Chú thaydat xem đây, NP nói có sách mách có chứng (scan trang sách Nhạc cổ điển Việt Nam xuất bản hồi thập niên 1950's), chứ không phải như mấy ông thầy mò, mò tầm bậy, nói Xang Xừ Líu 21 câu. Đã vậy mà còn truyền cái dốt cái tầm bậy ra cho mọi người đều hiểu lầm, lấy cái sai làm cái đúng. Lâu dần nếu không có người chấn chỉnh thì cổ nhạc càng ngày càng sai, chí ít cũng sai về căn bản.
NP thấy người ta làm karaoke bản Hoài Tình (và bản Sương Chiều) cũng sai y chang. Họ đâu có biết trường canh hoãn điệu !
Mấy thầy mò, cứ học mò theo audio, nghe rồi canh nhịp theo kiểu nhịp vọng cổ rồi phân nhịp tầm bậy.
Nói thì đụng chạm và bị Mod Giang Tiên la rầy là "hỗn", dám phê bình các thầy (là cầy thác). Nhưng NP có tính thẳng thắn. có sao nói vậy, biết sao nói vậy, không thiên vị, không nịnh bợ... Nói thật, NP nghe qua là biết ai học đàn có thầy chân truyền, ai đàn mò theo audio hoặc video.
Lẽ ra không nên nói, nhưng vì chú thaydat hỏi tới hỏi lui rằng ai cũng nói Xang Xừ Líu 21 câu mỗi câu 1 nhịp tại sao NP nói Xang Xừ Líu chỉ có 8 câu, do đó mà NP scan trang sách có bản Xang Xừ Líu này để chứng minh là không phải NP tự vẽ ra. muốn nói sao nói.
Tất cả những người (nhạc sĩ) đàn mà có audio (hoặc video) upload lên internet, NP đều có nghe qua từng bản và biết ai sao sao hết rồi, nhưng không nói ra (có 1 "nhạc sĩ" đàn bản Tứ Đại Oán hết sức là tầm bậy, chỗ chữ đàn liu tích XỪ mà ổng đàn xế xang XỰ). Chỉ nói (bàn luận) với những người thân coi như trong gia đình. Đó là ông cậu của NP và 2 người bạn của ông cậu, trong đó có ông mà hồi Thiện Vũ 18 tuổi từ Long Xuyên xuống Rạch Giá (vì nghe tiếng ổng) tìm ổng hoà đàn. Đàn xong đổ mồ hôi hột. Sau đó nhiều năm về nhà khổ công luyệp tập rơ đàn và nhịp, lại tìm xuống ổng (trước khi ổng đi H.O) xin hoà lại và nói, hồi đó tôi hoà với ông muốn chết vì nhịp và rơ đàn. Tôi về khổ công luyện theo rơ (và nhịp) của ông mà vẫn chưa được như ý.
Ông đó, nghe ông cậu của NP kêu bằng anh Mười (vì là học trò của nhạc sư Mười Khói ở vùng Cà Mau Rạch Giá hồi xưa), thật ra ông ấy không phải thứ mười.
Một ông nữa, nghe ông cậu của NP kêu bằng anh Ba (sự thật cũng không phải thứ ba), vì ông này là học trò của nhạc sư Ba Thu ở Long Xuyên. Nhạc sư Ba Thu có tiếng hồi những thập niên 30s, 40s, 50s.
Không biết chú thaydat ở Long Xuyên có nghe danh tiếng nhạc sư Ba Thu hay không. Ông Ba Thu hồi đó dạy một bản oán giá 1 chỉ vàng 24k.