Lai một mùa giải Trần Hữu Trang lại về, là nữ danh ca ở tuổi 80 vẫn còn đồng hành với diễn viên trẻ, sầu nữ NSUT Út Bạch Lan vừa được Công tuy truyền thông POSP mời quay hình hai bài ca cổ trứ danh : Xuân đất khách ( soạn giả Viễn Châu, song ca với NS Kiều Phượng Loan) trong chương trình Những bài ca cổ vang danh do đạo diễn Thanh Hiệp dàn dựng.
Trong lúc tham gia chương trình này, bà đã tâm sự rất nhiều về nghề hát, nhất là khi bà gặp lại NSUT Diệu Hiền, Ngọc Hương, NSND Ngọc Giàu, NS Hồng Sáp, NSND Bạch Tuyết, Lệ Thuỷ, NSUT Minh Vương, Phương Quang, Thanh Sang…những người có nhiều cống hiến cho nghệ thuật cải lương.
Bà tâm sự: “ Nghĩ đến nghệ thuật bản sắc thì Cải Lương có tuổi thọ gần con số trăm năm; cái tuổi xuân nếu so với các ngành nghệ thuật khác của Việt Nam ta.
Trẻ tuổi là vậy, nhưng CL đã kịp sản sinh nhiều thế hệ danh ca, diên viễn lẫy lừng tăm tiếng, đã góp công tạ dựng mấy thuở hoàng kim lưu danh muôn đời. Tôi rất vui khi tham gai chương trình này vì toàn là những danh ca một thời và những bài ca cổ để đời”
NSND Ngọc Giàu cho biết thêm, chỉ nói về lĩnh vực ca, kiệt xuất theo bà có năm nhân vật đáng tôn vinh Ngũ Bá, đó là: NSND Út Trà Ôn, cố NS Hữu Phước, cô ba Kim Anh, NS Thanh Hương và NSUT Út Bạch Lan. Những danh ca trước đã lần lượt qua đời chỉ còn duy nhất sầu nữ Út Bạch Lan vẫn miệt mài với công tác từ thiện và tham gia nhiều chương trình cổ nhạc.
Xét về tài năng Ngũ BÁ, học đều đạt cảnh giới tối ư. Còn bảo phải so sánh xem ai hơn ai, thì sự so sánh nào cũng khập khiễng; quan niệm chung là vậy. Út Trà Ôn nổi danh trước Tứ Bá kia. Chỉ hai chiêu Sầu vương biên ải, Tôn Tẩn giả điên đã khuynh đảo anh tài thiên hạ; công luận nể phục, đồng nghiệp công nhận xuất chúng nên lên ngôi từ dạo ấy.
Chất giọng đồng rặt thuộc loại quý hiếm; âm vực rộng, đạt độ du dương uyển chuyển nhờ bề dày tôi luyện. Bộ nhịp chắc nịch như đúc khuôn nên mặc tình thao túng khung nhạc mà không sợ rớt nhịp:- nhà giáo, nhà nghiên cứu nghệ thuật cải lương Hồ Quang đã nói.
Nhác về cô ba Kim Anh, sầu nữ cho biết thêm: “ Bà lập danh sau Út Trà Ôn vài năm. Cô cũng là hiện tượng đặc biệt như cậu mười Út Trà Ôn, vừa tham gia thu đĩa nhựa đã tạo cơn lốc xoáy lay động mãnh liệt giới cầm ca và khách tri âm, vừa tham gia biểu diển diễn trên sân khấu.
Chất giọng thổ não nùng bi thiết bậc nhất của cô có thể nói là độc tôn từ bao năm chưa có hâu duệ; lối ca bất chấp nhịp trường canh , ca gần cuối câu mà như tạo ảo giác giữa câu; đến khi về song lang chót, người nghe bỗng giật mình sửng sốt bát ngờ và vỡ oà như chuyện từ mộng mị trở về thực tại.
Truyền thuyết lưu lại rằng cô Kim Anh ới nhịp dễ như quán tính lấy đồ từ trong túi áo của mình. Riêng đệ nhất đào thương Thanh Hương có giọng ca thật đáng ngưỡng mộ. Cha là đệ nhất kép diễn ( cố NSND Năm Châu), mẹ là đệ nhất nữ danh ca Tư Sạng. Giọng ca của cô Thanh Hương đặc chất thổ có pha kim âm vực manh nghe rất giòn giã.
Cô Thanh Hương ca vang vọng, từ hàng ghế thượng hạng đến hàng chót trong rạp cũng nghe. Người có bộ nhịp thượng thừa như cố mới dám ca như đùa giỡn với ban nhạc cổ”.Ngại nói về những thành tựu của mình, sầu nữ Út Bạch Lan chỉ cười khi nhắc đến những kỷ niệm để đời của ba bảy Viễn Châu- người cô gọi là cha, là thầy trong sự nghiệp, NSND Ngọc Giàu nhận định thêm.
Sở hữu làn hơi quý hiếm được xem là giọng vàng sầu não mượt mà, chị Út bền bỉ cùng tuổi thọ được xem là thập cổ lai hi mà đến nay vẫn còn nhiều biệt danh dành cho chị như : Vương nữ Sương Chiều, đệ nhất đào thương, Bức trường thành vọng cổ và sầu nữ.
Theo tôi thì bài “ Sương chiều” chưa hẳn là bảo bối mà chị Út còn ca hay những Phụng Hoàng, Kim Tiền bản, Duyên kỳ ngộ với lối ca chồng hơi rất đặc biệt. Riêng vọng cổ, chị Út là người đàu tiên đưa tiếng khóc nghẹn ngào, nức nở vào lồng câu. Làn hơi của một nữ danh ca tuổi 80 vẫn còn trẻ như cô gái 18.
Bộ nhịp của chị Út so với cô ba Kim Anh, cự ly cách biệt không nhiều. Chính nhờ giọng ca bi, cộng hưởng đường nét diễn xuất nhuần nhuyễn công phu, chị Út là nghệ sĩ cải lương thu đĩa đạt kỷ lục nhiều nhất từ xưa đến nay. Hôm nay chương trình của công ty truyền thông POSP thực hiện rất kịp thời để lưu lại những giá trị âm nhạc cải lương thông qua bài ca cổ để đời”.
NSUT Út Bạch Lan đã nhắc đến cố NS Hữu Phước ( thanh sinh của ca sĩ Hương LAn, Hương Thanh) khi cô nhấn mạnh “ anh có làn hơi quá độc đáo đến trác tuyệt. Là giọng nam trầm, chất giọng không tốt như Út Trà Ôn, không sang trọng như Thành Được, song thảm hơn, thẩm thấu hơn.
Bộ nhịp của anh vững chắc cỡ nào có thể khỏi bàn luận, muốn ước lượng cứ mở máy hát đĩa bất cứ bộ nào, nghe anh ca, anh dồn ca từ chạy đau tốc độ với cung đàn và về đích song lang cái “ cốp” chính xác, đích đáng; mới biết thực lực của anh cao sâu khôn lường”.Có thể nói, cũng như các danh ca nổ tiếng khác, anh có nhiều hâu duệ ca theo trường phái Hữu Phước; có thể kể: Hoài Vĩnh Phúc, Hà Bửu Tân, Đức Lợi v..v..
NS Hữu Phước có cách nhả chữ rất điêu luyện, tốc độ thần sầu tạo sự da diết cho người nghe. Suốt cuộc đời sự nghiệp, 5 nghệ sĩ mà bài viết này đề cập đã được chào đón thu băng, đĩa hình, đĩa tiếng một cách trọng thị, ân cần với thù lao cao ngất. Đó là vốn quý của âm nhạc cải lương và là khuôn mẫu cho thế hệ sau này noi theo trong ca diễn.
NSND Út Trà Ôn, cố NS Hữu Phước, cô ba Kim Anh, NS Thanh Hương và NSUT Út Bạch Lan!
Trong đây chưa có cơ hội được nghe giọng cô Ba Kim Anh. Nhà mình ai có bài lẻ or tuồng có cô tham gia ko ta? Theo bài viết cô cũng thu nhiều chắc còn sót lại tư liệu nè?!