Chủ đề: Nghệ sĩ Kim Nguyên

  1. MEM
    Avatar của MEM
    Nghệ sĩ Kim Nguyên


    Nghệ Sỹ Kim Nguyên sanh năm 1930 tại Cần Giuộc trong một gia đình nghèo, cha mẹ không có ruộng, phải đi làm mướn. Ông mê cổ nhạc và học đờn từ nhỏ. Năm 16 tuổi NS Kim Nguyên được cha cho đi học nghề thợ bạc và nhờ nghề này, gia đình ông trở nên khá giả. Ông mời nhạc sĩ Văn Vĩ về nhà dạy guitar ta và mời danh cầm Tư Huyện về dạy đờn vĩ cầm. Năm 20 tuổi ông bắt đầu đờn cho đài Pháp Á. Sau đó ông bắt đầu ca cho sân khấu Ngọc Kiều (cũ và mới, chung với Hùng Cường và Thanh Sang), ban Thành Công và ông cũng có ban cổ nhạc riêng hát cho đài phát thanh Sàigon tên là Hương Nam. Ông nổi tiếng với bộ dĩa "Chuyến đò hừng sáng" do hãng Hồng Hoa phát hành. Bầu Long đoàn Kim Chung nghe tiếng nên mời NS Kim Nguyên về hát cho đoàn từ đó.

    Ngày 22 tháng 3 năm 1966 vợ NS Kim Nguyên từ trần để lại cho ông 9 người con còn nhỏ nên ông phải từ giã sân khấu để về chăm sóc các con và tiệm vàng (tiệm vàng tên Kim Nguyên), nhưng thỉnh thoảng ông cũng hát cho đoàn của ông Năm Châu và Kim Hoàng-Như Mai.

    Sau năm 75, ông được mời làm giám đốc rạp Hưng Ðạo gần 2 năm, sau đó ông đờn cho hãng Asia và các đoàn cải lương cho đến khi qua Mỹ đoàn tụ với các con vào năm 1990.

    Giọng ca của ông cũng là một trong những giọng ca hay của sân khấu cải lương nhưng các tác phẩm của ông thấy ít được phổ biến. Trang nhà có sưu tầm được 01 số tác phẩm của ông sẽ sớm đưa lên chia sẻ cùng mọi người thưởng thức như: Tự Đức khóc Bàng Phi, Bến vắng chiều thu, Tấm ảnh ngày xưa, Tìm con...

    Mọi người có thông tin, tư liệu (hình ảnh, audio) gì của Kim Nguyên chia sẻ thêm nhe!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (11-07-2015)

  3. chobackinh
    Avatar của chobackinh
    Một ít tin tức về " Nghệ sỹ Kim Nguyên " nhưng mà là một tài liệu quý giá đóMEM.

    Hồi chị còn nhỏ, chị rất thường nghe cải lương đài phát thanh thì giọng hát của nghệ sỹ Kim Nguyên coi như là chiếm lĩnh một phần chương trình phát sóng .

    Anh Kim Nguyên hát hay, chân phương không thua gì NS Út Trà Ôn .
    Kim Nguyên được mời về đoàn Kim Chung hát trước và sau đó mới đến Hùng Cường, Minh cảnh .

    Như vậy là NS Kim Nguyên đến hôm nay đã 80 tuổi rồi , nhưng mà thỉnh thoảng chị xem các viéo thấy anh ấy vẫn tráng kiện lắm !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 5 Users Say Thank You to chobackinh For This Useful Post:

    MEM (26-03-2017), romeo (11-07-2015)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Cảm ơn thông tin của chị Chobackinh! Ngày xưa chị đi xem và biết nhiều thông tin quá, ko biết có audio hay hình ảnh gì ko thì chia sẻ với tụi em nhe! Thanks chị!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (11-07-2015)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Chú Kim Nguyên ngày xưa đẹp quá




    Giờ (2009) vẫn còn đẹp lão

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (11-07-2015)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Một cuộc chơi: Đờn ca tài tử

    :

    Các nghệ sĩ Đờn Ca Tài Tử San Jose, California, Hoa Kỳ

    Nhân dịp một cựu giáo sư âm nhạc của trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, Ông Hoàng Cơ Thụy, sang thăm thân nhân tại Hoa Kỳ, một số cựu giáo sư âm nhạc của trường như GS Ngọc Dung, Mai Dung, v.v..., đã có cuộc họp mặt thân mật tại nhà GS Ngọc Dung tại San Jose, Bắc Cali vào chiều Chúa Nhật 05/7/2015 lúc 4:00pm.
    Trong dịp họp mặt thân mật nầy, các cựu giáo sư đã cầm lại cây đàn để cùng một số học trò và thân hữu dạo khúc tri âm trong một buổi sinh hoạt Đàn ca Tài tử . Những bài bản cổ của cổ nhạc Nam Phần được tấu lên, người nghe say mê… và người đàn cũng thêm phần hứng khởi.
    Trong dịp này cũng có một số thầy đờn cải lương, cổ nhạc, họp mặt dạo đàn như nhạc sĩ Tư Kim Nguyên, Văn Hoàng, Phan Trương góp tiếng đàn, và các nghệ sĩ trẻ còn đam mê cổ nhạc như La Nguyệt Thanh, Cọp, Quang Chánh, Diễm, v.v... tham dự góp tiếng ca. Những bài cổ bản 3 Nam, 6 Bắc, 4 Oán được dịp tấu lên. Nhân dịp nầy người nghe có dịp phân biệt được thế nào là đàn ca tài tử, thế nào là nhạc cải lương và bài bản. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng cổ nhạc Nam Phần là cải lương, là 6 câu vọng cổ. Theo Gíao sư Hoàng Cơ Thụy Vọng cổ, hay cải luơng là cổ nhạc. Nhưng đó không phải là đờn ca tài tử. Như tên gọi, Đờn ca tài tử rất tài tử. Có thể nói đờn ca tài tử là một cuộc chơi, một cuộc chơi của những tâm hồn phong lưu tìm bạn tri âm qua lời ca tiếng nhạc. Nó không có một nguyên tắc, lề luật nào về một cuộc chơi tài tử như là phải có bao nhiêu người, ca hát bao nhiều bài, thời gian, v.v... Bất cứ ai biết đàn, biết ca là có thể tham dự. Đôi khi một người một đàn cũng làm được một cuộc chơi, nhưng lý tưởng thì cần đủ 4 cây: tranh - cò - kìm - sáo (sau này có thêm đờn sến, độc huyền cầm, lục huyền cầm (guitar phím lõm) cùng hòa điệu. Một cuộc chơi tài tử ít nhất cũng vài tiếng đồng hồ, có khi kéo tới... 2, 3 ngày. Ai đàn mệt, ca mệt thì ra nghỉ, có người vào thế, xong thì lại vào chơi tiếp, chơi tới hết người thì thôi.
    Hôm nay cũng thế, cuộc chơi tài tử' có GS Ngọc Dung đàn tranh, GS Thụy đàn kìm, tư Kim Nguyên đàn Violon, Hai Quang đờn cò, Văn Hoàng đàn lục huyền cầm, v.v... Tiếng đàn, tiếng ca kéo dài liên tục từ 4:00pm đến 10:00pm vì lý do giữ im lặng cho nên cuộc chơi tạm ngưng. Theo một người thưởng thức, cụ Trần Văn Chơn, thì c“ó thể nghe tới sáng”.
    Nhiều người có thể lầm tưởng rằng đờn ca tài tử” dễ dàng, là “tài tử” không cần phải học…. Thật tế khác xa, theo GS Thụy “muốn đờn ca tài tử phải có học n“ghề”, không học nghề thì không hòa tấu được.” Theo GS Thụy thì “ bài bản của đàn ca tài tử rất phong phú.” Trong đó, quan trọng nhất là 20 bài tổ gồm: 6 Bắc là Lưu thủy, Phú lục, Tây Thi, Cổ bản, Bình bán, Xuân tình, 3 Nam là Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung, 4 oán là Tứ đại, Giang Nam, Phụng hoàng, Phụng cầu, 7 bài nhạc lễ là Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc. Những bài bản nầy thường là những bài lớn rất dài và phức tạp, có khi hơn 10 phút mới chơi hết một bài, và đạt trình độ “cổ điển” về nhạc lý. Ngoài ra còn có các bài lý, ngâm, 8 bài ngự...”
    “ Cuộc chơi tuy “tài tử” nhưng người chơi không thể là tay ngang. Mà để “chơi” cho bằng anh bằng em thật không đơn giản chút nào khi để thuộc hết 20 bài tổ là đã có thể bạc đầu, lại còn phải tạo phong cách với các “ngón đàn” iêng, cách “luyến láy” ring. Những “thầy đờn” có ngón độc chiêu rất được coi trọng thường được những gia đình giàu có rước về nhà “thọ giáo”.
    GS Thụy còn cho biết thêm có nhiều người có thể đàn cho cải lương diễn tuồng trên sân khấu được, nhưng chưa chắc đờn cho 20 bài tổ được. Vì “những bài bản nầy dài và phức tạp.
    Hiện nay, theo GS Thụy, bộ môn cổ nhạc Nam Phần có thể đang dần dần mai một vì không có người chơi, không có người nghe. Hầu như lớp trẻ đổ xô vào “nhạc mới”, theo trào lưu “tây phương hóa” với những bài ca tân nhạc, kích động nhạc, v.v...Mỗi một dân tộc có một cách sống riêng, một nếp suy nghĩ riêng… và từ đó sinh ra nền văn hóa riêng biệt. Văn hóa là bao gồm những sinh hoạt văn chương, học thuật và ca nhạc. Việt Nam cũng có một nền âm nhạc riêng biệt lưu truyền qua tiến trình dựng nước.
    Ca nhạc Việt nam có thể kể một số loại như: Bài chòi, Ca Huế, Ca trù, Cò lả, Cải lương, Chầu văn , Đờn ca tài tử, Hát bội, Hát chèo, Hát dô, Hát dặm, Hát đúm, Hát ghẹo, Hát sắc bùa, Hát trống quân, Hát ví, Hát xoan, Múa bóng rỗi, Hát vè, Hò, Hò Lý, Lễ nhạc, Nhạc cung đình, Quan họ, Tuồng, Vọng cổ, v.v... Những điệu ca, giọng hát, thể điệu nầy bây giờ người ta xếp vào loại cổ nhạc, để so sánh với tân nhạc là những bài ca sắp xếp theo 7 nôt nhạc của tây phương.
    Rất it người Việt Nam hiểu được tường tận những thể loại nầy, ngoại trừ các nhà nghiên cứu.Nhiều người Việt có thể biết sự tích Nam tiến của dân tộc, kể từ khi Công nữ Ngọc Vạn, Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II vào năm Canh Thân (1620), đã tạo cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Và dân ta trên đà Nam tiến đã đến vùng sông nước Cửu Long để hình thành nơi vùng đất nầy một đời sống mới, một hình thức nghệ thuật đàn ca …thích hợp với vùng này …và có tên gọi cổ nhạc Nam Phần…. Trong các hình thức đàn ca đó, loại đờn ca lúc ban đầu có tên là Đàn Ca Tài Từ. Và đây là một cuộc chơi của đám người bình dân thưở đầu đi mở nước về phương Nam. Dòng nhạc đó hình thành gần 300 năm, nhưng hiện nay đã dần dần mai một.
    Nhắc đến vùng sông nước Cửu Long, Nam Kỳ Lục Tỉnh, người ta thường nghĩ ngay đến câu vọng cổ, đến sân khấu cải lương, xem đây như là nét đặc biệt đáng yêu, đáng nhớ của xứ “miệt vườn”. Thực tế không hẳn như vậy, đời sống ở “miệt vườn” còn một dòng nhạc khác, trôi nổi với đời thường, lặng lẽ sống với người dân bình dị, nhưng chính nó mới “rặt” Nam Kỳ Quốc, nó là mẹ đẻ của cải lương, và từ bao đời nay nó đã ăn vào máu của người dân nơi đây, đó là đờn ca tài tử.Hơn hai trăm năm trước, từ cội nguồn nhạc lễ, nhạc cung đình ở Huế đã sinh ra nghệ thuật đờn ca tài tử ở vùng đất mới Phương Nam. Nhạc tài tử Nam Kỳ ngày càng phong phú, nói lên được tình cảm và đời sống của dân cư “miệt vườn” ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo nhiều người am hiểu cho rằng hơn 200 năm trước, khi Đức Tả quân Lê Văn Duyệt vào Nam, Đức Tả quân đưa âm nhạc “cung đình” vào đời sống của người dân, và từ đó xuất phát nền nhạc đặc biệt gọi là nhạc “tài tử” (để phân biệt với nhạc cung đình).
    Một cuộc chơi "Tài tử" nhưng “chuyên nghiệp”
    Như đã nói, vì tính tài tử đó mà đàn ca tài tử dễ bị hiểu lầm là bình dân, là không chuyên nghiệp. Thực tế đàn ca tài tử vừa là âm nhạc dân gian vừa là âm nhạc bác học. Tính dân gian là phổ biến sâu rộng trong đời sống người bình dân. Còn tính bác học là ở sự khuôn thước của các bài bản lớn. Nhiều người còn lầm cho rằng đàn ca tài tử là cải lương thu gọn, là 6 câu vọng cổ, là tân cổ giao duyên…. Thật tế thì “cải lương là cải lương, tài tử là tài tử, bải bản là bài bản đâu ra đó làm sao lẫn lộn được. Nhưng bây giờ hình như không ai biết phân biệt”. GS Ngọc Dung đưa nhận xét.
    Nhiều người khi về thăm quê, đến miền Tây, tham dự các “tour” du lịch lại cho rằng “đàn ca tài tử” đang sống lại. Chưa hẳn như vậy, vì sao "“mang danh là đàn ca tài tử nhưng chủ yếu là ca vọng cổ, hát cải lương trích đoạn cải lương hồ quảng chứ có hát bài bản tài tử đâu"”. Một người có am hiểu cổ nhạc miền nam, đưa nhận xét. Thực sự nghe được bài bản cổ đã khó, ca hoặc đờn được bài bản cổ lại càng khó hơn. Cổ nhạc Nam Phần sẽ chết dần mòn là ở điểm nầy.
    Theo GS Mai Dung thì đàn ca tài tử hiện nay đã đi quá xa so với cái gốc của nó. Nó bị cải lương hóa, bài bản bị rút ngắn. Khó có ai thuộc được 20 bài tổ. Nhiều người có am hiểu về “bài bản” cho rằng vài năm nữa những bậc thầy của đờn ca cổ nhạc, biết bản cổ mất đi thì chắc chắn các bài bản sẽ mất theo. Người ca thì có thể còn nhưng người đàn điêu luyện bài bản cho đúng, cho hay chắc không còn nữa. Nhưng tại sao bài bản phải rút ngắn. GS Thụy cho biết “vì mấy bải tổ nhịp đi chậm rãi khoan thai, nhiều bài kéo dài dễ làm cho người ta buồn ngủ. …Ngoài ra, khi lên hát tuồng phải nhanh, phải biến tấu cho theo kịp cảnh …nên bài bản phải cắt ngắn cho phù hợp…”
    Theo GS Ngọc Dung thì việc đào tạo “truyền nhân” rất khó vì “môn này đòi hỏi rất nhiều ở năng khiếu của người học mà còn phải có sự kiên nhẫn nữa.” Học ca hay học đàn đều đòi hỏi sự kiên nhẫn và đam mê. Khi học ca bắt đầu từ những bài bản nhỏ như Lưu thủy đoản, Kim tiền, Bình bán vắn... để người học biết nhịp, biết cách lấy hơi rồi mới học đến những bài bản khác khó hơn. Học ca vọng cổ dễ hơn học bài bản, và tâm lý thính giả hiện nay lại không thích nghe bài bản mà chuộng vọng cổ, cải lương cho nên càng xa rời cái gốc “bản cổ”.
    GS Ngọc Dung, cựu giáo sư đàn tranh tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, hiện nay dạy đàn cho những ai còn yêu thích bộ môn nghệ thuật nầy. GS có ban cổ nhạc Tiếng Vọng Quê Hương, là nơi các nghệ sĩ, các thinh giả còn hâm mộ tiếng đàn, câu ca “tài tử ”…hàng năm vẫn giỗ tổ tại nhà quy tụ hầu hết nghệ sĩ đàn ca tài tử quy tụ về.
    Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn trẻ còn ham một bộ môn cổ nhạc đang cố làm sống lại bằng cách tập họp cùng nhau đàn ca “tài tử” và phục vụ các sinh hoạt cộng đồng như Nghê Lữ, và Phương Thu với ban Hương Tình Quê.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (12-07-2015), nguyenhoangtuan (12-07-2015), romeo (28-07-2015), SauLucBinh (26-07-2015), thaydat (12-07-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc


    Nghệ sĩ Kim Nguyên kéo vĩ cầm (violon)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (12-07-2015), nguyenhoangtuan (12-07-2015), romeo (28-07-2015), Thanh Hậu (12-07-2015)

  13. Hồ Chí Đúng
    Avatar của Hồ Chí Đúng
    Chào mọi người ,sao mình tìm trên cải lương số hổng có mấy bài hát của Kim Nguyên dậy ? mọi người chỉ mình cách nghe với mình cảm ơn ạ
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to Hồ Chí Đúng For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-07-2015), MEM (26-07-2015), romeo (28-07-2015)

  15. MEM
    Avatar của MEM
    Chú cũng ít bài. Để có gì mình đưa lên rồi để ở topic này cho bạn thưởng thức nhé!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (28-07-2015)

ANH EM CHANNEL