1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi vui lòng cho tôi hỏi sự khác nhau khi rao quảng và bài sương chiều, khốc hoàng thiên như thế nào .Xin cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    huongle (23-04-2015), MEM (23-04-2015), romeo (22-04-2015), SauLucBinh (22-04-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Sương Chiều, Tú Anh, Khốc Hoàng Thiên v.v... đều thuộc về hơi quảng nên rao hơi quảng đại khái như nhau.
    Tuy nhiên khi rao bản nào thì nhồi đi nhồi lại một số chữ đàn đặc trưng của bản đó để người nghe dễ nhận biết và bắt giọng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    huongle (23-04-2015), MEM (23-04-2015), romeo (24-04-2015), SauLucBinh (23-04-2015), thaydat (22-04-2015)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Cổ nhạc có 6 hơi căn bản là bắc nam ai oán xuân quảng.
    Những hơi khác cũng từ 6 hơi căn bản trên biến thể ra.
    Biến thể là do những chữ đàn đặc trưng của một số bài bản, người đàn chú trọng những chữ đàn đặc trưng đó mà nhồi tới nhồi lui để có ""nét đặc thù".
    Ví dụ như Đảo Ngũ Cung thì rao đàn hay nhồi phàn xê, Xàng Xê thì hay nhồi xề u, bản quảng thì hay nhồi líu xàng xê líu cống, xán cồng liu ú xán liu cồng vuốt xuống liu như (Sương Chiều, Xang Xừ Líu), hoặc xừ vuốt xuống xang (như Khốc Hoàng Thiên, Phong Ba Đình...).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    huongle (23-04-2015), MEM (23-04-2015), phoiphavt (12-11-2019), romeo (24-04-2015), SauLucBinh (23-04-2015), thaydat (22-04-2015)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Những chữ nhạc cuối cùng dứt của câu rao quảng nói riêng và ? Sương chiều ? Khốc hoàng thiên?...xin cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    huongle (23-04-2015), MEM (23-04-2015), romeo (24-04-2015), SauLucBinh (23-04-2015)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Thường thường người ta nhấn mạnh (accent) chữ đàn vô đầu và câu đầu tiên của bản mà họ sẽ đàn.
    Cũng như những bản ai oán (mùi) người ta thường nhồi đi nhồi lại và dứt câu rao bằng chữ HÒ, LIU vì những bản đó thường vô hò liu hoặc dứt hò liu. Nhồi hò liu để người ca bắt giọng.
    Đó là nói về chân phương, còn hoa lá thì Sương Chiều, Khốc Hoàng Thiên còn có thể dứt câu rao là nhồi đi nhồi lại các chữ đàn cống xê xang cồng xề cồng liu u và dứt chữ u.
    Ghi chú: có khi người ta đàn bản Sương Chiều với dây hò ba cũng là dây nhạc lễ để (dùng đàn bài hạ).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (22-05-2015), huongle (23-04-2015), MEM (23-04-2015), romeo (24-04-2015)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nguyenphuc ơi có bạn chỉ tôi rao quảng bắt đầu vô u và kết thúc xang.nếu rao như vậy có thể dùng để rao đầu cho các bài đàn hơi quảng cụ thể như khốc hoàng thiên, sương chiều...được không? Xin cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (22-05-2015), huongle (23-04-2015), MEM (23-04-2015), romeo (24-04-2015)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Dạ được đó chú thaydat,
    Rao quảng cuối câu rao dứt XANG cho bản Sương Chiều được.
    Ông Sáu Long lớp nhạc về nguồn cũng dạy cho học trò rao như vậy.
    Chú thaydat vô google gõ Tuyết Hoa Sương Chiều sẽ nghe Tuyết Hoa là học trò ông Sáu Long rao Sương Chiều cuối câu rao nhồi chữ XANG hai ba lần.
    Rao Khốc Hoàng Thiên mà dứt XANG là đúng điệu rồi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (22-05-2015), huongle (23-04-2015), romeo (24-04-2015), thaydat (24-04-2015)

  15. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nguyenphuc ơi có bạn cho tôi kí âm rao bắc và rao quảng như sau:

    Ký âm rao Bắc.

    Xê (6-1) [Rung] -> Xê(6-1) [đánh gió tay tim 4 lần] -> Xê(8-2) -> Xang(7-2) -> Xê(8-2) -> Cống(6-2)[Nhấn ra cống].
    U(6-2) -> Liu(5-2) -> Xê(6-1) -> Xang(5-1)[Nhấn lên xê] -> Xê(6-1) -> U(4-1) -> U(6-2) -> Liu(5-2) -> Cồng(4-2)[Nhấn] -> Xề (3-2) -> U(4-1) -> Liu(3-1) -> Cồng(4-2) -> Xề(3-2) -> Xàng(2-2) -> Xề(3-2) ->Cồng(4-2) -> Liu(3-1) -> Hò(0-2) -> Xừ(1-2) -> Xàng(2-2) -> Xê(1-1) -> Xề(3-2) -> Xàng(2-2) -> Xề(3-2) -> Liu(3-1) -> Cồng(4-2) ->Liu(3-1) ->Xê(6-1) -> Xang(5-1) -> U(4-1) -> Liu(3-1) -> Phàn(2-1) -> Liu(3-1) -> U(4-1) -> Xang(5-1) -> Xề(3-2) [Nhấn ra Cồng] -> Xàng(2-2) -> Xang(5-1) -> U(4-1) -> Xang(5-1) - Liu(3-1) -> Hò(0-2) -> Liu(3-1).


    Ký âm rao Quảng:

    U(4-1) -> U(6-2) -> Cồng(4-2) -> Liu(5-2) -> U(6-2) -> Xang(5-1) -> Liu(5-2) -> U(4-1) -> Xàng(2-2) -> Xề(3-2) -> Liu(3-1) -> Phàn(2-1) -> CỒng(4-2) -> Liu(3-1) -> Xàng(2-2) -> Xề(3-2) -> Liu(3-1) -> Cồng(4-2) -> Liu(3-1) -> Xừ(1-2) -> U(4-1) -> Cồng(4-2) -> Liu(3-1) -> U(4-1) -> phàn(3-1) -> CỒng(4-2) -> Liu(3-1) -> U(4-1) -> Xàng(2-2) -> Xề(3-2) -> CỒng(4-2) -> Liu(3-1) -> Xề(3-2) -> Cồng(4-2) -> Liu(3-1) -> U(4-1) -> Liu(3-1) -> Xàng(2-2) -> Xàng(0-1) -> Xàng(2-2) -> Xàng(0-1).
    Bạn xem có góp ý gì thêm không? Khi dứt rao một bài nào đó, tôi quên rồi, thuộc hơi quảng Ông Văn Vĩ dứt là Xáng xàng xáng.Ở đây bạn ấy chỉ dứt xàng xàng theo tôi nghe không hay bằng dứt kiểu đàn của nhạc sĩ Văn Vĩ. Bạn nghĩ sao? Xin được chia sẻ cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (22-05-2015), nguyenphuc (22-05-2015), romeo (21-05-2015)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Rao thì mỗi người một cách, nên rao sao cũng được, miễn đúng hơi của bài bản mà mình sắp chơi.
    Theo cách của Văn vĩ cũng được, dù sao Văn Vĩ cũng là đại danh cầm.
    "Rao", theo cách định nghĩa bình dân là để mời mua hàng. Cùng một món hàng mà mỗi người rao khác nhau. Nhưng nghe rao là người ta biết bán món gì, cũng như rao đàn là người nghe biết sắp đàn bản gì. Ví dụ gõ hai thanh tre cốc cốc là biết bán hủ tiếu xe đẩy, lắc chuông leng keng là biết bán cà rem...chơi tài tử (và cả lương) nếu không có rao đàn là người ca không thể nào ca được (vì đâm hơi).
    Đối với nhạc sĩ, rao là để so dây, chỉnh dây; đối với ca sĩ, rao là để bắt giọng, đưa hơi.
    Các tiền bối kể, ngày xưa chơi tài tử, nhạc công muốn mời người ca bài bản gì thì chỉ rao mà không nói, người ca phải biết điệu nghệ và ca đúng ý người đàn, vì rao đàn có dạo đi dạo lại câu đầu của bản mà muốn mời ca.
    Điều cấm kỵ trong đàn ca tài tử là dàn đờn rao oán mà người ca đòi ca bắc, hoặc ngược lại. Hoặc đàn đờn rao quảng mà đòi ca vọng cổ. Bắc thường chơi đầu hôm, oán thường chơi lúc khuya, có món cháo gà nòi lai rai với rượu đế Gò Đen... (các tiền bối kể vậy).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (24-05-2015), Giang Tiên (22-05-2015), romeo (22-05-2015), thaydat (22-05-2015)

ANH EM CHANNEL