1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    BIẾN CỐ CHÍNH TRỊ ĐỔI THAY VẬN MẠNG: So với các nghệ sĩ cùng thời, danh ca Viễn Sơn xuất hiện ở sân khấu Sài Gòn khá muộn. Anh sống ở Nam Vang (Pnông Pênh, Campuchia), một thời nổi tiếng với biệt danh “đệ nhất danh ca xứ Chùa Tháp”.
    Nghệ sĩ Viễn Sơn

    Biến cố năm 1970, chánh quyền Lon Nol ra tay tàn sát người Việt trên đất Chùa Tháp, buộc đồng bào ta phải rời bỏ nơi sinh sống trở về đất Việt để bảo toàn tính mạng. Viễn Sơn cùng một số nghệ sĩ khác như nhạc sĩ Út Trọn, NSƯT – nhạc sĩ Hoàng Huệ quay về quê hương, lại có cơ hội tung bay, vùng vẫy, thi thố tài năng của mình trên sân khấu cải lương với những bài tân cô nổi tiếng

    ở Hãng đĩa Việt Nam như: Đôi ngã chia ly (song ca với NSƯT Mỹ Châu), Đường xưa lối cũ, Trăm năm bến cũ (song ca với NSND Lệ Thủy)... hay vai Lâm Vũ trong vở Đường gươm Nguyên Bá, Chú tiểu trong Lan và Điệp bên cạnh những danh ca lừng lẫy như Minh Vương, Thanh Tuấn, Chí Tâm, Hữu Phước, Thanh Sang...

    Viễn Sơn vẫn để lại dấu ấn của mình bằng lối ca chân phương, nhẹ nhàng, truyền cảm, mang âm hưởng của danh ca Thành Được, một thần tượng mà anh rất yêu mến từ thời còn là cậu bé 12, 13 tuổi sinh trưởng ở quê người.

    Viễn Sơn tên thật là Võ Văn Tiễn, sinh năm 1942 tại P nông Pênh. Từ nhỏ đã mê ca vọng cổ, mang mơ ước trở thành một nghệ sĩ trên sân khấu cải lương. Vốn có làn hơi nhẹ nhàng, mềm mại, ngọt ngào, có chút gì đó hao hao phong cách ca của NS Thành Được nên rất được bạn bè người Việt ở Pnông Pênh yêu thích.

    Họ khuyến khích, cổ vũ anh nên tham gia ca hát chuyên nghiệp. Thời đó ở Nam Vang cũng có một số đoàn cải lương, gọi là đoàn chớ thật ra là những nhóm đờn ca, yêu thích cải lương tập hợp lại thuê rạp tổ chức bán vé mỗi năm vài đợt, mỗi đợt vài tuần, tuy không thường xuyên nhưng cũng tạo được không khí thưởng thức nghệ thuật nhộn nhịp, tuy nhiên do giá thuê mướn rạp khá cao nên phần nào đã hạn chế sự hoạt động của họ.

    Minh Tiển nổi lên là giọng ca trẻ hay nhất ở đó. Anh được một số bạn bè biết đờn dạy cho ca đúng nhịp, biết nhiều bài bản. Để tự luyện một mình anh phải mua đĩa hát, phải tự bấn đốt tay để học nhịp. Với quyết tâm cao và lòng yêu nghề vô bờ bến, không lâu, Minh Tiển từ bóng tối bước ra ánh sáng với vị thế một kép trẻ sáng đẹp trên sân khấu.

    Giọng ca mùi mẫn mê hoặc lòng người, những Đoàn cải lương Công Nhân, Đoàn CL Thống Nhất... nơi nào có Viễn Sơn hát chánh nơi đó khán gỉa luôn đầy rạp. Thập niên 60 – 70 khán giả kiều bào, và báo chí Việt ở Campuchia phong tặng anh danh hiệu “Đệ nhất danh ca vọng cổ” như một phần thưởng xứng đáng dành cho tài năng.

    Tình cảm của một người nghệ sĩ dù ở xứ người vẫn hết lòng quảng bá nghệ thuật cải lương, tạo cho bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc có một vị trí vững chắc, góp phần bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt cho kiều bào sinh sống tại Campuchia thời ấy.

    ĐỔI TÊN, ĐỔI VẬN

    Vốn bản tánh hiền lành, không có ý bon chen, lại mang mặc cảm ngại mình không hát bằng các đồng nghiệp khác ở quê nhà nên khi về Việt Nam thỉnh thoảng Minh Tiển mới tham gia vào các cuộc đờn ca nhỏ lẻ, chủ yếu để tập hợp bạn bè, liêm hoan, lễ cưới. Tình cờ quen biết với soạn gỉa Viễn Khách, ông này thấy anh có thể thành danh ở quê nhà nên đã đổi tên Minh Tiễn thành Viễn Sơn.

    Và giới thiệu anh vào Đoàn Hương Mùa Thu của ông bầu soạn giả nổi tiếng Thu An, hát bên cạnh danh ca Thanh Tuấn, thời ấy cũng mới vừa nổi lên. Bước đầu Viễn Sơn hòa nhập khá tốt với các nghệ sĩ Ngọc Hương, Thanh Tuấn tạo thành một ê kíp ca diễn trẻ trung, mới lạ, hấp dẫn. Với con mắt nhà nghề ông bầu Thu An tin tưởng Viễn Sơn sẽ sáng trên sân khấu cải lương.

    Viễn Sơn sống khép kín, nếu như trên sân khấu anh hòa nhập dễ dàng với các bạn diễn là những nghệ sĩ tài danh, thì trong cuộc sống thường ngày anh lại thấy không phù hợp với mình, cảm giác cô đơn, lạc lỏng khiến anh buồn chán. Sau khi hết hợp đồng với Đoàn Hương Mùa Thu anh không tái ký, có ý định từ giả sân khấu chuyên nghiêp trở về cuộc sống bình thường, chơi đờn ca tài tử.

    Về phía Đoàn, ông Thu An đang cần một nghệ sĩ trẻ, có thể đảm đương được vị trí quan trọng, về phía cá nhân ông tiếc một nghệ sĩ trẻ có triển vọng mà có ý định bỏ nghề. Vậy là Viễn Sơn rời Đoàn Hương Mùa Thu trở lại cuộc sống đời thường, không có tiếng đờn ca, ánh đèn màu sân khấu.

    Nhưng nghiệp dĩ đã vướn vào thân thì khó mà bỏ được! Nếu phải xa sân khấu vì một lý do nào đó riêng tư, khi có cơ hội thuận tiện thì niềm đam mê sẻ được hâm nóng trở lại. Khi Đoàn cải lương Tiếng hát dân tộc được thành lập, Viễn Sơn được mời về hợp tác hát chung với các nghệ sĩ tài danh đương thời như Út Hiền, Mộng Tuyền, Phương Thanh.v.v...

    Thời gian này anh bắt đầu được Hãng đĩa Việt Nam chú ý mời thu một số bài ca cổ tạo được sự chú ý đáng kể, mở ra một triển vọng mới. Như một số nam nghệ sĩ cải lương khác, Viễn Sơn nằm trong lứa tuổi quân dịch phải luôn tìm mọi cách trốn tránh để khỏi bị bắt lính nên phần nào hạn chế sự phát triển đi lên của mình.

    Hát ở Đoàn cải lương Tiếng hát dân tộc một thời gian, sau đó Viễn Sơn hợp tác với Đoàn Tây Giang Kiều Mai Lý, hát chung với Phương Trúc Bình, Kiều Mai Lý. Anh hát cho tới trước ngày 30-3-1975 vài tháng thì nghỉ hẳn ở nhà.

    Còn tiếp
    ĐĂNG MINH
    Nguồn tin: Báo sân khấu

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    MEM (20-08-2014), romeo (20-08-2014)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Hồi đó giờ mới biết thông tin về NS Viễn Sơn, có nghe 1 vài bài của chú hát với Mỹ Châu, Lệ Thủy, Kiều Mai Lý nghe thật đã!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (20-08-2014)

  5. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Nghệ sĩ Viễn Sơn: Giọng ca ru say lòng người (Kỳ 2 )

    Sau khi nằm nhà được một thời gian tưởng như mãi mãi rời xa sân khấu, Viễn Sơn gặp lại nghệ sĩ Mộng Tuyền, chị rủ anh về cộng tác với đoàn Dạ Lý Hương Mộng Tuyền, hát chung với Minh Phụng, Út Hiền trong vở “7 mùa mai nở”, Minh Phụng đóng Phạm Khanh, Út Hiền vai Trần Quang Diệu, Viễn Sơn vai vua Quang Trung.
    NS Viễn Sơn & NS Mộng Tuyền

    Từ vai diễn này anh được một khán giả quen thân với Trưởng đoàn Trúc Giang giới thiệu về đoàn. Vậy là anh có dịp trở về thành phố ra mắt khán giả. Đây là cơ hội để anh giới thiệu mình với khán giả sành điệu cải lương ở Sài Gòn, mặc dù trước đó anh đã tạo được tên tuổi mình trên băng từ, đĩa hát, một giọng ca triển vọng của Hãng dĩa Việt Nam, nơi “lăng xê” rất thành công đối với các giọng ca trẻ như Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Chí Tâm, Thanh Kim Huệ v.v.

    Phải hơn 5 năm trời từ Campuchia trở về đất Tổ anh mới được chính thức hát chánh của một sân khấu thành phố. Bạn diễn của Viễn Sơn là nghệ sĩ Phượng Mai, một thời nổi danh “Tiểu Lăng Ba” của cải lương Hồ Quảng. Dấu ấn nổi bật khi đoàn Trúc Giang với Viễn Sơn, Phượng Mai được chọn hát báo cáo vở “Thái hậu Dương Vân Nga”

    Viễn Sơn vai Lê Hoàn, Phượng Mai đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga, đây là đôi diễn viên trẻ nhất thời bấy giờ thủ diễn hai vai trên. Gương mặt sáng đẹp, giọng ca ngọt ngào truyền cảm, có chút âm hưởng của Thành Được cộng với lối diễn trầm tĩnh, chững chạc, nên Viễn Sơn khá thành công với vai Lê Hoàn lại được sự kết hợp nhuần nhuyễn của Phượng Mai.

    Giỏi về vũ đạo, đẹp về ngoại hình, đã giúp họ để lại ấn tượng tốt đẹp với làng nghề, khán giả mộ điệu. Phượng Mai là một trong những bạn diễn ăn ý nhất của Viễn Sơn. Sau đó Viễn Sơn hát chung với NS Bạch Lê, cô đào sáng giá bậc nhất của sân khấu cải lương Hồ Quảng hồi ấy.Năm 1979, sau khi nghệ sĩ Thanh Nha mất, NS Thanh Sang về cộng tác với Nhà hát Trần Hữu Trang.

    Bà bầu Thơ đã chọn Viễn Sơn về hát thay ở sân khấu Thanh Nga. Tại đây anh có dịp tái hợp với người bạn diễn lâu năm nhất là nghệ sĩ Mộng Tuyền. Và cũng ở sân khấu Thanh Nga mà Viễn Sơn mới có dịp hát cùng với những nữ nghệ sĩ tài sắc của sân khấu cải lương như Mỹ Châu, Phượng Liên, Hà Mỹ Xuân, Kiều Phượng Loan.

    Suốt từ 1979 đến 1986. Với Viễn Sơn đây là cơ may và hạnh phúc lớn nhất trong suốt quảng đời làm nghệ thuật của anh. Chưa bao giờ Viễn Sơn dám nghĩ có lúc mình sẽ được đóng chánh với các nữ nghệ sĩ tài danh nói trên, họ luôn là thần tượng mà anh luôn ngượng mộ. Anh cho biết được hát với những ngôi sao sân khấu ấy là anh hạnh phúc lắm rồi, người nào cũng tương tác rất ăn ý.

    Riêng khán giả lại chọn bộ đôi Viễn Sơn – Kiều Phượng Loan là hai diễn viên đóng cặp àm họ yêu thích.Năm 1987 anh chuyển qua Đoàn 2 Nhà hát Trần Hữu Trang diễn vở “Bàn thờ tổ một cô đào” chung với danh hài Bảo Quốc, NS Thanh Thanh Tâm, Lương Tuấn, Kiều Mai Lý, Chí Hiếu .v.v... Sau đó thì anh chánh thức từ gải sân khấu cải lương, sống ẩn dật không giao tiếp với đồng nghiệp, đỡ phải nhớ về sân khấu.

    Trên sân khấu đã đem đến cho Viễn Sơn những vinh quang nghề nghiệp mà anh coi đó là báu vật Tổ nghiệp đã trao tặng cho mình. Còn sau hậu trường thì biết bao nỗi buồn, để rồi mỗi khi nhớ tới anh không khỏi ngán ngẫm và cho rằng mình lui về bóng tối là cách lựa chọn hợp lý nhất.Năm 2011 nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền từ nước ngoài về làm liveshow mời anh đóng vai Cang trong vở “Nửa đời hương phấn” cùng với sự góp mặt của hai nghệ sĩ tài danh Lệ Thủy – Minh Vương.

    Nể lời đàn chị đồng thời cũng là bạn diễn rất ăn ý năm xưa, đã từng giúp đỡ anh qua nhiều sân khấu để anh góp nhặt những thành công, lời mời của nghệ sĩ Mộng Tuyền tạo cơ hội cho Viễn Sơn có dịp đến ơn đáp nghĩa với Mộng Tuyền, với khán gải tửng thương mến anh. Sau đêm diễn đó anh bỗng thèm được hát, thèm được ca nghêu ngao, lãng tử như thuở thanh xuân.

    Vậy là anh tham gia đờn ca tài tử với nhạc sĩ Minh Hữu, danh cầm đờn kìm lừng lẫy một thời. Từ ấy đến nay nhóm Minh Hữu hát ở đâu đều có mặt Viễn Sơn tham gia ca hát. Anh hát lại một số bài hát nổi tiếng một thời của soạn giả Viển Châu như “Quán nửa khuya”, “Đêm lạnh trong tù” một thời gắn liền với tên tuổi Thành Được.

    Dù rất “thần tượng” Thành Được, Viễn Sơn ca theo phong cách của thần tượng nhưng không hề bắt chước hay sao chép nguyên xi, người nghe vẫn biết Viễn Sơn bị ảnh hưỡng Thành Được, nhưng thể hiện bằng làn hơi, sắp nhịp rất riêng của mình. Những ai yêu thích giọng ca của Thành Được sẽ rất thú vị khi nghe Viễn Sơn hát vọng cổ. Có lẻ nhờ theo phong cách ca của Thành Được mà anh được nhiều bạn diễn nữ yêu mến, trân trọng.

    Điều này là một vinh hạnh, một niềm vui to lớn với người nghệ sĩ “chân quê” như anh, nhưng đó cũng là lý do để những kẻ ganh tỵ đã dựng thành nhiều câu chuyện bịa nhằm hạ uy tín anh, làm tổn thương anh. Một phần cũng vì lẻ đó mà khi có dịp anh đã rời sân khấu lánh xa những thị phi không đáng có mà một người vốn dĩ hiền lành, sống khép kín như anh không đủ sức để vượt qua.

    Đó là lý do sâu xa góp một phần không nhỏ vào việc rời sân khấu. Nhân đây cũng muốn nói lại cho rõ, Viễn Sơn là một nghệ sĩ tài hoa lại hiền lành, mềm mỏng nên rất được khán giả ái mộ, nhất là phụ nữ. Các bạn nữ diễn chung không ít người đã dành cho anh cảm tình tha thiết. Đối thủ ganh ghét, mượn vào cái gốc một thời anh sinh sống ở Campuchia mà tung tin rằng Viễn Sơn là tay chuyên chơi bùa ngãi.

    Như một tay chơi chuyên nghiệp lợi dụng sức mạnh huyền bí của bùa ngãi làm những chuyện không hay. Cứ từ đó người ta lại thêu dệt thêm lên nhiều giai thoại, để có người không hiểu mà nhìn anh bằng ánh mắt nghi kỵ, thậm chí có người còn dựng chuyện tác động đến gia đình Viễn Sơn. Cuộc sống riêng của anh luôn gặp sóng gió, buồn vì nhân tình thế thái, buồn vì mình không đủ sức để đương đầu vượt qua những khó khắn bất cập.

    Viễn Sơn đã chọn cách im lặng lui vào bóng tồi ở ẩn, lặng lẽ vui chơi với bạn bè tri âm, tri kỷ, những người thật sự thương yêu và thấu hiểu anh. Với Viễn Sơn những điều tiếng xấu ấy về mình, anh đã quen chịu, không cần phải thanh minh. Hôm nay, khi ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” anh muốn nhắn lại với những kẻ đã từng bịa chuyện nhằm hạ gục anh hay những ai chưa hiểu anh.

    Đừng nghĩ anh như một tên “tà ma ngoại đạo”, một ghã phù thủy gớm ghê, Viễn Sơn mãi là một con người hiền lành, từ tốn lấy sự thương yêu của mọi người làm niềm vui của mình, đem giọng ca ngọt ngào êm ả làm nhịp cầu mối những bến bờ vui. Bởi con người ta muốn có hạnh phúc bền bỉ, muốn được tồn tại trong thương mến của người phải là người hiền lành nhân ái.

    Với tôi, Viễn Sơn là một nghệ sĩ tài năng, một giọng ca vàng của thế hệ nghệ sĩ đi trước. Dù hôm nay đã ngoải bảy mươi, nhưng gương mặt Viễn Sơn vẫn đẹp, hiền lành, ăn nói nhỏ nhẹ, dáng đi tướng đứng nho nhã dễ gây thiện cảm với người đối diện, anh vẫn còn nguyên sức thu hút, cái duyên “trời cho” dành cho người nghệ sĩ mà không phải ai muốn cũng được.

    Phải chăng “bùa” của Viễn Sơn là do phong cách, đi đứng, ăn nói từ tốn nhỏ nhẹ dễ thu hút mọi người? Chắc ứng với câu ông bà xưa hay nói “trâu cột ghét trâu ăn”.

    ĐĂNG MINH
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    MEM (01-09-2014), Nguyễn Ngọc Điệp (04-09-2014), romeo (01-09-2014)

ANH EM CHANNEL