Mới đó mà đã hơn hai mươi năm rồi với biết bao nhiêu buồn vui, trải nghiệm với đoàn cải lương Tây Ninh, từ một cô bé học việc khi vừa mới tốt nghiệp Khóa 15 Khoa Cải lương của trường Nghệ thuật sân khấu II do Nhà giáo ưu tú Diệu Đức giảng dạy, giờ Anh Thư là diễn viên chính của đoàn, vừa mới nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú do Nhà nước phong tặng năm 2015.
Năm 1995, cầm bằng tốt nghiệp Anh Thư quyết chọn đoàn cải lương Tây Ninh làm nơi khởi nghiệp. Bởi nơi đó là một đơn vị nghệ thuật nghiêm túc, có những nghệ sĩ tài năng như NSƯT Kim Thoại, NSƯT Thanh Thanh Mai – Sâu xa hơn là còn tình cảm quê hương.
Anh Thư muốn gần gũi gia đình ở Tây Ninh để có điều kiện chăm sóc cho người cha, mà cô là cô con gái út, được thương yêu, cưng chìu nhất. Khởi đầu Anh Thư vào những vai phụ, rất ít đất diễn và liên tục trong mấy năm liền cô đảm trách những vai bé con. Có lúc mọi người ở đoàn đã quên Anh Thư là cô gái trưởng thành mà cứ nghĩ đó là một cô bé, một diễn viên nhí 13 – 14 tuổi!
Chất giọng trung bình, không có gì đặc biệt, bù lại Anh Thư có kỹ thuật ca rất vững, chắc nhịp luôn thể hiện được thần hồn, chiều sâu nội dung bài hát hay, lột tả được tính cách nhân vật qua nghệ thuật ca diễn của mình. Bên cạnh một Kim Thoại đang thời rực rỡ, một Thanh Thanh Mai có giọng ca đầy nội lực, Anh Thư vẫn nổi lên tạo cho mình bản sắc riêng, trở thành một nghệ sĩ ca diễn đầy triển vọng.
Cô đã đoạt huy chương vàng giải Triển vọng Trần Hữu Trang, huy chương bạc trong các cuộc thi tài năng trẻ toàn quốc, và huy chương vàng Hội diễn nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc đủ chuẩn để được xét danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Thành công của Anh Thư trên sân khấu Tây Ninh là do sự khổ luyện nghiêm túc của bản thân, cô biết cách khắc phục những nhược điểm của mình, phát huy những ưu điểm.
Những vai diễn của Anh Thư luôn để lại ấn tượng tốt đẹp cho người xem. Có thể diễn nhiều vai tính cách khác nhau, nhưng sở trường của cô là những vai đào thương.Với lối diễn xuất tinh tế, chân thật, thể hiện đúng bản lãnh của một nghệ sĩ được đào tạo từ trường nghệ thuật chính quy cùng với những kinh nghiệm học hỏi được từ những bậc đàn anh, đàn chị ở đoàn cải lương Tây Ninh đã nâng Anh Thư trở thành một diễn viên có tài, có đức.
Một gương mẫu về sự phấn đấu, rèn luyện, tận tụy, miệt mài với nghề, khiêm tốn, học hỏi, khiêm nhường, tế nhị trong ứng xử hàng ngày, không kiêu căng, màu mè. Trên sân khấu thì diễn hết mình, trong đời sống thường ngày thì Anh Thư giản dị, bình thường như bao nhiêu người khác, chấp hành nghiêm túc kỷ luật của cơ quan, đơn vị, không nề hà khóc nhọc, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công.
NSƯT Anh Thư là mẫu diễn viên tài đức vẹn toàn của hệ văn công Nhà nước. Sự cống hiến hết mình của Anh Thư cho đơn vị nghệ thuật tỉnh nhà đã đem đến cho cô rất nhiều thành công cá nhân. Trên hết là lòng thương yêu của khán giả, sự tôn trọng của đồng nghiệp và sự hãnh diện của gia đình.
Nhìn con gái út Anh Thư ngày càng trưởng thành, có uy tín xã hội, có tài năng ba của cô càng vui sướng hơn khi thấy con nhận được danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Ngoài biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp, Anh Thư còn tham gia phong trào đờn ca tài tử ở quê hương. Nắm vững căn cơ 20 bài bản Tổ, Anh Thư ca điệu gì ra điệu đó, Nam, Ngự, Bắc, Oán… rõ ràng.
Từ ngày NSƯT Kim Thoại làm công tác quản lý, không còn biểu diễn nữa, Anh Thư và Thanh Thanh Mai là đôi diễn viên nữ chánh của đoàn Tây Ninh hơn 10 năm qua. Rồi Thanh Thanh Mai cũng dần lui vào hậu trường, ít biểu diễn hơn, Anh Thư cùng với Hồng Cẩm trở thành một đôi đào đẹp, trẻ trung được khán giả Tây Ninh yêu mến.
Năm 2015 đánh dấu sự nghiệp huy hoàng của Anh Thư, ngoài danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, cô còn xuất sắc đoạt thêm một huy chương vàng Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại Bạc Liêu. Nhưng niềm vui không trọn vẹn, người cha thân yêu của cô coi cô con gái út là niềm tự hào, đã qua đời vào ngày mùng 2 Tết Bính Thân vì bệnh già ở tuổi ngoài 80.
Chúng tôi thành thật chia buồn cùng NSƯT Anh Thư và gia đình, mong cô sớm vượt qua nỗi đau buồn to lớn, dành hết tâm sức cho sân khấu cải lương Tây Ninh. Đó cũng là cách tưởng nhớ công ơn với đấng sanh thành.
Tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ trẻ, sớm thành danh, riêng với Anh Thư tôi có những ấn tượng khá đặc biệt. Cô luôn giản dị, không lộ gì dáng vẻ nghệ sĩ bên ngoài, nhưng khi bước lên sân khấu thì lại là một con người khác, con người của nghệ thuật, luôn nhiệt huyết, hết lòng với vai diễn đầy cảm xúc.
Tuổi còn trẻ, sự nghiệp phía trước còn dài, Anh Thư sẽ còn tiến xa trên đường nghệ thuật, sẽ tiếp nối những Kim Thoại, Thanh Thanh Mai trở thành cánh chim đầu đàn dìu dắt thế hệ diễn viên đàn em tiếp nối, gìn giữ và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương ở Tây Ninh.
Cũng tại đây- chiến khu B của rừng Tây Ninh, bên dòng suối Đa Ha trữ tình, Thanh Hiền đã gặp danh cầm miền Tây - nhạc sĩ Mười Dõng với ngón đờn kìm tuyệt kỹ, ông đã lắng nghe và cố công học tập.
Nhạc sĩ Mười Dõng tên thật là Đinh Trung Dõng, thường gọi Mười Đờn, sinh năm 1918, quê quán Lai Vung Sa Đéc, đúng là có ngón đờn kìm tuyệt kỹ, nổi tiếng từ những năm 1940 của thế kỷ trước.
Ông có đờn bản Quả Phụ Hàm Oan (độc tấu kìm) cho cô/bà Bạch Huệ ca rất là hay, có thể nói là độc nhất vô nhị. Nhưng tiếc thay hiện nay không còn audio để lại (Ba Tu có đờn bản Quả Phụ Hàm Oan, nhưng so với ông Đinh Trung Dõng thì không có một "phé" nào để sánh). Ông Đinh Trung Dõng cũng có độc tấu kìm bản Đảo Ngũ Cung cũng độc nhất vô nhị, từ xưa tới nay chưa có ai đờn được như vậy, nhưng cũng tiếc thay, không có audio lưu lại. Chỉ có một người duy nhất học được bản Đão Ngũ Cung này (học theo tiếng đờn phát thanh mỗi buổi trưa hàng ngày trên làn sóng đài phát thanh TP.HCM hồi khoảng 1980-1983). Người đó là Ông Mười hiện nay đang định cư ở Florida, Hoa Kỳ. Nhưng ông Đinh Trung Dõng đờn bản Nam Xuân thì chữ đờn không hay, mặc dù ngón nhấn gân guốc của ông cũng thuộc loại độc nhất vô nhị.
NP cũng rất ái mộ ông Đinh Trung Dõng (qua lời kể của Ông Mười Floriada), nhưng tiếc rằng vì sinh sau đẻ muộn nên không được nghe ông đờn, và ông cũng không có lưu lại bất cứ audio nào có tiếng đờn của ông.
Lúc trước, mình có nghe ông đàn 2 câu vọng cổ với cây đàn kìm, ở một clip nào không nhớ, nghe cũng đã lắm. Người đàn kìm này rất giống với ông ấy.
Clip này NP cũng đã có nghe rồi (2 câu vọng cổ đờn kìm dây hò tư). Đờn không hay. Nhìn cách bấm ngón tay là biết không thể đờn hay được rồi. Đờn kìm phải bấm bằng lóng tay, đàn guitar bấn đầu ngón tay. Nhưng trong clip đó người đờn kìm bấm bằng đấu ngón tay thì tiếng đờn không thể nào gân guốc, chắc nịch được. Với lại clip đó chữ đờn không hay.