1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Linh Cường là một kép chánh sáng giá ở thập niên 80-90 của thế kỷ trước. ngoài vóc dáng sáng đẹp, cao ráo đúng chuẩn “kép chánh” đoàn lớn, anh còn có giọng ca khá đặc biệt mang âm hưởng của ngôi sao Hùng Cường.

    Ở thời điểm mà khán giả mộ điệu chưa quên Hùng Cường thì sự xuất hiện của Linh Cường cũng như một số nghệ sĩ trẻ khác có nét gì đó hao hao giống Hùng Cường luôn có vị trí tốt trong các đoàn nghệ thuật. Linh Cường tuy “nhiễm” Hùng Cường nhưng anh không phải là bản photocopy, bắt chước hình tượng một cách mù quáng mà đánh mất đi tài năng riêng của mình.

    Một thời gian dài Linh Cường nổi lên ở các sân khấu Phước Chung, Sài Gòn 1, Đoàn 1 Nhà hát Trần Hữu Trang.v.v… đã khẳng định anh là một nghệ sĩ toàn diện thanh sắc vẹn toàn, không chỉ ca hay mà còn là một diễn viên giỏi. Nhưng đi hát cải lương không phải là sở thích, càng không phải là định hướng sự nghiệp của anh khi mới chập chững vào đời.

    Nghề cải lương đã chọn anh như duyên nghiệp đã định sẵn. Anh đến với sân khấu một cách tình cờ, như một kẻ dạo chơi bên vườn hoa đẹp, dung ruổi thế nào để rồi trở thành người giữ vườn chăm sóc vun trồng hoa.

    CHA LÀM THẦY, CON ĐỐT SÁCH

    Linh Cường tên thật là Phan Văn Ẩn sinh năm 1957 tại Chợ Lớn trong một gia đình có truyền thống đờn ca tài tử, ba là nghệ nhân tài Thanh Tiến, ông cậu là nghệ nhân Năm Lung – một danh cầm trong giới đàn ca tài tử. Thuở còn học tiểu học cậu bé Ẩn say mê ca tân nhạc nên tìm thầy học đờn và hát nhạc tân, cậu ta không thích cổ nhạc mặc dù ở nhà ông Thanh Tiến đang mở lớp dạy đờn ca tài tử cải lương, học trò học rất đông.

    Không thích nghe mà buộc phải nghe nên dòng nhạc tài tử cải lương dần dần đã thấm sâu vào tiềm thức. Cậu bé Ẩn rất khó chịu khi thấy nhiều học trò của ba mình ca không hay, cứ rớt nhịp hoài hoặc ca không ăn dây đờn bèn ra chợ mua bài ca lẻ in sẳn (thời ấy bài vọng cổ được in bìa với màu sắc rất đẹp, bày bán ở khắp nơi) về để học ca chơi, không dè học đâu thuộc đó, ca không sai một nhịp nào dù chưa từng ngồi học với cha mình một buổi.

    Một hôm có một học trò dạy hoài mà ca không đúng, thấy con đứng lấp ló, mặt mày cau có khó chịu, ông Thanh Tiến mới gọi Ẩn vào ca thử. Ẩn hát một mạch trọn bài vọng cổ không sai nhịp, lại có chất giọng lạ, khỏe, âm vực rộng, tiềm năng của một giọng ca hay làm người cha hết sức ngạc nhiên, ông không ngờ thằng con khoái âm nhạc lại rành vọng cổ dến thế, ông đem chuyện này kể lại cho vợ nghe.

    Bà vốn là người mê cải lương. Hai vợ chồng đồng ý “ép” cậu con cưng phải học cho rành 20 bài bản Tổ. Vâng lời cha mẹ Ẩn học cho có lệ, không dè lại biết rất nhanh. Dần dần cậu ta yêu thích cổ nhạc hồi nào không hay. Năm đó Ẩn vừa tròn 16 tuổi. Mỗi khi có dịp đi đờn ca chơi ở các đám tiệc, Ẩn vừa ca tân lẫn hát cổ nhạc, tạo được ấn tượng tốt đẹp với mọi người, ai cũng xúi anh làm nghệ sĩ chuyên nghiệp.

    NGHỀ ĐÃ CHỌN NGƯỜI

    Sau 30/4/1975, nhiều đoàn hát nhỏ ở các địa phương, quận huyện mọc lên. Nhờ quen biết với anh Văn Hậu, nhạc công đờn cổ nhạc, là con rể của bà bầu Trăng Mùa Thu (bầu Mười Nheo, khác với đoàn Trăng Mùa Thu do nghệ sĩ Bích Sơn đóng chánh, một thời nổi tiếng ở Sài Gòn trước đó) Ẩn được giới thiệu vào đoàn.

    Lúc này ở đoàn ít có kịch bản, chủ yếu vẫn là hát cương lấy nghệ danh là Hoài Tân, hát được mấy tháng anh qua đoàn cải lương Trung Quan (NS Trung Quan chuyên hát hồ quảng) đăng ký ở Quận 8. Lúc này Hoài Tân đã quá rành rẻ chuyện hát cương. Tuy mới vào nghề nhưng nhờ sáng dạ, có duyên sân khấu, Hoài Tân rất được các anh chị nghệ sĩ đi trước thương mến.

    Giải thích về nghệ danh Hoài Tân, Linh Cường cho biết: Trước đó thì mê Hoài Vĩnh Phúc, Hà Bửu Tân ca dĩa, sau này mê thêm giọng ca Hoài Thanh nên mới lấy nghệ danh Hoài Tân. Đã thích nghệ sĩ Hùng Cường nhưng anh không có ý định thay đổi nghệ danh. Hát ở đoàn cải lương Trung Quang, Hoài Tân quen với nghệ sĩ Điền Vân, được anh giới thiệu với đoàn cải lương Thủ Đức.

    ĐỔI TÊN, ĐỔI VẬN, LÊN NHƯ DIỀU GẶP GIÓ.

    So với một số đoàn cải lương huyện, thì đoàn cải lương Thủ Đức có phong cách nghệ thuật tốt hơn hết, được đầu tư có chiều sâu. Lúc khởi đầu đoàn đã mời tác giả Hoa Phượng, Đức Hiền làm cố vấn nghệ thuật, diễn viên chính là Đức Minh, Kiều Lan. Sau này các nghệ sĩ nổi tiếng về sân khấu lớn, đoàn đã thay thế các diễn viên bằng một số nghệ sĩ trẻ triển vọng phù hợp với địa bàn hoạt động ở vùng ven.

    Hoài Tân đã được chọn mặt gời vàng làm kép chánh hát với cô đào trẻ Phượng Hoa, tạo thành một liên doanh trẻ rất được bà con mến mộ. Nhiều ngôi sao đoàn lớn không tránh khỏi e ngại khi vô tình đoàn của họ hát gần đoàn Thủ Đức.

    NS hài Quốc Bảo làm đài trường đoàn cải lương Thủ Đức, hằng đêm lại là bạn diễn cùng Hoài Tân, anh phát hiện Hoài Tân có nhiều nét giống Hùng Cường, từ cách hát lẳng, pha trò, rất duyên dáng, đến cách vô vọng cổ rất ngọt.Nên Quốc Bảo bàn với Hoài Tân nên đổi nghệ danh thành Linh Cường.

    Thời ấy Linh Vương đang là giọng ca ăn khách số một, một hiện tượng lạ đang nổi đình nổi đám. Nghệ danh Linh Cường là kết hợp giữa tên của một nghệ sĩ lừng danh và một giọng ca trẻ đang thời ăn khách. Không ngờ sự đổi tên này đã làm cho khán giả yêu thích Linh Cường hơn.

    Từ đó mở ra một hướng đi mới cho Linh Cường như đôi hia bảy dặm phút chốc nâng bước một nghệ sĩ có số thù lao tang nhanh vượt ngoài sự mong muốn của chính mình. Ở đoàn cải lương của Linh Cường hằng đêm là 120 đồng. Bất ngờ được ông bầu Hoàng Ngọc Ẩn (ba của NS Tâm Tâm) Trưởng đoàn cải lương Bến Cát đã tăng thù lao cho anh lên 7000 đồng.

    Nhưng với số lương này đoàn cải lương Bến Cát vẫn không giữ chân được Linh Cường khi đoàn cải lương Tiền Giang 1 (do NS Thanh Tài hát chánh) mời anh về hát với lương 25000đ/đêm (lúc ấy vàng chưa tới 40000 đồng.chỉ).

    Ở đoàn Tiền Giang 1 anh thường hát với NS Kim Lệ Thủy. Được 3 tháng thì NS Tấn An làm đoàn cải lương Hoa Lan quận 6, vốn là người quen biết cũ, đã mời Linh Cường về cộng tác nhưng khi biết được mức lương quá cao thì chần chừ, do dự, bởi tổng chi phí của đoàn Hoa Lan quận 6 mỗi đêm chỉ trên dưới 10000.

    Đoàn Hoa Lan quận 6 ra mắt khán giả một thời gian chỉ ở mức độ trung bình, ông bầu Tấn An đến xem Linh Cường hát sau khi xem xong ông đồng ý trả cho Linh Cường với mức lương mà anh đã đưa ra. Linh Cường kết hợp với Xuân Lan trở thành đôi nghệ sĩ ăn khách mạnh mẽ. Chỉ trong vòng vài tháng, đoàn Hoa Lan quận 6 đã tích lũy được một số vốn khá lớn, đủ khả năng nâng tầm đoàn lên vị trí mới.

    Vậy là bầu Tấn An quyết định bỏ đăng ký huyện nhập về tỉnh Long An đăng kí lên đoàn tỉnh, lấy tên là đoàn cải lương Vàm Cỏ. Và Linh Cường được tăng lương lên 80.000 đồng/đem (tương đương 2 chỉ vàng vào thời điểm 1984), mức lương khá cao dành cho một nghệ sĩ chuyên hát ở đoàn cải lương cấp huyện.

    Còn tiếp!
    Đăng Minh
    Nguồn tin:Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 7 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    10Cuong (03-05-2014), Alex Huỳnh (11-05-2014), DOHOANG (11-05-2014), Duongtonhu (04-05-2014), Giang Tiên (10-05-2014), MEM (03-05-2014), romeo (10-05-2014)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Giọng của Linh Cường công nhận giống Hùng Cường thật, nhất là đoạn lên vọng cổ, còn ca thường thì hao hao giọng Tuấn Thanh.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (11-05-2014), romeo (10-05-2014)

  5. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (11-05-2014), DOHOANG (04-05-2014), Duongtonhu (04-05-2014), romeo (10-05-2014)

  7. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    NGHỆ SĨ LINH CƯỜNG – NGHỀ CHỌN NGƯỜI (2)=>VỀ THÀNH PHỐ THỬ VẬN!

    Lưu diễn ở tỉnh Linh Cường là một ngôi sao ăn khách. Khi đã có danh tiếng và tiền bạc dư dả anh quyết định trở về thành phố HCM để tìm thử thách mới, nhằm nâng mình lên xóa cái gốc “kép tỉnh”, bởi dẫu sao sân khấu thành phố vẫn là chuẩn mực nghệ thuật, giá trị khác nhiều so với sân khấu tỉnh.

    Đoàn cải lương Phước Chung trong giai đoạn nâng chất với lực lượng trẻ khá mạnh kết hợp với lực lượng diễn viên nghề nghiệp ở độ chín như: Quốc Hòa, Đặng Vinh Quang, Minh trung, Bảo Anh, Kim Phương, Lệ Trinh... Vậy là sau bao năm phiêu bạt ở sân khấu tỉnh.

    Năm 1986 Linh Cường nhận lời về hợp tác với đoàn cải lương Phước Chung cùng với Lệ Trinh tạo thành một liên danh rất ăn ý. Với phong cách biểu diễn tươi trẻ, theo phong cách của Hùng Cường – Bạch Tuyết ngày trước, nên cặp liên danh này rất được khán giả trẻ ưa thích.

    Đoàn cải lương Phước Chung có một giai đoạn rất khởi sắc. Ở thành phố làm nghề thì khỏi phải bàn nhưng quy định về chế độ lương rất nghiêm ngặt không thể vượt khung. Số lương ít ỏi không đủ giữ chân Linh Cường nên anh quyết định rời đoàn về với Tấn An, rồi chuyển qua đoàn Quê Hương Bến Tre (khác với đoàn tiếng hát quê hương của nghệ sĩ Minh Phụng – Kiều Tiên).

    LẦN ĐẦU THỬ SỨC Ở HỘI DIỄN

    Năm 1995, các đợt Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc được rầm rộ tổ chức diễn ra ở nhiều tỉnh, thành. Thành phố HCM được chọn tổ chức hội diễn cải lương. Bên cạnh các đoàn thuộc biên chế Nhà nước, các đoàn cải lương tập thể cũng được tham dự.

    Đoàn cải lương Sài Gòn 1 do NS Thanh Điền làm trưởng đoàn đã mời Linh Cường từ tỉnh về hợp tác với lực lượng diễn viên trẻ bên cạnh giọng ca vàng Thanh Kim Huệ, để tham gia Hội diễn. Vở Nước mắt đen đến Hội diễn như một làn gió mới, trẻ trung, sôi nổi, dự báo sự chuyển biến từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường sẽ không tránh khỏi bị đồng tiền chi phối nếu không tỉnh táo dễ dẫn đến bi kịch.

    Được chọn vai hợp với sở trường, Linh Cường nhận được nhiều tràng vỗ tay tán thưởng của khán giả và bạn bè đồng nghiệp. Và lần đầu tiên anh đã nhận được huy chương bạc. Lẽ ra với khả năng của mình, Linh Cường có thể nhận huy chương vàng, trong khi một số bạn bà trang lứa khác, không hơn anh đã được nhận huy chương vàng.

    Từ thực tế đó, anh rút ra một kinh nghiệm, đôi khi sự nhiệt tình bốc hết mình trên sân khấu lại có hiệu quả ngược. Liều lượng vừa phải trên sân khấu sẽ dễ đến với người xem hơn, anh biết mình cần phải tiết chế thật nhiều, bởi quá “say” với nhân vật, cảm xúc dễ dẫn mình đi xa, mà người trong nghề thường gọi là “diễn lố”. Sự chững chạc, tỉnh táo rất cần thiết ở sân khấu lớn.

    Từ sân khấu Sài Gòn 1 Linh Cường đã lọt vào tầm ngắm của soạn giả Thu An, Trưởng đoàn cải lương Hương Mùa Thu. Số lương cao ngất ngưởng, tương đương với 5 chỉ vàng một đêm được đoàn ưu đãi cho một nghệ sĩ trẻ đang ăn khách. Linh Cường về cộng tác với đoàn cải lương Hương Mùa Thu hợp với Khánh Linh thành đôi kép trẻ thu hút khách cho đoàn.

    Ở đoàn cải lương Hương Mùa Thu lại phải tiếp tục lưu diễn nên khi mãn hợp đồng với đoàn, Linh Cường đã tìm bến đỗ mới tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đang trong thời kỳ xây dựng lại lực lượng. Chính nơi đây đã đưa Linh Cường lên một đẳng cấp khác, trở thành một nghệ sĩ thành phố thật sự, vừa ăn khách vừa nghề nghiệp.

    Linh Cường đã hợp cùng với Thanh Thủy tạo sức bật mới cho Đoàn 1 Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Có thay đổi nhiều đoàn hát, đi từ đoàn nhỏ sang đoàn lớn, Linh Cường nhận thấy người nghệ sĩ không được chủ quan, không được tự hài lòng với chính mình, nghệ thuật vốn vô bờ bến, sự sáng tạo không bao giờ dừng lại.

    Khi đang thời ăn khách, chính anh đã sa đà vào lối diễn câu khách mà không để ý đến những chuẩn mực thẩm mỹ nghệ thuật, nhất là ở sân khấu cải lương Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang

    Với sự chỉ đạo nghệ thuật của NSƯT đạo diễn Đoàn Bá, đã lột xác biến thành một nghệ sỹ chuyên hát ngẫu hứng tùy tiện trở thành một khuôn mẫu, giúp Linh Cường “ngộ” ra rất nhiều điều thú vị trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Đôi lúc nghĩ lại, nhớ những trò câu khách anh đã tự cười mình, tự mắc cỡ thầm.

    Không ai có thể ngờ Linh Cường với Thanh Thủy trở thành đôi bạn diễn ăn ý đủ sức chống đỡ Đoàn 1 Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang vượt qua cơn khủng hoảng. Vở cải lương 15 năm tình hận của tác giả Thạch Tuyền, đạo diễn NSƯT Đoàn Bá .

    Với bộ ba Linh Cường, Thanh Thủy, hề Vũ Đức đã làm sôi động phòng vé, khán giả rầm rộ, chen chúc vào xem, mặc dù thời điểm đó cải lương đang bắt đầu thưa khách. Trong sự nghiệp đi hát của mình, Linh Cường cho rằng giai đoạn ở Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang là giai đoạn thăng hoa, chín chắn nhất.

    RỜI SÂN KHẤU ĐẾN VỚI NIỀM VUI CÂU CÁ

    Khoảng năm 1997, sau khi mãn hợp đồng với Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang Linh Cường trở về đoàn cải lương Sài Gòn 1 hát thế chỗ của NS Bảo Linh cho đến ngày đoàn này tạm ngưng hoạt động (cuối năm 1997). Từ đó thấy tình hình sân khấu cải lương sa sút, nhiệt huyết cũng nguôi dần Linh Cường quyết định chấm dứt nghiệp diễn sân khấu của mình, chỉ nhận vai thu hình, thu đĩa ở một số chương trình cho các đài truyền hình HTV, VTV, Cần Thơ...

    Ngoài đam mê ca hát Linh Cường có sở thích rất thú vị, rất mê câu cá, nhưng phải là cá lớn. Anh có những chuyến đi lặng lẽ, nhiều đêm liền từ thành phố Hồ Chí Minh đến hầu hết các tỉnh miền Tây, những vùng sông nước, đồng ruộng nổi tiếng nhiều cá.

    Chỉ với một chiếc xe gắn máy, một ba lô và dụng cụ đi câu anh đã lăn mình vào “sương gió”, có khi phải nằm phục chịu muỗi cắn hằng buổi để câu cho được cá lóc đồng, cá lăng, cá ngát hay các loài cá hiếm khác, có con cân nặng trên vài ký, Linh Cường là tay sát cá có đẳng cấp, có lẽ nhờ gió sương, lăn lóc đó nhìn anh có vẻ khỏe khoắn, trẻ trung hơn so với tuổi của mình.

    Tuy có đen đúa, dày dạn, chất lãng tử thể hiện rõ trên ánh mắt tinh nghịch và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Linh Cường là một nghệ sĩ biết đến và đi đúng lúc, anh đến với sân khấu bằng cả nhiệt tình của tuổi trẻ và biết dừng lại khi thấy mình sắp bước qua triền dốc.

    Ca hát dẫu là điềm đam mê số 1 trong đời nhưng làm người phải biết thức thời, dừng lại đúng lúc để người ta còn nhớ, chớ cố bám để rồi bày ra đó một hình ảnh thảm thương sẽ đánh mất tất cả những gì mình xây dựng từ thời xuân sắc. Không nên luyến tiếc, níu kéo khi biết mình tâm chùng, lực kiệt. Quy luật phát triển không bao giờ dừng lại.

    Linh Cường đã bộc bạch tâm sự như vậy. Anh nhớ những vai diễn, vở diễn ấn tượng của mình như Thằng Cuội trong Cây đa thần; vở Nước mắt đen, vở 15 năm tình hận, Nhạn về xóm Liễu. Nhớ những bạn diễn trẻ một thời đình đám, tuy họ không phải là những ngôi sao rực rỡ, nhưng cũng rất tài năng như Phượng Hoa (đoàn Thủ Đức), Xuân Lan (đoàn Long An), Lệ Trinh (Phước Chung), Thanh Thủy (nhà hát Trần Hữu Trang).

    Mỗi người tình qua vai diễn trên sân khấu là những hoài niệm tuyệt vời, anh coi đó như giấc mơ đẹp của chàng trai thích mộng mơ. Dẫu đã đoạt huy chương vàng qua vở diễn Sân khấu cuộc đời, nhưng huy chương bạc ở vở Nước mắt đen là Linh Cường nhớ nhất vì đó là lần đầu tiên đi thi mà hát vai phản diện...

    Bao nhiêu kỷ niệm đẹp ở sân khấu luôn đồng hành với anh trên suốt chặng đường băng đồng, vượt sông đi câu cá. Những lúc ngồi chờ cá cắn câu, những lớp diễn hay cùng những bạn diễn xinh đẹp ngày nào cứ hiển hiện ra, anh không bao giờ cô đơn dẫu một mình trên sông nước. Bất chợt có khi ngâm nga một câu hát rồi tự cười với mình mà quên rằng con cá đã cắn câu.
    Đăng Minh
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 5 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    DOHOANG (11-05-2014), Duongtonhu (10-05-2014), Giang Tiên (10-05-2014), MEM (10-05-2014), romeo (10-05-2014)

  9. MEM
    Avatar của MEM
    Những bài như vầy giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời nghệ thuật của các nghệ sĩ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (11-05-2014), romeo (12-05-2014)

  11. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Hội diễn SKCN năm 1995 tại TPHCM, ĐCL SG 1 dự hội diễn với vở NƯỚC MẮT ĐEN, với thành phần diễn viên Linh Cường - Kim Chi - Thanh Điền - Thiên Nga. Kết quả là hai nghệ sĩ Thanh Điền - Thiên Nga được trao HCV.

    Nữ NS Thanh Kim Huệ không tham gia Hội diễn năm đó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (11-05-2014), MEM (11-05-2014), romeo (12-05-2014)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Thiên Nga là nữ nghệ sĩ hát Mùa Tôm đó hả DH? Kể ra chị cũng là một nghệ sĩ tài năng nhưng thông tin về chị hơi bị ít. DH mở topic về chị Thiên Nga đi!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (11-05-2014), DOHOANG (11-05-2014), romeo (12-05-2014)

  15. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Bài viết về nữ NS Thiên Nga đã có rồi đây bầu già.

    http://diendan.cailuongso.com/showth...6744#post26744
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (13-05-2014), MEM (12-05-2014), romeo (12-05-2014)

ANH EM CHANNEL