Ngọc Bích, pé Tứng... hay dìm hàng và đánh vào lòng tự trọng của ngừ khác lém nè!
Văn Luyện , Đức Nghĩa , Hải Dương , Hữu Tình ...nhũng cái tên mà cha mẹ đặt cho con nghe nó chân chất , đạo đức ,rộng lượng và nhân hậu biết bao nhiêu nhỉ ?