ĐIỂM LẠI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG, CÓ KHÁ NHIỀU NGHỆ NHÂN TÀI TỬ VÀ NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN THẦN TƯỢNG GIỌNG CA ĐỆ NHẤT DANH CA- CỔ NSND ÚT TRÀ ÔN, NÊN HỌ CA THEO GIỌNG CA CỦA ÔNG, TRONG SỐ ĐÓ CÓ NGƯỜI THỰC SỰ THÀNH DANH, CÓ NGƯỜI ĐÃ ĐỂ LẠI NHIỀU DẤU ẤN MÀ ĐẬM NÉT NHẤT TRÊN SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG CHUYÊN NGHIỆP, CHÍNH LÀ NSUT PHƯƠNG QUANG.
BỞI VÌ NHIỀU GIỌNG KÉP TRÊN SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG MUỐN HỌC THEO HƠI CỦA NSND ÚT TRÀ ÔN VÀ BỘ NHỊP THÔNG THẠO NHƯ ÔNG KHÔNG PHẢI CHUYỆN DỄ.NSUT PHƯƠNG QUANG KHÔNG CHỈ BIỂU ĐẠT ĐƯỢC LÀN HƠI MÀ BỘ NHỊP CỦA ÔNG RẤT GIỐNG THẦN TƯỢNG CỦA MÌNH.
*Nếu nói anh thành danh từ sự bắt chước thần tượng anh sẽ nói điều gì?
-NSUT Phương Quang: Tôi không lẩn trốn điều này, vì ngay từ ngày đầu bước chân vào sàn diễn, tên tuổi cảu cậu mười Út Trà Ôn đã lừng lẫy. Thời đó tôi chỉ là một thanh niên tên Tô Văn Quang ( sinh năm 1942 tại Dĩ An- Sông Bé- nay thuộc tỉnh Bình Dương).
Ngay thời niên thiếu tôi yêu thích cải lương, mỗi khi gánh hát về Dĩ An là tôi thường hay đến rạp để xem hình nghệ sĩ và nghe ca Vọng cổ qua loa phóng thanh quảng cáo mỗi chiều. Có lần, tôi gặp NSUT Hoàng Giang về hát, ông đi xe hơi, mặc nguyên bộ com-lê trắng, tóc chảy xớt lên, tay cầm ống vố hút thuốc trông rất sang trọng. Một lần khác thì tôi gặp cậu mười Út Trà ôn đi xe hơi đến rạp. Đó là lần đầu tôi nhìn thấy thần tượng của mình…..
Cả hai nghệ sĩ này làm cho tôi có ước mơ thèm khát được trở thành nghệ sĩ, đó cũng là duyên cớ mà sau này tôi biến ước mơ thành hiện thực. Tôi tìm nghe những bài ca cổ của cậu mười để học ca theo. Chất giọng của tôi thiên bẩm đã rất giống cậu mười, chứ thật ra sự bắt chước chỉ là một phần nhỏ, nói đúng hơn là ảnh hưởng từ cách ngâm, luyến và bộ nhịp cùng cách sắp câu.
*Quá trình từ một khán giả nhỏ tuổi đến với ước mơ làm nghệ sĩ anh đã gặp những khó khăn nào?
- Khi trở thành một thanh niên thì tình hình chiến sự miền Nam bắt đầu căng thẳng, trong lúc đó tôi đã đến tuổi quân dịch (1960) nhưng tôi không muốn đi lính. Thế là tôi xuống Sài Gòn tìm nhạc sĩ Văn Còn, người cùng quê và là bà con dòng họ ở Phú Nhuận. Một thời gian tôi theo nhạc sĩ Văn Còn để phụ xách đờn cho ông, lúc ông đờn cho gành hát Thanh Minh.
Mỗi tối, tôi được ngời dưới dàn đờn, coi các vở như: Nửa đời hương phấn, Con gái chị hằng,….Từ lúc này, tôi càng mê cải lương hơn nữa và cứ mỗi lần xem hát lại ca theo đào kép. Tôi theo làm đệ tử nhạc sĩ Văn Còn, nhưng được xách đờn nhiều hơn là học ca, nên thời gian khá lâu mà nhịp nhàng chưa vững.
Một hôm tôi ca bài vọng cổ “ Tình hận thâm cung”, bài nổi tiếng của cậu mười Út Trà Ôn lúc bấy giờ, nhạc sĩ Văn Còn không khỏi ngạc nhiên là cách ca và làn hơi của tôi sao giống Út Trà Ôn…. Với kinh nghiệm của một nhạc sĩ dày dặn tay nghề, Văn Còn cho biết đay là một giọng ca vàng, mang âm hưởng của Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn.
Từ đó nhạc sĩ Văn Còn chăm chút hơn, truyền dạy nhịp nhàng bài bản, kỷ thuật ngâm cho tôi. Để thử sức mình sau thời gian rèn luyện, tôi tìm đến gánh Kim Thành, của bầu Nhuần mới thành lập để đầu quân và được nhận ngay. Sau đó gánh Kim Chưởng có đăng tuyển kép chánh, tôi đăng ký vào thi cùng với ba anh kép khác, nhưng kết quả một mình tôi trúng tuyển.
Thời đó vào đoàn mà tướng tá tôi thấp, da ngâm đen, quê mùa, nên tôi phải phấn đấu gấp 10 lần người khác. Khó khăn nhiều vì gánh Kim Chưởng nổi tiếng là lò luyện thép. Nghiêm khắc và căng thẳng lắm. Tôi đã cố gắng vượt qua.
*Sự nỗ lực của anh đã được đền bù, bằng chứng năm 1966, anh đã đoạt Huy chương vàn giải Thanh Tâm, với vai Kỳ Thanh Lang trong” Tình nào cho em”?
-Đúng, tôi đoạt giải cùng năm với NS Phượng Liên. Đó là một giải thưởng đầu tiên, vinh dự trong đời của một nghệ sĩ. Nó nhắc tôi nhớ đến những ngày đầu vào nghề khó nhọc, rồi nhắc tôi nhớ về một ước mơ cháy bỏng khi lần đàu diện kiến thần tượng. Sau này tôi kể điều đó với cậy mười Út Trà Ôn và chú ba Hoàng Giang. Hai ông cười và nói, tôi đã biết cách lách sự bắt chước để có cái của riêng mình, đó là việc đáng khen.
* Sau năm 1975 anh về cộng tác với người thầy cũ khi bà bầu Kim Chưởng lập gánh hát “ Tiếng hát Long Xuyên”. Anh còn nhớ đến giai đoạn này?
-Tôi có hàng chục vai chánh với nghệ sĩ Minh Trung, Kiều Minh Trang tạo thành một bộ ba rất ăn khách, nổi đình nổi đám nhất là vở “ Sự Tích Cây Uyên Ương” của tác giả Nguyên Thảo. Sau đó tôi trở về cộng tác với đoàn Sài Gòn 2 cùng với NSUT Thanh Tuấn tạo thành một cặp kép chánh khai trương Đoàn với vở “ Lỡ bước sang ngang” của tác giả Thu An- Hoàng Khâm.
Đến năm 1983, tôi về Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, có mặt trong những vở như : Hòn đảo Thần vệ Nữ, Tình yêu và lời đáp,Bên cạnh những nghệ sĩ tài năng nhất của sân khấu cải lương như : NSND Út Trà Ôn, NSUT Minh Phụng, Minh Vương, NSND Lệ Thuỷ, Bạch Tuyết, NSUT Thanh Sang, cố NS Út Hiền, NS Minh Cảnh.
Có lẽ giai đoạn này đáng ghi nhận nhất, vai mà được xem là đỉnh cao để đời từ sau ngày đất nước thống nhất là Vua Riêm trong vở : Nàng Xê Đa” của tác giả Lưu Quang Thuận- Lưu Quang Vũ, chuyển thể cải lương Thể Hà Vân, đạo diễn NSUT Đoàn Bá. Tôi nhớ giai đoạn diễn trên sân khấu Tiếng hát Long Xuyên.
Khi đó dù làm đào hát tỉnh nhưng cô bảy Kim Chưởng vẫn còn phong đọ lắm, tổ chức gánh hát rất quy cũ, diễn ở sân bãi nào cũng đông khán giả. Bà vẫn là “ anh hùng lưu diễn” đối với công chúng, vì đoàn hát của bà đi đến đâu cỏ không thể mọc nổi vì sức hút mãnh liệt của cá tuồng tích.
* Nhắc đến vai Vua Riêm, điều gì anh lưu giữ trong lòng về vai diễn để đời này?
-Khi Hội Đồng Nghệ Thuật của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang ( do NSUT Đoàn bá làm chủ tịch) quyết định chọn tối đóng vai vua Riêm cùng với NSUT thanh Vy ( vai Xê-Đa). Lúc đó trong nhà hát không ít lời ra tiếng vào bình phẩm về khả năng nghệ thuật và tỏ ra phản đối. Họ không tin tưởng đôi đào kép Phương Quang- Thanh Vy sẽ thành công.
Tuy nhiên, được sự ủng hộ động viên của NSUT Tấn Đạt và một số nghệ sĩ lão thành cốt cán khác cảu nhà hát, tôi nhận vai vua Riêm với tâm trạng vừa mừng, vừa lo buồn và mặc cảm. Bởi trước dư luận tác động làm cho tôi thiếu tự tin, nhưng vì lòng tự trọng của một nghệ sĩ, tôi cố gắng hoàn thành vai diễn của mình.
Và không những thành công mà còn là vai diễn để đời, được công chúng yêu mến. Hình tượng về nhân vật Vua Riêm- Phương Quang, nàng Xê Đa-Thanh Vy đã sáng chói trong giai đaạn này mà nhắc đến thời kỳ hưng thịnh của sân khấu cải lương cũng như giai đoạn phát triển nhất của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang thì phải nhắc đến vở Nàng Xê- Đa.
Theo thống kê của Nhà hát Trần Hữu Trang thì vở “ Nàng Xê Đa” có sức sống hơn 10 năm, chính thức ra mắt khán giả năm 1983 đến cuối năm 1993, hơn 1500 suất luôn đông kín khán giả. Vở “ Nàng Xê Đa” đã đưa tên tuổi của tôi và Thanh Vy đến đỉnh cao nghệ thuật của mình, mà còn in đậm dấu ấn như là huyền thoại trong thời kỳ vàng son của sân khấu cải lương Miền Nam.
Vở “ Nàng Xê- Đa” được tác giải phỏng theo nguyên tác “ Nàng Ti –Ta” từ câu chuyện dân gian của đất nước Chùa Tháp- Campuchia. Nội dung vở nói về sự đối lập giữa cái thiên- ác trong mỗi con người. Nhân vật Quỷ Riếp trong vở, có thể hiểu là sự hiện thân của cái ác, là nguyên nhân của mọi tội lỗi. Hắn muốn lôi kéo, xúi giục con người làm những việc phi đạo lý.
VỞ “ Nàng Xê-Đa”, ban đầu vua Riêm đã bị Quỷ Riếp làm mờ lý trí không nhận ra đâu là sự thật, nên ông vua bị ngu muội và sinh ra ghen tức với vợ mình là nàng Xê- Đa, ông cho là nàng không chung thuỷ, buộc Xê- Đa chứng minh sự trong sáng của mình bằng cách đưa nàng lên giàn hoả…
Có lẽ sự trong trắng của Xê- Đa đã làm động tới trời, nên đang lúc đốt lửa thiêu sống nàng thì đột ngột trời mưa làm tắt lửa giàn hoả. Xê Đa được chứng minh sự trong trắng và được vua Riêm sủng ái. Nhưng Quỷ Riếp không buông tha Riêm tìm cách tác động cách khác để Riêm ghen tức hơn. Xê-Đa tuy có thất vọng vì chồng mình cứ hà khắc và có thể những điều không may sẽ đến với nàng.
Vì thế, Xê- Đa bỏ trốn khỏi hoàng cung vào rừng sâu sống với các thú. Quỷ Riếp ngày càng có cơ hội làm cho vua Riêm ngu muội và mù quáng hơn. Tính nhân văn sâu sắc cảu câu chuyện này đã làm cho khán giả xúc động và yếu mến. Giá trị nhân văn của tác phẩm cho đến hôm nay vẫn còn sức lay động lòng người.
** NSUT Phương Quang đã say mê và thần tượng giọng ca của NSND Út Trà Ôn. Anh cho biết vì mê giọng ca mà theo cải lương. Có lẽ, vì quá ảnh hưởng hơi- giọng của ông Út, thêm vào đó NSUT phương Quang đã dày công tôi luyện, nên thoáng nghe khi ca, thì thấy hơi-giọng của NSUT Phương Quang khá giống với ông Út về nhiều yếu tố.
Nhưng nghe kỹ sẽ thấy sự khác nhau rất rõ, đó là yếu tố xử lý kỹ thuật: ngân giọng, buông hơi, sắp văn, chẻ nhịp,…Mỗi yếu tố như thế có nét giống nhau từ 70-90%; có nét na ná 60%; để đánh giá tỷ lệ này, theo các nhà chuyên môn căn cứ cơ sở ngữ âm học và vật lý ấm nhạc.
Âm “ vàng: trong ca từ” tên Vàng” xuống “ Hò” câu 1 của bài “ Đài hoa dâng Bác”, NSND Út Trà Ôn buông hơi ở chữ “ tên”, rồi “ hơ, ơ…” xuống giọng “ vàng” nghe âm lực đầy đặn, trọng âm nhấn thanh huyền rõ, khiến người nghe cảm tưởng âm giọng hùng mạnh hơn.
Cùng kỹ thuật như vậy, NSUT Phương Quang nhấn chữ “ tên” xuống hò chữ “ vàng” khác với NSND Út Trà Ôn. Kiểu “ hơ, ơ…” của Phương Quang ngắn hơn, hoạ âm ngang nhiều bổng ít hơn trung và trầm; trọng âm rơi xuống chữ “ vàng” nghe yếu hơn, nhẹ hơn, vì trọng âm lực bị phân tán từ lúc ngân chữ “ tên”.
Nét khác biệt nữa là nhấn trọng âm dấu sắc và dấu hỏi của Phương Quang có phần trẻ trung, sinh động, âm lượng bộc lộ đều đều, không bổng lên như ông Út. Đặc biệt, sự tre trung và kiểu ngân ngang nhiều hoạ âm, nên khi xuống “ Xề” độ trầm của Phương Quang nghe rền hơn độ trầm của ông Út…Do vậy chất giọng ngọt và mùi mẫn của NSUT Phương Quang có nhiều âm hưởng không kém thần tượng của mình.
Chú giỏi quá! Thích nhất 2 điểm: bắt chước thần tượng nhưng biết cách lách để tạo dấu ấn riêng; đã biến áp lực, mặc cảm khi được phân vai Vua Riêm trước sự phản đối và bàn ra của nhiều tên tuổi đồng nghiệp để làm động lực tạo nên một vở diễn Nàng Xê Đa để đời.
Ở TUỔI VỀ CHIỀU, ANH ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỌC SÁCH, NGHE ĐÀI VÀ CHIÊM NGHIỆM NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỜI SỐNG. CÓ LẦN SANG THĂM ANH, TÔI NHÌN THẤY MỘT CHÒNG KỊCH BẢN MÀ ANH NGỒI ĐỌC. ANH NÓI: “ TÔI ĐỌC NHỮNG KỊCH BẢN NÀY LẦN ĐẦU TỪ 30 NĂM TRƯỚC, RỒI CŨNG NGẦN ẤY THỜI GIAN TÔI ĐỌC ĐI ĐỌC LẠI CŨNG HƠN NỬA CHỤC LẦN. MỖI LẦN ĐỌC, TOI LẠI THẤY THÊM NHỮNG TIA SÁNG MỚI TỪ KHUNG CỬA HẸP LÒNG TÔI. KHUNG CỬA ĐÓ BỚT HẸP DẦN ĐI KHI TÔI ĐỌC LẠI NHỮNG: ÁNH LỬA RỪNG KHUYA, LÔI VŨ, TIẾNG SÓNG RẠCH RẦM, TẦN NƯƠNG THẤT…”
*Nếu thế giới chúng ta mỗi khung cửa hẹp lòng người được mở ra thêm vài centimet có lẽ cuộc đời sẽ an lành và nhân hậu hơn, anh có nghĩ như vậy không?
- Tôi không ủng hộ sự rùm beng kêu gọi giúp NSUT Nguyễn Chánh Tín trả nợ sau sự việc làm ăn thua lỗ của anh. Nhưng cũng phản đối việc thị phi, lên án anh. Có gì đó rất hẹp đối với một người vừa té ngựa. Chúng ta không đưa tay kéo anh ta lên đã là một sự hẹp rồi, cần gì phải xô anh ta thêm một lần nữa?!
Khung cửa nhà mình sẽ bớt hẹp đi, ánh sáng sẽ lùa vào càng nhiều, nó sẽ soi sáng dần những góc khuất, lôi những con vi khuẩn đang sinh soi trong bóng tối ẩm thấp ra ánh sáng. Trang Tử có nói: “ Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biển trời. Trời thì hằng năm có xuân hạ thu đông, hàng năm còn có buổi sáng, buổi tối, ta nhìn thấy mà biết được.
Đến như người ta thì có kẻ ngoài rõ như cẩn hậu mà trong thật kiêu căng, có kẻ trông rõ thật tài giỏi mà ngoài coi ra ngu độn, có kẻ rõ như vững vàng thư thái mà trong cuống rỗi nóng nảy. Tâm tính bên trong, diện mạo bên ngoài trái nhau khó lường như thế.Cho nên quân tử dùng người cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần để xem lòng kính, sai làm nhiều việc để xem cái tài.
Hỏi lúc vội vàng để xem cái trí, hẹn cho ngặt ngày để xem có tín, uỷ cho tiền của để xem có nhân, giao cho việc nguy biến để xem có tiết, cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, cho ở chỗ phiền tạp để xem thần sắc. Xem người đại khái như vậy, thì hoạ mới có thể biết được người”. Tôi đọc đi đọc lại, đúng chính xác như thế.
*Phải chăng đời sống của người nghệ sĩ về chiều cần Sống chậm?
- Tôi lại hỏi càng lớn người ta càng ít kiên nhẫn để theo đuổi một mối tình nên lúc trẻ chúng ta thường vội vàng sống, vội vàng yêu? Càng ngày, chúng ta càng làm mòn đi giá trị của tình yêu bởi những lời yêu hời hợt, bởi những cuộc hẹn hò chóng vánh, bởi những lời hứa mông lung và những cái kết chẳng còn chút dư vị nào.
Tôi đọc kịch bản Tần Nương thất, hai anh Hà Triều, Hoa Phượng viết rất hay, những mảng đối đáp giữa cô Tần và con trai nuôi của ông chồng già mà cô đã từng chung sống cực kỳ triết lý. Đảnh đã dạy cho cô Tần yêu bằng sự Sống chậm. Chúng ta yêu như để cho có người yêu, để bằng bạn bằng bè, để đỡ cô đơn, đỡ buồn tủi, đỡ hiu hắt.
Chúng ta bước từ tình yêu này đến tình yêu khác một cách nhẹ nhàng, không vướng bận, không ràng buộc nhưng dường như không mặn mà. Càng chóng vánh, vết thương càng sâu. Càng nhạt nhoà, những mối tình đi qua càng không thể để lại một điều gì cả.
Và đọc kịch bản Tần Nương Thất để thấy “ hãy cứ yêu chầm chậm thôi…” nó đồng nghĩa với việc sống chậm.Không riêng gì nghệ sĩ chúng tôi đâu mà những ngành nghề khác cũng đều vậy, càng có tuổi càng thấy mình phải chính chắn hơn.
* Nếu tình yêu vừa mang đến cho ta một vết cứa sâu hoắm, hãy từ từ đẻ chữa lành những đau thương ấy, đừng tìm vội một người để lấp đầy chỗ trống? Xem ra câu chuyện của cô Tần và anh Đảnh có đúng với lời khuyên đó?
- Tuồng này tôi đóng vai Đệ, vai của cậu Mười Út Trà Ôn. Kịch bản hay vì vai diễn của chúng tôi đều hay. Vai Tần của chị Bạch Tuyết là một số phận muốn nhanh chóng xoa dịu nỗi đau bằng cách nhận lời yêu khác và rồi khi gặp Đảnh- vai của anh Thanh Sang, thì cô chợt hiểu ra hãy cứ yêu chầm chậm thôi.
Dành thời gian suy nghĩ về mối tình đã đi qua, những sai lầm vấp phải, những nuối tiếc cho những ngọt ngào bỗng dung tan vỡ. Nếu tình yêu lặng yên trong những lời thầm kín, hãy cứ yêu chầm chậm thôi, để mỗi ngày đi qua nhìn nụ cười người ấy cũng trở thành hạnh phúc, nhìn những niềm vui của ngườit a cũng hoá của mình, những giọt nước mắt lăn cũng thành nỗi đau khó tả.
Cứ chầm chậm thôi để biết tình cảm mình dành cho người ấy đến đâu, là thật lòng hay chỉ là cảm xúc thoáng qua. Đôi lúc tình yêu không đến ồn ào và rưc rỡ như một cơn mưa pháo hoa, mà chỉ là một bước chân thật khẽ qua thềm… Vai ông Đệ của tôi là sự chiếm đoạt, sự tàn ác đới với cả người thân của mình.
Nếu tình yêu còn chưa cập bến trái tim, hãy cứ bình thản và chờ đợi. Nhưng ông Đệ thì muốn cướp lấy nó, nên ông gặp phải bi kịch. Qua câu chuyện này, tác gỉa đã khéo kéo khuyên đừng thúc ép bản thân phải gắn bó với một nửa không phải của mình. Cứ đợi một tình yêu chầm chậm, để cảm nhận đủ trọn vẹn cuộc sống độc thân, cuộc sống của riêng mình. Yêu chầm chậm thôi, để cuối cùng ta sẽ gặp một tình yêu.
Một người mà ta và họ đều muốn dừng lại. Đó là tình yêu với một người ta muốn thức dậy cùng mỗi sáng. Không phải vì khi thức dậy người ấy sẽ chuẩn bị cho ta một bữa cơm ngon cùng nụ cười toả nắng, không phải vì ta biết người đó có một ngôi nhà lớn, một tài khoản đủ lo cho ta, một công việc ổn định và tặng ta nhiều món quà đắt giá. Không phải vì tình yêu của người đó lớn hơn bất kỳ một thứ gì khác trên thế giới này.
*Anh suy nghĩ gì về câu nói: “Ta dừng lại bởi người đó là người mà khi ở cạnh ta thấy mình muốn nhỏ bé, là người làm ta thấy mình đủ và cố gắng để làm tất cả cho niềm vui của người ấy”?
- Vậy là yêu đến mù quáng rồi. Là người mà ta luôn cảm thấy thiếu vắng khi họ không ở bên. Là người làm ta rơi nước mắt mỗi lần quên bẵng đi một cuộc hẹn, một món quà dù chỉ là nho nhỏ. Tình yêu đó chính là tuổi mới lớn. Nghệ sĩ chúng tôi trải qua nhiều cung bậc của tình yêu, nên hiểu và nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề sâu xa của trái tim.
Người đó là người có nhiều khuyết điểm, là người mắc nhiều sai lầm và làm ta tổ thương. Là người mà ta sẽ luôn tha thứ cho những lỗi lầm họ mắc phải. Là người mà ta muốn nhìn thấy khi thức dậy, và mở cửa cho ta lúc chiều tà. Tất cả đều là vì yêu mà nhìn thấy toàn một màu hồng.
Nhưng đến một độ tuổi nào đó khi quyết định cưới làm vợ, chấp nhận người đó là chồng chẳng hạn, thì người ta muốn già đi cùng họ, yếu mềm và mạnh mẽ trướch ọ, đau khổ hay hạnh phúc không cần giấu diếm. Ta không biết tình yêu ấy tồn tại đến bao lâu, có lẽ cũng chẳnglaà mãi lãi. Rất có thể một ngày tình yêu sẽ không ở lại.
Nhưng thôi kệ đi, hãy yêu chầm chậm cho đến khi mắt mờ chân run, đến khi cả hai cùng móm mém, dựa vào nhau cũng thấy hạnh phúc ngập đày… Đó là những lời khuyên của tôi, một người đã từngy êu nhiều, đau nhiều trên dàn diễn và đau nhiều với các số phận nhân vật trên sân khấu.
*Còn đối với sự nghiệp sân khấu, anh sẽ dành lời khuyên nào cho lớp trẻ đến với nghệ thuật?
-Những ngày này khi giải thưởng uy tín Trần Hữu Trang được tổ chức, thì tôi lại muốn khuyên các banj trẻ đang đến với nghệ thuật là hãy nhìn nhận cho thật kỹ, nhân tài là tố chất cá biệt, nổi trội và thuộc về cá nhân, tự có và nổ lực mới có. Với nghề diễn viên sân khấu cải lương thì sắc chưa đủ mà phải có thanh.
Có giọng ca trước đã, thiên phú thì mới rèn luyện, còn ca đam hơi, thì bó tay. Một số người cho rằng ngày xưa thế hệ chúng tôi học qua cánh gà, qua sự truyền nghề không bằng ngày nay các em học qua trường lớp. Trên thực tế thì nhà trường là nơi dạy em cái NGHỀ chứ không dạy em cái TÀI.
Còn thời chúng tôi thì phải chấp nhạn bắt chước cái Tài cảu these hệ cô chú, anh chị, rồi tự thân tìm ra cái riêng cho kình. Nếu em nào nghĩ bao nhiêu người bước ra từ nhà trường đều là bấy nhiêu NHÂN TÀI thì em cần một cái tát tai để tỉnh táo lại.
Chưa làm gì nhiều thì khoan vội ta thán hay cay đắng đả kích những khó khăn cuả nghề: "Tôi nhận thấy một số em yêu cái hào quang của sân khấu, của tên tuổi nghệ sĩ chứ đau có yêu nghề. Các em thích hận đời vì tham vọng khô đạt tới và rồi không phải đời bội bạc các em mà do các em bội bạc nghề nên sinh ra chuyện than hận.
Trên thực tế thế giới nghệ thuật là vô cùng, phải tỉnh táo để biết mình là ai, đang đứng ở đâu, khả năng mình tới đau thì đứng ở vị trí đó. Còn nếu không muốn nhạt nhoà thì tự thân phát huy để có gam màu khác nổi bậc hơn. Hãy tập đi chứ đừng có tập chạy.
Nhìn lại 58 HCV đã qua, thì có nhiều em rơi rụng là do nóng vội, do hoàn cảnh sống và sự mưu sinh, nhưng đùng vì vậy mà rời bỏ trận mạc rèn luyện nghề, trong muôn vàn khó khăn mình vươn lên được để trụ với nghề đó là một điều may mắn. Tôi nhớ hoài cố NS Kiều Hoa, chị có một số đệ tử đi ca quán, có sắc vóc, có tài năng nhưng cứ bị lạc lối, chị nói “ tụi nhỏ làm mình thất vọng quá anh Quang.
Mình muốn nó đi đường này dù chậm nhưng sẽ chắc, còn nó thì muốn đi đường tắt”. Tôi còn nhớ một lần cậy mười Út Trà Ôn gửi gắm: “ Ê, Quang. Tao có thác đi mày lo cho con Phượng!”. Tôi dạ, cậu yên tâm, con xem Bích Phượng như một đứa em ruột. Thế rồi Bích Phương đi hát ca nhạc mang âm hưởng dân ca. “ Chết cha”. Sao tui có thể cưu mang cô bé này, vì tôi là dân cải lương.
Nhưng rồi có lúc Phượng quay về với sàn diễn cải lương, hai an hem lại ca bài của cậu mười đã từng ca “ Núm ruột quê hương”, rồi lại khóc như mưa vì nhớ cậu. Nghề chọn mình thì các em chịu khó nhìn lại con đường mình đi, đừng có quá nôn nóng mà lạc hướng, đó là lời khuyên của tôi.