Nguyên văn bởi thaydat
Bạn Nguyenphuc ơi bạn chỉ cho tôi kĩ thuật đàn các bài bản hơi nam, Bắc (bắc nhỏ, Bắc lớn) oán, quãng.Các hơi đó những chữ đàn nào Nhấn, rung, mổ...Xin cảm ơn.
Các bài bản hơi bắc và hơi quảng chữ đàn không thăng không giáng, không già không non. Như vậy không cần rung, nhấn. Trừ bản Xàng Xê chỗ mấy chữ CỘNG thì luyến (chụp, chặn), và một vài chỗ chữ CỘNG trở hơi lai hơi Lớp Xề thì CỘNG biến thiên thành PHẠN (rung). Tóm lại bắc và quảng chỉ cần bấm vào bình thường là được.
Nam và oán (điệu buồn) thì thường là chữ đàn XANG GIÀ, CỘNG NON và rung ở chữ XANG (xang già nên phải nhấn từ xang ra độ chừng 1/4 quãng, vừa nhấn vừa rung).
Chữ đàn mổ ít khi gặp, mà mổ là do người đàn muốn mổ để làm thành tiếng đàn điếc. Bây giờ ít ai đàn chữ đàn mổ.
Riêng hơi xuân (như Nam Xuân, Tương Giang) thì chữ XANG nhấn rồi thả ra từ từ và không rung.
Chú thaydat nghe audio và chú ý thì sẽ cảm nhận được.
Ngày nay học đàn hàm thụ tương đối dễ dàng, vì có audio và video để luyện giọng và luyện ngón.
Đàn cổ nhạc (tài tử và cải lương), ông thầy chỉ chép cho bản đàn chân phương và học trò tự thêm hoa lá cành tuỳ theo năng khiếu và thiên tư của mình. Vì chỗ này mà không ai đàn giống ai tuy cùng một bài bản một thể điệu. Ngay chính ngưới đó đàn đi đàn lại cũng không giống y khuông một bài đàn tới đàn lui hoài, bởi vậy không gây nhàm chán cho người nghe. Cổ nhạc luôn luôn sống và phát triển, không chết bẹp một chỗ là ở điểm "hoa lá" này. Mà hoa lá thì cứ mọc thêm và mọc thêm hoài, càng ngày càng mới. Như chúng ta đã thấy, bản vọng cổ 6 câu nhịp 32 thời Năm Cơ đàn guitar khác, thời Văn Vĩ khác, và bây giờ thời Văn Giỏi khác. Rõ ràng là nhờ "hoa lá" mà bản vọng cổ càng ngày càng khởi sắc, vì được thay hoa thay lá mới hoài hoài...
Tất cả các bài bản khác cũng vậy, ví dụ bản Sương Chiều thời xưa đàn thúc, bản Sương Chiều ngày nay đàn mở là do thêm "hoa lá cành". Ngay cả các bản oán nhịp tám thúc và nhịp tám lơi cũng cùng một nguyên tắc này, muốn đàn mở lơi hơn thì thêm "hoa lá cành" vào, mà giới tài tử gọi là mở láy con.