Gởi thêm bài ca Vọng Cổ nữa, cũng do Ông Cậu của NP sáng tác vào đây để chú thaydat và anh chuongvang đọc chơi:
NỖI LÒNG NGƯỜI CÔ PHỤ (VỌNG CỔ)
Nói lối: Hai con ơi xuân nầy nữa là bảy mùa xuân chẵn Bảy mùa xuân ba con ở phương xa Bảy mùa xuân nối tiếp đi qua Nhà vắng vẻ ba mẹ con hiu quạnh
(vô vọng cổ) Hồi tưởng lại ngày ba con lên đường đi cải tạo, má ở lại với hai con mà khóc suốt … Câu 1: Đêm dài… Rồi má phải mua gánh bán bưng để đong từng lon gạo qua ngày. Có những buổi trời mưa bán ế, ba mẹ con mình phải ăn cháo trừ cơm (SL). Nhìn hai con mà nước mắt má trào tuôn, tuổi thơ ngây đã thiếu tình thâm phụ tử. Con người ta có đủ cha đủ mẹ, còn con của mình ba đấu không thấy. (dứt câu 1)
Câu 2:(bỏ 12 nhịp) Vất vả gian nan má ráng lo tần tảo, may áo mới cho con trong buổi khai trường… Con lớn con ngoan là má vui mừng. Chỉ mong cho hai con học hành tấn tới, thân má có quản gì sớm nắng chiều mưa (SL). Miễn sao con mình hai hai bữa cơm no, còn má thì cháo rau cũng đỡ dạ. Xuân mãn hè qua thu tàn đông đến, ngày tháng lụn dần mà ba có về đâu. (dứt câu 2)
Câu 3: (bỏ 12 nhịp) Nhớ những lúc trời mưa tầm tã, má nghỉ bán ở nhà lo vá áo cho con. Hồi còn ba thì con gót đỏ như son, ba đi cải tạo áo quần con rách rưới. Thương hai con tết nầy không áo mới, quanh quẩn ở nhà suốt mấy ngày xuân (SL). Nhìn con người ta chạy nhảy tung tăng, khoe quần áo đủ màu sặc sỡ. Rồi nhìn lại hai con mình thui thủi, đôi mắt cay cay má khóc tự bao giờ. (dứt câu 3)
Nói lối: Giữa thời buổi gạo châu củi quế Buôn bán qua ngày chỉ đủ sống đơn sơ Lần thăm ba con kỳ trước đến bây giờ Đã tám tháng vẫn chưa có tiền đi thăm nữa
(vô cọng cổ) Tám tháng trôi qua giữa rừng già Xuyên Mộc, chắc ba con mòn mỏi đợi… Câu 4: Tin nhà… không thấy thăm nuôi cũng không thấy gởi quà. Má liên tưởng những thứ ba trưa nắng, ba con đứng cạnh hàng rào nhìn ra phía nhà thăm (SL). Xe đến rồi bụi cuốn mù giăng, lòng nôn nóng chờ gọi tên thăm gặp. Nhưng phải đành thở dài vô vọng, chắc đêm đến suy tư và buồn tủi trong lòng.(dứt câu 4)
Câu 5:(bỏ 12 nhịp) Thư của ba con viết từ Xuyên Mộc, chan chứa yêu thương không bến không bờ… ba thương nhớ hai con từng phút từng giờ. Má vẫn biết mấy tháng qua ba con trông đợi, nhưng má chẳng đủ tiền sắm sửa thăm ba (SL). Bảy năm trời má tất tả ngược xuôi, lo cho hai con từng chén cơm manh áo. Má mong mỏi ngày ba con trở lại, cho phu thê phụ tử trùng phùng. (dứt câu 5)
Câu 6: (ca lót Lý Con Sáo, không bỏ nhịp nào) Đêm ba mươi Thiếu ánh trăng ngà chơi vơi (-) (-) Ngoài phương trời xa xôi Mây ơi mây cho ta nhắn đôi lời Mang về đến một người (-) Từ ngày lìa xa nhau đến nay Nhan sắc em theo tháng năm tàn phai Dù đường đời gian lao đắng cay Bao nhớ thương vẫn không mờ phai (vọng cổ) Phương ấy xa xôi giờ nầy anh yên giấc, hay nhớ đến con thơ mà thức suốt đêm dài (SL). Em liên tưởng nơi anh đang ở, suốt bốn mùa chỉ nghe tiếng chim kêu. Rừng xanh Xuyên Mộc xa vời Thương người lao lý ngậm ngùi xót xa. (dứt câu 6).
Xuyên Mộc ngày 17 tháng 3 năm 1982 Người tù Xuyên Mộc. -----o0o-----
Với nghệ thuật đếm thời gian,cho nhân vật trữ tình mong đợi ngày về của chồng và qua nhận xét của bản thân tác giả thể hiện niềm yêu thương vợ tột cùng nhưng đành bất lực...Hay.
Ngẫu hứng bình luận chơi không biết có đúng không , NP đọc đừng cười nha.Hi Hi..
Với nghệ thuật đếm thời gian,cho nhân vật trữ tình mong đợi ngày về của chồng và qua nhận xét của bản thân tác giả thể hiện niềm yêu thương vợ tột cùng nhưng đành bất lực...Hay.
Ngẫu hứng bình luận chơi không biết có đúng không , NP đọc đừng cười nha.Hi Hi..
Viết bài ca (cũng như soạn giả), có thể là viết theo tâm trạng chung của nhiều người trong một hoàn cảnh nào đó, cũng có thể là tâm sự của cá nhân người viết.
Nhưng bài ca khi đưa ra công chúng thì thuộc về tâm sự chung của nhiều người có hoàn cảnh giống nhau.
Kiểu như Tình Anh Bán Chiếu không hẳn là tâm sự của Viễn Châu hay của một anh bán chiếu nào đó, mà có thể là nỗi lòng chung của những người đi bán chiếu dạo có tâm sự giống nhau.
Nếu viết nhiều bài ca thì làm sao là tâm sự của riêng mình hoài được. Mà là nhìn vài bối cảnh xã hội rồi "tức cảnh sinh tình" viết ra. "Rơi" vào người nào thì người đó cảm nhận như chính mình. Nhưng phải là người có đúng tâm trạng và hoàn cảnh thật giống như vậy mới cảm nhận được. Người không có tâm trạng và hoàn cảnh như vậy thì dửng dưng!
Theo mình nghĩ, đây là phương thức tự sự với hình thức thể loại của bài vọng cổ, tác giả bộc lộ cảm xúc của riêng mình. NP nói như trên đối với Tình anh bán chiếu không sai nhưng ở đây tác giả có nằm trong hoàn cảnh ấy. Còn như tức cảnh sinh tình khi người viết không có nằm trong hoàn cảnh ấy. Nhận xét của NP về bài ca trên như vậy theo mình chưa sâu. Hi Hi...
Theo mình nghĩ, đây là phương thức tự sự với hình thức thể loại của bài vọng cổ, tác giả bộc lộ cảm xúc của riêng mình. NP nói như trên đối với Tình anh bán chiếu không sai nhưng ở đây tác giả có nằm trong hoàn cảnh ấy. Còn như tức cảnh sinh tình khi người viết không có nằm trong hoàn cảnh ấy. Nhận xét của NP về bài ca trên như vậy theo mình chưa sâu. Hi Hi...
Trong hoàn cảnh ấy (ở tù) nhưng gia cảnh mỗi người mỗi khác. Người thì chưa có con, người thì 1 con, người thì 2,3 con, người thì tạm đủ ăn, người thì nghèo đói, người thì vợ đi buôn bán, người thì vợ làm ruộng rẫy... không ai giống y như ai.
Bằng chứng là Ông Cậu của NP chưa có người con nào. Thành ra chưa hẳn là tâm sự của Ông.
Trong văn chương, cũng như bài vọng cổ việc cường điệu hoặc thay đổi tên họ số lượng nhân vật ngoài đời là không thể tránh khỏi. cho nên có thể những Dũng , Lan, gia đình có 2 con trong tác phẩm nhưng ngoài đời 3, 4 con không phải là tên con và số lượng con của tác giả ngoài đời nhưng đó chính là con tác giả. Nổi lòng người cô phụ thực chất đó là nỗi lòng của tác giả. Bài ca ấy có khi tác giả vào nhân vật trữ tĩnh người cô phụ để bọc lộ niềm thông cảm , niềm xót thương của tác giả đối với vợ con quá cực khổ, vất vả quá cô đơn.... Có khi tác giả trực tiếp bộc lộ. Trong bài tác giả dùng thời gian nghệ thuật để một mặt thể hiện nổi nhớ vì xa cách vợ con mặt khác sự bất lực không giúp gì cho vợ con trước những khó khăn vô vàng vì trong vòng lao lý. Ngoài ra nó còn thể hiện mong muốn thoát khỏi cảnh sống lao tù ấy.
Mình chỉ bình trên phương diện đọc tác phẩm để thấy được nôi dung tác giả đề cập và cái hay trong cách thể hiện nội dung ấy
Gởi thêm bài ca Vọng Cổ nữa, cũng do Ông Cậu của NP sáng tác vào đây để chú thaydat và anh chuongvang đọc chơi:
NỖI LÒNG NGƯỜI CÔ PHỤ (VỌNG CỔ)
Nói lối: Hai con ơi xuân nầy nữa là bảy mùa xuân chẵn Bảy mùa xuân ba con ở phương xa Bảy mùa xuân nối tiếp đi qua Nhà vắng vẻ ba mẹ con hiu quạnh
(vô vọng cổ) Hồi tưởng lại ngày ba con lên đường đi cải tạo, má ở lại với hai con mà khóc suốt … Câu 1: Đêm dài… Rồi má phải mua gánh bán bưng để đong từng lon gạo qua ngày. Có những buổi trời mưa bán ế, ba mẹ con mình phải ăn cháo trừ cơm (SL). Nhìn hai con mà nước mắt má trào tuôn, tuổi thơ ngây đã thiếu tình thâm phụ tử. Con người ta có đủ cha đủ mẹ, còn con của mình ba đấu không thấy. (dứt câu 1)
Câu 2:(bỏ 12 nhịp) Vất vả gian nan má ráng lo tần tảo, may áo mới cho con trong buổi khai trường… Con lớn con ngoan là má vui mừng. Chỉ mong cho hai con học hành tấn tới, thân má có quản gì sớm nắng chiều mưa (SL). Miễn sao con mình hai hai bữa cơm no, còn má thì cháo rau cũng đỡ dạ. Xuân mãn hè qua thu tàn đông đến, ngày tháng lụn dần mà ba có về đâu. (dứt câu 2)
Câu 3: (bỏ 12 nhịp) Nhớ những lúc trời mưa tầm tã, má nghỉ bán ở nhà lo vá áo cho con. Hồi còn ba thì con gót đỏ như son, ba đi cải tạo áo quần con rách rưới. Thương hai con tết nầy không áo mới, quanh quẩn ở nhà suốt mấy ngày xuân (SL). Nhìn con người ta chạy nhảy tung tăng, khoe quần áo đủ màu sặc sỡ. Rồi nhìn lại hai con mình thui thủi, đôi mắt cay cay má khóc tự bao giờ. (dứt câu 3)
Nói lối: Giữa thời buổi gạo châu củi quế Buôn bán qua ngày chỉ đủ sống đơn sơ Lần thăm ba con kỳ trước đến bây giờ Đã tám tháng vẫn chưa có tiền đi thăm nữa
(vô cọng cổ) Tám tháng trôi qua giữa rừng già Xuyên Mộc, chắc ba con mòn mỏi đợi… Câu 4: Tin nhà… không thấy thăm nuôi cũng không thấy gởi quà. Má liên tưởng những thứ ba trưa nắng, ba con đứng cạnh hàng rào nhìn ra phía nhà thăm (SL). Xe đến rồi bụi cuốn mù giăng, lòng nôn nóng chờ gọi tên thăm gặp. Nhưng phải đành thở dài vô vọng, chắc đêm đến suy tư và buồn tủi trong lòng.(dứt câu 4)
Câu 5:(bỏ 12 nhịp) Thư của ba con viết từ Xuyên Mộc, chan chứa yêu thương không bến không bờ… ba thương nhớ hai con từng phút từng giờ. Má vẫn biết mấy tháng qua ba con trông đợi, nhưng má chẳng đủ tiền sắm sửa thăm ba (SL). Bảy năm trời má tất tả ngược xuôi, lo cho hai con từng chén cơm manh áo. Má mong mỏi ngày ba con trở lại, cho phu thê phụ tử trùng phùng. (dứt câu 5)
Câu 6: (ca lót Lý Con Sáo, không bỏ nhịp nào) Đêm ba mươi Thiếu ánh trăng ngà chơi vơi (-) (-) Ngoài phương trời xa xôi Mây ơi mây cho ta nhắn đôi lời Mang về đến một người (-) Từ ngày lìa xa nhau đến nay Nhan sắc em theo tháng năm tàn phai Dù đường đời gian lao đắng cay Bao nhớ thương vẫn không mờ phai (vọng cổ) Phương ấy xa xôi giờ nầy anh yên giấc, hay nhớ đến con thơ mà thức suốt đêm dài (SL). Em liên tưởng nơi anh đang ở, suốt bốn mùa chỉ nghe tiếng chim kêu. Rừng xanh Xuyên Mộc xa vời Thương người lao lý ngậm ngùi xót xa. (dứt câu 6).
Xuyên Mộc ngày 17 tháng 3 năm 1982 Người tù Xuyên Mộc. -----o0o-----
đọc bài hát mà khóc theo luôn. Phải chi cô Út thể hiện bài nay nhỉ?
À, Nguyenphuc ơi, phải khâm phục là Ông Cậu có trí nhớ siêu phàm đó, trong tù họ đâu có cho mình giấy viết đâu mà viết. Nên viết trong đầu thôi hà
đọc bài hát mà khóc theo luôn. Phải chi cô Út thể hiện bài nay nhỉ?
À, Nguyenphuc ơi, phải khâm phục là Ông Cậu có trí nhớ siêu phàm đó, trong tù họ đâu có cho mình giấy viết đâu mà viết. Nên viết trong đầu thôi hà
Phải phải... cô Út sở trường về những bài ca nội dung đại loại như bài nầy.
Ông Cậu viết cũng nhiều, kể cả các loại bài bản, nhưng không tài nào nhớ hết. Trong tù cứ mươi bữa nửa tháng là bày bán "chợ trời" thì làm sao giấu đút ở đâu được.
Bày bán "chợ trời" là tất cả tù tập họp ra sân trại, bày tất cả tư trang đồ dùng cá nhân ra trước mặt cho công an trại tù khám xét, trong phòng giam thì công an lục soát, moi móc không chừa chỗ nào hết. Vì vậy mà chỉ nhớ trong đầu thôi.